Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

2.4 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Bài 1 trang 16 SBT Lịch Sử 8Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

Câu 1 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ

A. đạt đến thời kì thịnh trị của chế độ phong kiến.

B. bước vào thời kì suy thoái.

C. bước vào thời kì xây dựng đất nước.

D. được thành lập.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Câu 2 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Năm 1527, nhà Mạc được thành lập nhưng chỉ quản lí được một phần lãnh thổ nhà Lê. Đó là khu vực

A. kinh đô Thăng Long và vùng phụ cận.

B. biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn.

C. từ Ninh Bình trở ra phía bắc.

D. Hải Dương, Kinh Bắc.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Câu 3 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Năm 1558 đã diễn ra sự kiện

A. Nguyễn Kim bị đầu độc chết, vua Lê trao quyền hành cho Trịnh Kiểm.

B. Nguyễn Phúc Nguyên tỏ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

C. xung đột Trịnh - Nguyễn chính thức bùng nổ.

D. Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, từng bước xây dựng thế lực.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Câu 4 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Sự kiện nào đã đánh dấu việc họ Trịnh thâu tóm toàn bộ quyền hành của vua Lê?

A. Năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long.

B. Năm 1599, Trịnh Tùng xưng vương, lập vương phủ.

C. Năm 1672, xung đột Trịnh - Nguyễn chấm dứt.

D. Năm 1677, Triều Mạc chấm dứt.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

Câu 5 trang 16 SBT Lịch Sử 8: Quốc hiệu Đại Việt được chính quyền nào sử dụng?

A. Chính quyền Đàng Trong và Đàng Ngoài.

B. Chính quyền vua Lê.

C. Chính quyền vua Lê - chúa Trịnh.

D. Chính quyền chúa Nguyễn.

Lời giải:

Đáp án đúng là A

Bài 2 trang 17 SBT Lịch Sử 8Hoàn thành sơ đồ thời gian về các sự kiện tiêu biểu của cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh.

Hoàn thành sơ đồ thời gian về các sự kiện tiêu biểu của cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh

Lời giải:

(*) HS điền các thông tin sau vào sơ đồ:

- 1527: Mạc Đăng Dung lên ngôi vua, lập ra nhà Mạc

- 1545: Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm.

- 1558: Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

- 1592: Nam triều chiếm được Thăng Long, nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng.

- 1627: Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ

- 1672: Chính quyền Lê – Trịnh và Nguyễn tạm giảng hòa, hai bên tạm giảng hòa, lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước.

- 1677: triều Mạc chấm dứt.

Bài 3 trang 17 SBT Lịch Sử 8Quan sát các hình 4.1, 4.2, em hãy:

Câu 1 trang 17 SBT Lịch Sử 8: Điền các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây vào ô trống trong hai bức hình cho phù hợp.

vua Lê

chúa Trịnh

các vị quan

quân túc vệ trong phiên gác

quân lính

đội tấu nhạc

người hầu

 

Điền các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây vào ô trống trong hai bức hình cho phù hợp

Lời giải:

- Bức tranh số 1: Buổi thiết triều trong cung vua Lê

Điền các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây vào ô trống trong hai bức hình cho phù hợp

Bức tranh số 2: buổi chầu ở phủ chúa Trịnh

Điền các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây vào ô trống trong hai bức hình cho phù hợp

Câu 2 trang 17 SBT Lịch Sử 8: Cho biết quyền lực thực sự của chính quyền Đàng Ngoài thuộc về “cung vua” hay “phủ chúa”. Chi tiết nào trong bức tranh thể hiện điều đó? Tại sao?

Lời giải:

Quyền lực thực sự của chính quyền ở Đàng Ngoài thuộc về “phủ chúa”. Điều này được thể hiện ở các chi tiết:

+ Trong buổi thiết triều, vua Lê chỉ xem biểu diễn ca múa, không bàn các vấn đề quốc gia đại sự.

+ Tại phủ Chúa, quan báo cáo các công việc của đất nước để chúa xem xét, phê chuẩn.

Bài 4 trang 19 SBT Lịch Sử 8Sưu tầm thêm thông tin, em hãy hoàn thiện thẻ nhớ về Đào Duy Từ vào bảng sau

Sưu tầm thêm thông tin, em hãy hoàn thiện thẻ nhớ về Đào Duy Từ vào bảng sau

Lời giải:

Nhân vật Đào Duy Từ

- Tiểu sử:

+ Đào Duy Từ (tên tự là Lộc Khê) sinh năm Nhâm Thân (1572) tại làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay là xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa). Cha là Đào Tá Hán, làm Quản giáp ca vũ trong cung đình đời Lê Anh tông (1557-1573), được thăng chức Linh quan, tước Xuân Bảng bá.

+ Ông là nhà quân sự và nhà văn hoá, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên

- Các tác phẩm tiêu biểu: Hổ trướng khu cơ (về quân sự); Ngọc long cương vãn (về văn học)

- Công lao: giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ nghiệp ở Đàng Trong

- Công trình kiến trúc tiêu biểu: Lũy Thầy

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Bài 8: Phong trào Tây Sơn

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn

1. Sự ra đời của Vương triều Mạc

- Nhà Lê trải qua một thời kỳ thịnh trị, nhưng suy thoái từ đầu thế kỉ XVI.

- Nhiều nơi dân chúng khởi nghĩa chống lại triều đình.

- Mạc Đăng Dung, võ quan trong triều, tiêu diệt đối lập, thâu tóm quyền hành.

- Năm 1527, phế truất vua Lê Cung Hoàng, lật đổ triều Lê sơ, lên ngôi vua.

- Triều Mạc được thành lập, đóng đô ở Thăng Long, gọi là Bắc triều.

2. Các cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn

a) Xung đột Nam – Bắc triều

- Nhiều cựu thần nhà Lê không chấp nhận vị trí chính thống của nhà Mạc nên Bắc triều chỉ quản lí khu vực Ninh Bình trở ra phía bắc.

- Năm 1533, võ quan Nguyễn Kim đưa Lê Duy Ninh lên làm vua nhân danh “phù Lê diệt Mạc” đối đầu với nhà Mạc => Nam triều.

- Nam - Bắc triều xung đột -> vùng Thanh - Nghệ trở thành chiến trường với hơn 40 trận đánh trong hơn nửa thế kỉ.

- Năm 1592, Nam triều chiếm Thăng Long, triều đình nhà Mạc phải chạy lên Cao Bằng.

- Năm 1677, triều Mạc chấm dứt.

b) Trịnh – Nguyễn phân tranh

- Năm 1545, trong cuộc chiến Nam - Bắc triều, Nguyễn Kim bị đầu độc chết,  vua Lê trao binh quyền cho con rể Trịnh Kiểm tiếp tục cuộc chiến chống lại nhà Mạc.

- Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hoá, từ đó họ Nguyễn xây dựng thế lực, mở rộng đất đai về phương Nam.

- Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh. Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627.

3. Hệ quả xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

- Hơn 100 năm xung đột tương tàn, nhân dân khốn khổ, đặc biệt ở vùng xảy ra chiến sự.

- Trịnh Tùng lập vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê, thâu tóm toàn bộ quyền hành, vua Lê chỉ còn là con rối trong tay họ Trịnh.

- Xung đột Trịnh - Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỉ dẫn đến chia cắt đất nước, sông Gianh trở thành ranh giới chia cắt đất nước vào năm 1672.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn (ảnh 1)- Đàng Trong và Đàng Ngoài được cai trị bởi con cháu họ Nguyễn và họ Trịnh, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn" và "vua Lê - chúa Trịnh".

- Lãnh thổ Đàng Trong được mở rộng, góp phần chấm dứt thời kì khủng hoảng, tạo điều kiện cho Đại Việt tiến đến thống nhất giai đoạn sau đó - thế kỉ XVIII - XIX.

Đánh giá

0

0 đánh giá