Sách bài tập Lịch sử 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch sử 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Bài 1 trang 13 SBT Lịch Sử 8Quan sát lược đồ dưới đây, em hãy:

Câu 1 trang 13 SBT Lịch Sử 8: Tô màu trên lược đồ các khu vực là thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á.

Lời giải:

HS quan sát và tô màu theo lược đồ sau:

Tô màu trên lược đồ các khu vực là thuộc địa của Anh ở Đông Nam Á

Câu 2 trang 13 SBT Lịch Sử 8: Khoanh tròn trên lược đồ khu vực xảy ra các cuộc khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô và Nguyễn Trung Trực bằng hai màu khác nhau.

Lời giải:

Khoanh tròn trên lược đồ khu vực xảy ra các cuộc khởi nghĩa của Đi-pô-nê-gô-rô và Nguyễn Trung Trực bằng hai màu khác nhau

Bài 2 trang 14 SBT Lịch Sử 8Em hãy nối các dữ liệu ở cột A với các dữ liệu ở cột B cho phù hợp.

Em hãy nối các dữ liệu ở cột A với các dữ liệu ở cột B cho phù hợp

Lời giải:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-D

2-A

3-B

4-C

Bài 3 trang 14 SBT Lịch Sử 8Hình 3.2 dưới đây là tranh vẽ pháo đài được thực dân Hà Lan xây vào thế kỉ XVII trên đảo Xa-pa-rua (Saparua) thuộc quần đảo hương liệu Ma-lu-ku (Maluku) của In-đô-nê-xi-a. Pháo đài này do Công ty Đông Ấn Hà Lan xây dựng vào giữa thế kỉ XVII. Quan sát hình, em hãy thực hiện các yêu cầu.

Câu 1 trang 14 SBT Lịch Sử 8: 1. Điền các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây vào ô trống trong bức hình cho phù hợp.

Xa-pa-rua

Công ty Đông Ấn

Hà Lan

Để ngăn chặn sự kháng cự của nhân dân trên đảo

 

sống nhờ vào cây hương liệu

Lời giải:

- Cây hương liệu: đinh hương, quế, nhục đậu khấu, hạt tiêu,…

- Cờ: Hà Lan

- Pháo đài: để ngăn chặn sự kháng cự của người dân trên đảo

- Thuyền: công ty Đông Ấn

- Người dân: sống nhờ vào cây hương liệu

- Quân lính: ngăn chặn sự kháng cự của người dân trên đảo

Câu 2 trang 14 SBT Lịch Sử 8: Trả lời các câu hỏi sau:

- Cây hương liệu trồng trên đảo sẽ được mang đi đâu?

- Người dân đảo Xa-pa-rua có được tự do quyết định giá cả của hương liệu không? Tại sao?

- Người dân trên đảo có hài lòng với công ty Đông Ấn Hà Lan không? Tại sao?

Lời giải:

- Cây hương liệu trồng trên đảo sẽ được mang về châu Âu để buôn bán.

- Người dân đảo Xa-pa-rua không được tự do quyết định giá cả của hương liệu, vì: việc buôn bán và quyết định giá cả hương liệu thuộc về công ty Đông Ấn của Hà Lan

- Người dân trên đảo không hào lòng với công ty Đông Ấn, vì: công ty thu mua hương liệu của người dân với mức giá thấp, không tương xứng với giá trị của hương liệu,…

Xem thêm các bài giải Sách bài tập Lịch sử lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Bài 4: Xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh Nguyễn

Bài 5: Quá trình khai phá vùng đất phía Nam của người Việt từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII

Bài 6: Kinh tế, văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI - XVIII

Bài 7: Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 3: Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

1. Quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á

- Các nước tư bản phương Tây đã đến Đông Nam Á sau các cuộc phát kiến địa lí, với vùng đất giàu nguyên liệu và có vị trí quan trọng cho giao thương trên biển.

- Bồ Đào Nha chiếm vương quốc Ma-lắc-ca vào năm 1511, mở đầu cho quá trình xâm chiếm và thuộc địa hóa của Đông Nam Á.

- Thực dân phương Tây xâm chiếm các quốc gia Đông Nam Á bằng nhiều cách thức khác nhau, trừ nước Xiêm giữ độc lập mặc dù chịu nhiều lệ thuộc về chính trị, kinh tế vào Anh và Pháp.

2. Tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây

a) Tình hình chính trị

- Chính quyền thực dân chia thuộc địa thành các đơn vị hành chính, tạo chia rẽ dân tộc và tạo khoảng cách giữa các quốc gia.

- Triều đình phong kiến đầu hàng, phụ thuộc vào chính quyền thực dân.

- Quan chức thực dân cai trị trực tiếp ở trung ương và cử người bản xứ cai quản ở địa phương.

Lý thuyết Lịch sử 8 Bài 3 (Chân trời sáng tạo): Tình hình Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX (ảnh 1)b) Tình hình kinh tế

- Chính quyền thực dân thực hiện chính sách cướp đoạt ruộng đất.

- Nhiều đồn điền thực dân xuất hiện ở Đông Nam Á.

- Các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng được chú trọng đầu tư.

- Hoạt động khai thác khoáng sản được đẩy mạnh.

- Xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ, bến cảng để phục vụ khai thác thuộc địa.

c) Tình hình xã hội, văn hóa

- Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á phá vỡ trật tự xã hội truyền thống và áp đặt nền thống trị mới mang đậm màu sắc kì thị "ngu dân chủng tộc".

- Xã hội phân hoá với sự xuất hiện của tầng lớp mới như tư sản dân tộc, trí thức mới, tiểu tư sản và công nhân.

- Văn hoá phương Tây du nhập vào Đông Nam Á với công trình kiến trúc, nghệ thuật và truyền bá tôn giáo, luật pháp, giáo dục để phục vụ nền cai trị của thực dân.

3. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

- Quá trình đấu tranh chống thực dân phương Tây ở Đông Nam Á khác nhau về thời điểm và hình thức, nhưng cùng mục đích chống lại ách cai trị bất công của thực dân.

- Nhân dân Ban-đa chống công ty Đông Ấn Hà Lan vào thế kỉ XVII.

- Cuộc khởi nghĩa của Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô chống thực dân Hà Lan vào đầu thế kỉ XIX.

- Làn sóng đấu tranh chống Pháp ở Nam Kỳ diễn ra sau khi Pháp đánh chiếm vào thế kỉ XIX.

- Nhân dân Mi-an-ma chống thực dân Anh từ năm 1824 đến năm 1896.

Đánh giá

0

0 đánh giá