Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25 (Kết nối tri thức 2024): Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

6 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Video giải Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

1. Địa lí ngành lâm nghiệp 

a. Vai trò

- Cung cấp lâm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội (gỗ, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu ngành giấy…)

- Bảo tồn đa dạng sinh học, chống xói mòn, điều tiết nước, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai.

- Tạo nguồn thu nhập, giải quyết việc làm, đặc biệt người dân vùng núi

- Góp phần đảm bảo phát triển bền vững

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vai trò của lâm nghiệp

b. Đặc điểm

- Chu kì sinh trưởng dài và phát triển chậm

- Hoạt động lâm nghiệp gồm trồng rừng, khai thác lâm sản, bảo vệ, bảo tồn hệ sinh thái rừng, khai thác tái tạo rừng

- Sản xuất lâm nghiệp diễn ra trong không gian rộng và trên địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng

c. Hoạt động trồng rừng và khai thác rừng

- Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng giúp tái tạo tài nguyên rừng và bảo vệ môi trường

- Sản lượng gỗ khai thác hàng năm có xu hướng tăng nhưng không đều

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

 Sản lượng gỗ tròn của thế giới giai đoạn 1980 - 2019

- Các quốc gia có diện tích rừng trồng nhiều nhất: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Hoa Kì

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ diện tích rừng trên thế giới và sản lượng gỗ tròn một số nước, năm 2019

2. Địa lí ngành thủy sản

a. Vai trò

- Đóng vai trò vào GDP ngày càng lớn

- Cung cấp chất đạm dễ tiêu hóa cho con người, cung cấp nguyên tố vi lượng dễ hấp thụ và có lợi cho sức khỏe

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, mặt hàng xuất khẩu có giá trị

- Thức ăn cho ngành chăn nuôi

b. Đặc điểm

- Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc vào nguồn nước và khí hậu

- Áp dụng công nghệ, sản xuất theo choỗi giá trị, góp phần nâng cao hiệu quả, truy xuất nguồn gốc sản phẩm

- Sản xuất thủy sản bao gồm các hoạt động khai thác và nuôi trồng, vừa có tính chất của ngành sản xuất nông nghiệp vừa có tính chất sản xuất công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

c. Hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản

- Khai thác thủy sản:

+ Là hoạt động đánh bắt các loài thủy sản, chủ yếu ở biển và đại dương, nơi có các ngư trường lớn.

Khai thác chủ yếu ở: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Ấn Độ, Liên Bang Nga…

- Nuôi trồng thủy sản:

+ Được chú trọng phát triển và có xu hướng ngày càng tăngNuôi ở vùng nước mặn, nước lợ, nước ngọt với hình thức nuôi ngày càng phát triển và hiện đại

Nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ sản lượng thủy sản của một số nước trên thế giới năm 2019

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Câu 1. Nhận định nào sau đây không phải vai trò của rừng?

A. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

B. Là lá phổi xanh của Trái Đất.

C. Điều hòa nước ở trên mặt đất.

D. Cung cấp lương thực, tinh bột.

Đáp án: D

Giải thích:

Rừng có vai trò rất quan trọng, góp phần:

- Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

- Là lá phổi xanh của trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.

- Cung cấp lâm sản, đặc sản, dược liệu...

Câu 2. Đối tượng của ngành lâm nghiệp là

A. đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

B. phân bố không gian rộng lớn và chủ yếu ở vùng núi.

C. tiến hành trên quy mô rộng, hoạt động ở ngoài trời.

D. các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài và chậm.

Đáp án: D

Giải thích: Đối tượng của ngành lâm nghiệp là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, chậm và thường phân bố trên không gian rộng lớn. Vì vậy, trong quá trình khai thác cần chú ý đến thời gian để rừng phục hồi trở lại.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới?

A. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường.

B. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng.

C. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiên.

D. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng.

Đáp án: C

Giải thích: Trồng rừng có ý nghĩa quan trọng không chỉ để tái tạo nguồn tài nguyên rừng mà còn góp phần bảo vệ môi trường. Diện tích rừng trồng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất đồng thời cũng có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì,...

Câu 4. Những nước nào sau đây có ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển?

A. Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập.

B. Hoa Kì, Ca-na-đa, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a.

C. Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Cam-pu-chia.

D. Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, Đức.

Đáp án: A

Giải thích: Các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Ai Cập, Na Uy, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á,...

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của thế giới hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng do

A. chiến tranh xảy ra nhiều nơi.

B. khai thác quá mức, cháy rừng.

C. thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

D. các thiên tai thiên nhiên nhiều.

Đáp án: B

Giải thích: Nguyên nhân tài nguyên rừng của thế giới hiện nay bị suy giảm nghiêm trọng chủ yếu là do con người khai thác quá mức và cháy rừng xảy ra ở nhiều nước.

Câu 6. Ngành lâm nghiệp gồm có các hoạt động nào sau đây?

A. Bảo vệ rừng, trồng cây gỗ lớn và khai thác gỗ tròn.

B. Khai thác rừng tự nhiên, trồng và bảo vệ rừng trồng.

C. Trồng rừng sản xuất, bảo vệ rừng đặc dụng, phòng hộ.

D. Trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

Đáp án: D

Giải thích: Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

Câu 7. Những nước nào sau đây có ngành đánh bắt thuỷ sản phát triển?

A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, LB Đức.

B. Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Cam-pu-chia.

C. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Ấn Độ.

D. Hoa Kì, Ca-na-đa, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a.

Đáp án: C

Giải thích: Các quốc gia có sản lượng đánh bắt lớn nhất năm 2019 là: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Nhật Bản, Việt Nam,...

Câu 8. Do con người khai thác quá mức nên hiên nay tài nguyên rừng trên thế giới đang xảy ra tình trạng nào dưới đây?

A. Rừng tự nhiên tăng lên.

B. Suy giảm nghiêm trọng.

C. Đang dần được khôi phục.

D. Chất lượng rừng nghèo.

Đáp án: B

Giải thích: Trên thế giới, diện tích rừng đang suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu do con người tàn phá, khai thác quá mức.

Câu 9. Quốc gia nào sau đây không có diện tích rừng trồng vào loại lớn nhất thế giới?

A. Bra-xin.

B. Ấn Độ.

C. LB Nga.

D. Trung Quốc.

Đáp án: A

Giải thích: Diện tích rừng trồng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất đồng thời cũng có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì,...

Câu 10. Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là

A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, LB Nga.

B. Hoa Kì, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Cam-pu-chia.

C. Hoa Kì, Ca-na-đa, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a.

D. Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kì.

Đáp án: D

Giải thích: Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kì, Ấn Độ,...

Câu 11. Những nước nào sau đây có diện tích rừng trồng vào loại lớn nhất trên thế giới?

A. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Đan Mạch.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì.

C. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Bra-xin.

D. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản.

Đáp án: B

Giải thích: Diện tích rừng trồng trên toàn thế giới ngày càng được mở rộng. Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn nhất đồng thời cũng có sản lượng gỗ khai thác lớn nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì,...

Câu 12. Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ

A. tạo nhiều việc làm, thu nhập và sinh kế cho người dân.

B. các hoạt động trồng, bảo vệ và khoanh nuôi rừng tốt.

C. ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ.

D. góp phần bảo vệ môi trường, các quốc gia quan tâm.

Đáp án: C

Giải thích: Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ.

Câu 13. Ngành lâm nghiệp không có hoạt động nào sau đây?

A. Tái chế gỗ.

B. Bảo vệ rừng.

C. Trồng rừng.

D. Khai thác gỗ.

Đáp án: A

Giải thích: Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác.

Câu 14. Loại rừng trồng nào sau đây hiện nay có diện tích lớn hơn cả?

A. Sản xuất.

B. Đặc dụng.

C. Phòng hộ.

D. Khác.

Đáp án: A

Giải thích: Loại rừng trồng hiện nay có diện tích lớn hơn cả là rừng sản xuất. Ở một số quốc gia, rừng trồng đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng để phục vụ cho ngành công nghiệp gỗ, lấy củi, phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học,...

Câu 15. Châu Á là châu lục nuôi trồng chủ yếu thuỷ sản

A. nước lợ.

B. nước ngọt.

C. nước mặn.

D. nước sông.

Đáp án: B

Giải thích: Châu Á là châu lục nuôi trồng thuỷ sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thuỷ sản nước lợ và nước mặn.

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá