Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24 (Kết nối tri thức 2024): Địa lí ngành nông nghiệp

6.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Video giải Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

a. Vai trò

- Tạo việc làm, ổn định cuộc sống

- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người

- Cơ sở thức ăn cho ngành chăn nuôi

- Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Vai trò của ngành trồng trọt

b. Đặc điểm

- Phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên

- Chia thành các nhóm: Cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả…

-  Công tác bảo quản đòi hỏi đầu tư công nghệ

- Ngày càng gắn chặt với sự phát triển của khoa học công nghệ

c. Sự phân bố một số loại cây trồng chính

- Cây lương thực: Lúa gạo (phân bố nơi có khí hậu nóng ẩm, đất phù sa), cây lúa mì (nơi có khí hậu ấm, khô, đất màu mỡ), cây ngô (dễ thích nghi, đặc biệt nơi đất ẩm, nhiều mùn)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố cây lương thực

- Cây công nghiệp:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố cây công nghiệp

Cây công nghiệp phân loại theo công dụng:

- Cây lấy đường: Mía, củ cải đường

- Cây lấy sợi: Bông, đay…

- Cây lấy nhựa: Cao su

- Cây lấy dầu: Đậu tương, lạc…

- Cây lấy chất kích thích: Cà phê, chè, ca cao…

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cây công nghiệp hàng năm

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Cây công nghiệp lâu năm

2. Ngành chăn nuôi

a. Vai trò

- Cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người

- Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng

- Chăn nuôi thúc đẩy trồng trọt phát triển

- Tạo mặt hàng xuất khẩu

- Mắt xích quan trọng phát triển nền nông nghiệp bền vững

b. Đặc điểm

- Phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn

- Tuân theo các quy luật sinh học

- Hình thành 3 hình thức chăn nuôi khác nhau: Chăn nuôi tự nhiên (chăn thả), chăn nuôi công nghiệp (trang trại hiện đại), chăn nuôi sinh thái (Điều kiện tự nhiên nhưng do con người tạo ra)

- Là ngành sản xuất cho nhiều sản phẩm cùng lúc

- Áp dụng công nghệ tiên tiến, kĩ thuật gen và liên kết chặt chẽ với công nghiệp chế biến

c. Sự phân bố một số vật nuôi chính

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới

- Trâu chủ yếu ở Châu Á, Châu Phi

- Bò: Bắc Mĩ, bờ đông Nam Mĩ, Châu Phi, Tây Âu, đông Trung Quốc

- Lợn: Châu Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Trung Mĩ, bờ đông Nam Mĩ

- Gia cầm: Hoa Kì, Đông Á, Châu Âu, Đông Nam Á

- Dê: Châu Phi, Châu Đại Dương, Mông Cổ, Trung Quốc

- Cừu: Nam Á, Trung Á, Mông Cổ, Châu Âu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Chăn cừu ở Mông Cổ

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Câu 1. Loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới là

A. lợn.

B. dê.

C. bò.

D. trâu.

Đáp án: C

Giải thích: Bò loài gia súc được nuôi phổ biến để lấy thịt và lấy sữa trên thế giới hiện nay. Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kì, Pa-ki-xtan, Trung Quốc,...

Câu 2. Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi

A. sản phẩm của ngành thuỷ sản.

B. sản phẩm của ngành trồng cây công nghiệp.

C. các đồng cỏ tự nhiên.

D. sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.

Đáp án: D

Giải thích: Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi sản phẩm của ngành trồng cây lương thực.

Câu 3. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào

A. kinh nghiệm trong sản xuất.

B. giống cây trồng, vật nuôi nhiều.

C. công nghiệp chế biến thức ăn.

D. điều kiện khí hậu, nguồn nước.

Đáp án: C

Giải thích: Hiện nay, cơ sở nguồn thức ăn chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ cải tạo đồng cỏ tự nhiên, phát triển cỏ trồng, nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp,...

Câu 4. Lợn thường được nuôi nhiều ở các vùng

A. trung du và miền núi, các vùng có dân số thưa.

B. trọng điểm công nghiệp, các khu vực ven biển.

C. xung quanh nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

D. thâm canh lương thực và vùng ngoại thành.

Đáp án: D

Giải thích: Lợn thường được nuôi nhiều ở các vùng thâm canh lương thực và vùng ngoại thành do có nguồn thức ăn dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam.

Câu 5. Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp không phải là do

A. cơ sở thức ăn không ổn định.

B. cơ sở vật chất - kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế.

C. thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng.

D. công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Ở các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong nông nghiệp là do cơ sở thức ăn không ổn định, cơ sở vật chất - kĩ thuật, dịch vụ chăn nuôi hạn chế và công nghiệp chế biến chưa thật phát triển.

Câu 6. Các vật nuôi nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?

A. Bò, lợn, dê.

B. Lợn, cừu, dê.

C. Trâu, dê, cừu.

D. Gà, lợn, cừu.

Đáp án: B

Giải thích:

Gia súc nhỏ gồm có dê, cừu, lợn.

- Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...

- Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ,...

- Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kì, Tây Ban Nha, Việt Nam.

Câu 7. Loại nào sau đây thuộc gia súc lớn?

A. Dê.

B. Lợn.

C. Trâu.

D. Cừu.

Đáp án: C

Giải thích: Gia súc lớn gồm có trâu, bò, ngựa. Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a,...

Câu 8. Loài vật nuôi quan trọng nhất trong nhóm gia cầm là

A. vịt.

B. gà.

C. ngan.

D. chim cút.

Đáp án: B

Giải thích: Loài vật nuôi quan trọng nhất trong nhóm gia cầm là gà. Vật nuôi này có mặt ở tất cả các nước trên thế giới để cung cấp thịt, trứng cho bữa ăn hằng ngày, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

Câu99. Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào

A. cơ sở thức ăn.

B. thị trường tiêu thụ.

C. con giống.

D. hình thức chăn nuôi.

Đáp án: A

Giải thích: Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở thức ăn. Hiện nay, cơ sở nguồn thức ăn chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ cải tạo đồng cỏ tự nhiên, phát triển cỏ trồng, nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp,...

Câu 10. Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là

A. chăn nuôi công nghiệp.

B. chăn nuôi chuồng trại.

C. chăn nuôi nửa chuồng trại.

D. chăn thả.

Đáp án: A

Giải thích: Hình thức chăn nuôi phù hợp với nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp là chăn nuôi công nghiệp. Trong nền nông nghiệp hiện đại, hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến và phát triển theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, trứng, nguyên liệu cho ngành dệt may,...).

Câu 11. Vai trò nào sau đây không phải của ngành chăn nuôi?

A. Làm nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

B. Cung cấp cho con người các sản phẩm có dinh dưỡng.

C. Đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm cho con người.

D. Cung cấp sức kéo và phân bón cho ngành trồng trọt.

Đáp án: C

Giải thích:

Vai trò của ngành chăn nuôi là

- Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cao cho con người.

- Sản phẩm ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất tiêu dùng. 

- Ngành chăn nuôi phát triển sẽ thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị, tăng GDP của đất nước.

- Là một mắt xích quan trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững.

Câu 12. Loại nào sau đây thuộc gia súc nhỏ?

A. Trâu.

B. Gà.

C. Dê.

D. Bò.

Đáp án: C

Giải thích: Gia súc nhỏ gồm có dê, cừu, lợn. Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...

Câu 13. Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

A. chăn thả.

B. tập trung công nghiệp.

C. chuồng trại.

D. bán chuồng trại.

Đáp án: B

Giải thích: Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là tập trung công nghiệp.

Câu 14. Loại vật nuôi có mặt ở khắp nơi trên thế giới là

A. Gà.

B. Cừu.

C. Lợn.

D. Bò.

Đáp án: A

Giải thích: Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.

Câu 15. Phát biểu nào sau đây không đúng với các thay đổi của chăn nuôi trong nền nông nghiệp hiện đại?

A. Từ nửa chuồng trại, chuồng trại đến công nghiệp.

B. Từ chăn thả sang nửa chuồng trại rồi chuồng trại.

C. Từ lấy thịt, sữa, trứng đến lấy sức kéo, phân bón.

D. Từ đa canh, độc canh tiến đến chuyên môn hoá.

Đáp án: C

Giải thích: Hình thức chăn nuôi trên thế giới khá đa dạng như chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại, chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp. Trong nền nông nghiệp hiện đại, hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến và phát triển theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, trứng, nguyên liệu cho ngành dệt may,...).

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 23: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 25: Địa lí ngành lâm nghiệp và ngành thủy sản

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 26: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, một số vấn đề phát triển nông nghiệp hiện đại trên thế giới và định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Đánh giá

0

0 đánh giá