Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.
Địa lí lớp 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Video giải Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp - Kết nối tri thức
A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
1. Vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp
a. Vai trò
- Đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác động toàn diện tới sản xuất và đời sống:
+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm năng cao chất lượng cuộc sống.
+ Là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận dân cư
+ Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế, đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.
Các sản phẩm của công nghiệp
b. Đặc điểm
- Gắn liền với sử dụng máy móc và khoa học công nghệ.
- Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa rất cao.
- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn lượng thải ra môi trường nhiều.
Công nghiệp thải khí thải ra môi trường
- Có tính linh động về mặt phân bố theo không gian.
- Nền công nghiệp hiện đại, gắn với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
c. Cơ cấu ngành công nghiệp
- Dựa vào tính chất tác động:
+ Công nghiệp khai thác: Khai thác tài nguyên thiên nhiên (Khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
+ Công nghiệp chế biến: Các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của công nghiệp
a. Nhân tố bên trong
- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, khoáng sản…) ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp.
- Điều kiện kinh tế xã hội mang tính quyết định:
+ Dân cư và lao động: Đảm bảo nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ.
+ Trình độ khoa học công nghệ: Giúp công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành ngành mới, thay đổi trong phân bố.
+ Nguồn vốn và thị trường: làm công nghiệp thay đổi cơ cấu và phân bố.
+ Chính sách: hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ của ngành công nghiệp.
Áp dụng khoa học công nghệ trong công nghiệp
b. Nhân tố bên ngoài: Tạo sức mạnh, điều kiện phát triển, phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt giai đoạn ban đầu.
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Câu 1. Khoáng sản không chi phối sự phát triển công nghiệp về mặt
A. xây dựng công trình.
B. phân bố xí nghiệp.
C. cơ cấu sản xuất.
D. quy mô sản xuất.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn tài nguyên khoáng sản ảnh hưởng đến cơ cấu, quy mô phát triển và phân bố ngành công nghiệp.
Câu 2. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chai thành hai nhóm chính là
A. công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
B. công nghiệp chế tạo và công nghiệp hóa chất.
C. công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
D. công nghiệp sản xuất và công nghiệp chế biến.
Đáp án: C
Giải thích: Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, sản xuất công nghiệp được chai thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
Câu 3. Yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp và khu chế xuất là
A. Khoáng sản.
B. Vị trí địa lí.
C. Nguồn nước.
D. Khí hậu.
Đáp án: B
Giải thích: Vị trí địa lí là nhân tố thường ảnh hưởng đến sự lựa chọn và phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp, như vị trí tiếp giáp biển, các đầu mối giao thông, các mỏ khoáng sản, các đô thị,...
Câu 4. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, công nghiệp được chia ra thành hai nhóm chính là
A. nặng (A) và nhẹ (B).
B. khai thác và nặng (A).
C. khai thác và chế biến.
D. chế biến và nhẹ (B).
Đáp án: C
Giải thích: Có những cách khác nhau để phân loại cơ cấu ngành công nghiệp. Theo tính chất tác động đến đối tượng lao động, ngành công nghiệp được chia thành hai nhóm chính là công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
Câu 5. Tác động to lớn của tiến bộ khoa học kĩ thuật đối với phát triển công nghiệp không phải là làm
A. thay đổi việc khai thác tài nguyên.
B. biến đổi rất mạnh mẽ môi trường.
C. thay đổi quy luật phân bố sản xuất.
D. nhiều ngành công nghiệp mới ra đời.
Đáp án: B
Giải thích:Tác động to lớn của tiến bộ khoa học kĩ thuật đối với phát triển công nghiệp là làm thay đổi quy luật phân bố sản xuất (trước kia công nghiệp phân bố chủ yếu ở đồng bằng, ven biển; ngày nay ngành công nghiệp phân bố cả ở trung du, miền núi, hải đảo,…), thay đổi việc khai thác tài nguyên và xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới ra đời.
Câu 6. Các ngành công nghiệp nào sau đây phải gắn với đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề?
A. Dệt - may, kĩ thuật điện, hóa dầu, luyện kim màu.
B. Kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác.
C. Da - giày, điện tử - tin học, vật liệu xây dựng.
D. Thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí chính xác.
Đáp án: B
Giải thích: Các ngành công nghiệp phải gắn với đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề là hoạt động của ngành công nghiệp kĩ thuật điện, điện tử - tin học và cơ khí chính xác.
Câu 7. Tính đa dạng của khí hậu và sinh vật có liên quan nhiều đến ngành công nghiệp
A. hàng tiêu dùng.
B. dệt, may.
C. chế biến thực phẩm.
D. khai khoáng.
Đáp án: C
Giải thích: Tính đa dạng của khí hậu và sinh vật có liên quan nhiều đến ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Câu 8. Tài nguyên biển không có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công nghiệp
A. đóng và sửa chữa tàu.
B. hóa chất.
C. khai thác dầu khí.
D. lọc dầu.
Đáp án: B
Giải thích: Tài nguyên biển có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của công nghiệp khai thác dầu khí, lọc dầu, đóng và sửa chữa tàu. Những nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp này trực tiếp hoặc gián tiếp được cung cấp chủ yếu từ biển.
Câu 9. Hoạt động công nghiệp nào sau đây đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao?
A. Thực phẩm.
B. Dệt - may.
C. Hóa dầu.
D. Giày - da.
Đáp án: C
Giải thích: Các nhóm ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, giày da, thực phẩm, hàng tiêu dùng, chế biến,…) cần số lượng nhân công lớn, giá rẻ, không yêu cầu cao về tay nghề, trình độ chuyên môn. Còn ngành công nghiệp hóa dầu đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
Câu 10. Sản xuất công nghiệp khác biệt với sản xuất nông nghiệp ở
A. sự phân tán về không gian.
B. tính chất tập trung cao độ.
C. sự phụ thuộc vào tự nhiên.
D. có bao gồm nhiều ngành.
Đáp án: B
Giải thích: Sản xuất công nghiệp khác biệt với sản xuất nông nghiệp ở tính chất tập trung cao độ, mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa cao.
Câu 11. Nguồn nước là điều kiện quan trọng cho sự phân bố các xí nghiệp của ngành
A. luyện kim đen, dệt, nhuộm.
B. điện tử - tin học, tiêu dùng.
C. vật liệu xây dựng, tiêu dùng.
D. lọc dầu, đóng tàu, nhuộm.
Đáp án: A
Giải thích: Nguồn nước là điều kiện quan trọng cho sự phân bố các xí nghiệp của ngành luyện kim đen, dệt và nhuộm. Những ngành này trong quá trình sản xuất cần đến nhiều nước.
Câu 12. Tính chất tập trung của sản xuất công nghiệp là trên một diện tích nhất định, không phải
A. thu hút nhiều người lao động.
B. xây dựng nhiều xí nghiệp.
C. tạo khối lượng lớn sản phẩm.
D. dùng nhiều kĩ thuật sản xuất.
Đáp án: D
Giải thích: Tính chất tập trung của sản xuất công nghiệp là trên một diện tích nhất định thể hiện ở việc xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều người lao động và tạo khối lượng lớn sản phẩm.
Câu 13. Quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là
A. công nghiệp hóa.
B. cơ giới hóa.
C. hiện đại hóa.
D. tự động hóa.
Đáp án: A
Giải thích: Quá trình chuyển dịch từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang một nền kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp được gọi là công nghiệp hóa.
Câu 14. Tác động mạnh mẽ của thị trường đến phát triển công nghiệp không phải là về
A. khai thác và sử dụng tài nguyên.
B. quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp.
C. quy mô sản xuất các loại hàng hóa.
D. hướng chuyên môn hóa sản xuất.
Đáp án: A
Giải thích: Tác động mạnh mẽ của thị trường đến phát triển công nghiệp là về hướng chuyên môn hóa sản xuất, quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp và quy mô sản xuất các loại hàng hóa.
Câu 15. Hoạt động công nghiệp nào sau đây không cần nhiều lao động?
A. Dệt - may.
B. Thuỷ điện.
C. Giày - da.
D. Thực phẩm.
Đáp án: B
Giải thích: Các nhóm ngành công nghiệp nhẹ (dệt may, giày da, thực phẩm, hàng tiêu dùng, chế biến,…) cần số lượng nhân công lớn, giá rẻ, không yêu cầu cao về tay nghề, trình độ chuyên môn. Còn ngành công nghiệp thủy điện cần ít nhân công nhưng chủ yếu là công nhân có tay nghề, chuyên môn kĩ thuật.
Bài giảng Địa lí 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Kết nối tri thức
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp