Lý thuyết Địa lí 7 Bài 20 (Cánh diều 2024): Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

4.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.

Địa lí lớp 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

Video giải Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương - Cánh diều

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

I. Vị trí địa lí và phạm vị châu Đại Dương

1. Các bộ phận của châu Đại Dương

- Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.

- Hệ thống các đảo, quần đảo: nhóm đảo núi lửa Mê-la-nê-di, nhóm đảo san hô Mi-crô-nê-di, nhóm đảo núi lửa và san hô Pô-li-nê-di, quần đảo Niu Di-len.

2. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a

- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam.

- Có đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ, tiếp giáp Ấn Độ Dương  và các biển của Thái Bình Dương.

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất thế giới.

Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương

II. Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Ô- xtrây-li-a

1. Đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo

- Quần đảo Niu Di-len và nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn so với các đảo và quần đảo san hô.

- Các đảo và quần dảo của châu Đại Dương không giàu có về tài nguyên khoáng sản.

- Khí hậu:

+ Quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương

+ Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm quanh năm và điều hòa

- Trên các đảo, quần đảo hình thành rừng xích đạo, rừng mưa nhiệt đới.

- Biển nhiệt đới có nguồn lợi hải sản phong phú và là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng.

2. Đặc điểm thiên nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a

a. Địa hình và khoáng sản

- Gồm ba khu vực địa hình: vùng núi phía đông, vùng núi cao nguyên phía tây, vùng đất thấp trung tâm.

+ Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.

+ Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn: Hoang mạc Lớn, Vic-to-ria Lớn, Ghip-sơn.

+ Vùng  đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây- Đac-linh ở phía nam.

- Có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú: than, dầu mỏ, khí đốt, vàng,…

b. Khí hậu

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.

- Đại bộ phận lãnh thổ phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc

- Khí hậu nhiệt đới phân bố ở phía bắc của lục địa.

- Khí hậu cận nhiệt đới phân bố ở phía nam lục địa

- Khí hậu ôn đới phân bố ở phía đông nam của lục địa.

Bản đồ khí hậu lục địa Ô-xtrây-li-a

c. Tài nguyên sinh vật

- Tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.

+ Một số loài động vật tiêu biểu là thú có túi, thú mỏ vịt, đà điểu

+ Một số loài thực vật đặc hữu: bạch đàn, keo hoan vàng, tràm, ngân hoa…

Gấu túi

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

Câu 1. Cảnh quan tự nhiên nào phổ biến trên các đảo và quần đảo châu Đại Dương?

A. Rừng lá kim và rừng lá rộng.

B. Rừng thưa khô rụng và đồng cỏ.

C. Rừng nhiệt đới và thảo nguyên.

D. Rừng xích đạo hoặc rừng mưa nhiệt đới.

Đáp án: D

Giải thích:

- Trên các đảo và quần đảo hình thành rừng xích đạo hoặc rừng mưa nhiệt đới (SGK trang 143)

Câu 2. Các đảo và quần đảo châu Đại Dương có những thế mạnh gì?

A. Khoáng sản và sinh vật.

B. Hải sản và du lịch.

C. Sinh vật và hải sản.

D. Khoáng sản và du lịch.

Đáp án: B

Giải thích:

- Biển nhiệt đới có nguồn lợi hải sản phong phú và là tài nguyên du lịch quan trọng (SGK trang 143)

Câu 3. Địa hình lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm những khu vực địa hình nào?

A. Vùng núi phía đông, vùng cao nguyên phía tây, và vùng đất thấp trung tâm.

B. Vùng núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên phía đông.

C. Gồm một khối cao nguyên khổng lồ với độ cao trung bình 750m.

D. Vùng trung tâm là núi cao, phía bắc là đồng bằng, dãy núi trẻ phía nam.

Đáp án: A

Giải thích:

- Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm ba khu vực địa chính: vùng núi phía đông, vùng cao nguyên phía tây và vùng đất thấp trung tâm (SGK trang 144)

Câu 4. Đâu là đặc điểm của khí hậu lục địa Ô-xtrây-li-a?

A. Khí hậu nóng, ẩm. mưa nhiều.

B. Khí hậu phân hóa theo bắc - nam và theo độ cao.

C. Khí hậu khô hạn.

D. Khí hậu lạnh và khô hạn.

Đáp án: A

Giải thích:

- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn (SGK trang 145)

Câu 5. Khí hậu hoang mạc của lục địa Ô-xtrây-li-a tập trung chủ yếu ở đâu?

A. Phía bắc.

B. Phía nam.

C. Phía đông nam.

D. Phía tây và trung tâm.

Đáp án: D

Giải thích:

- Đại bộ phận lãnh thổ ở phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc (SGK trang)

Câu 6. Châu đại dương bao gồm những bộ phận nào?

A. Hệ thống các đảo và quần đảo.

B. Lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo.

C. Lục địa Ô-xtrây-li-a và quần đảo Niu-di-len.

D. Quần đảo Niu Di-len và quần đảo san hô Mi-crô-nê-di.

Đáp án: B

Giải thích:

Câu 7. Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu nào?

A. Bán cầu Nam.

B. Bán cầu Bắc.

C. Bán cầu Đông.

D. Bán cầu Tây.

Đáp án: A

Giải thích:

- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam (SGK trang 142)

Câu 8. Lục địa Ô-xtrây-li-a tiếp giáp với những đại dương nào?

A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

B. Bắc Đại Dương và Đại Tây Dương.

C. Thái Bình Dương và Nam Đại Dương.

D. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

Đáp án: A

Giải thích:

Lục địa Ô-xtrây-li-a tiếp giáp với Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương (SGK trang 142)

Câu 9. Quần đảo Mê-la-nê-di thuộc nhóm quần đảo nào của châu Đại Dương?

A. Đảo san hô.

B. Đảo lục địa.

C. Đảo núi lửa.

D. Đảo ven bờ.

Đáp án: C

Giải thích:

- Hệ thống các đảo và quần đảo bao gồm: nhóm đảo núi lửa Mê-la-nê-di (SGK trang 142)

Câu 10. Đặc điểm thiên nhiên nào không phải của các đảo và quần đảo của châu Đại Dương?

A. Khí hậu nóng ẩm quanh năm.

B. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

C. Địa hình cao, hiểm trở, đồ sộ.

D. Quần đảo Niu Di len và nhóm đảo núi lửa có địa hình cao.

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm thiên nhiên của các đảo và quần đảo châu Đại Dương

+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm

+ Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn

+ Quần đảo Niu Di len và nhóm đảo núi lửa có địa hình cao

( SGK trang 143)

Câu 11. Tại sao ở phía tây và trung tâm lục địa Ô-xtrây-li-a lại có khí hậu hoang mạc?

A. Ảnh hưởng dòng biển lạnh.

B. Lãnh thổ rộng lớn.

C. Tác động áp cao chí tuyến và dòng biển lạnh.

D. Nằm dọc đường chí tuyến Nam và dòng biển nóng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Đại bộ phận lãnh thổ ở phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc do tác động của áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a. (SGK trang 145)

Câu 12. Vì sao Ô-xtrây-li-a có nhiều tài nguyên sinh vật đặc hữu, quý hiếm?

A. Nằm cách biệt với các châu lục khác.

B. Khí hậu khô hạn.

C. Nhiều đảo và quần đảo.

D. Nhiều rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới.

Đáp án: A

Giải thích:

Lục địa Ô-xtrây-li-a có hệ thực vật và động vật độc đáo do cách biệt với phần còn lại của thế giới. Hầu hết các loài động vật hoang dã của lục địa Ô-xtrây-li-a không được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới (SGK trang 145)

Câu 13. Dựa vào lược đồ khí hậu lục địa Ô-xtrây-li-a khí hậu nhiệt đới phân bố chủ yếu ở đâu?

Trắc nghiệm Địa Lí 7 Bài 20 (có đáp án): Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương - Cánh diều (ảnh 1)

A. Phía tây và trung tâm lục địa.

B. Phía bắc lục địa.

C. Phía nam lục địa.

D. Phía đông nam của lục địa.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khí hậu nhiệt đới phân bố ở phía bắc của lục địa. ( SGK trang 143)

Câu 14. Một số loài động vật đặc hữu nào tiêu biểu ở lục địa Ô-xtrây-li-a?

A. Gấu trắng, chim cánh cụt.

B. Thú mỏ vịt, thú có túi, đà điểu.

C. Cá voi xanh, hải cẩu.

D. Hổ, voi, cá sấu.

Đáp án: B

Giải thích:

Một số loài động vật tiêu biểu là: thú có túi, thú mỏ vịt và đà điều (SGK trang 145)

Câu 15. Vùng núi phía đông lục địa Ô-xtrây-li-a có đặc điểm địa hình như thế nào?

A. Gồm dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.

B. Gồm các hoang mạc lớn: Hoang mạc Lớn. Vic-to-ri-a Lớn và Ghip-sơn.

C. Gồm bồn địa Ac-tê-dia Lớn và châu thổ sông Mơ-rây.

D. Gồm chuỗi đồng bằng rộng lớn, bằng phẳng.

Đáp án: A

Giải thích:

Vùng núi phía đông lục địa có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Đặc điểm dân cư xã hội Trung và Nam Mỹ

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a

Bài 22: Châu Nam Cực

Chủ đề 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá