Lý thuyết Địa lí 7 Chủ đề 1 (Cánh diều 2024): Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI

5.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Chủ đề 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.

Địa lí lớp 7 Chủ đề 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI

A. Lý thuyết Địa lí 7 Chủ đề 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI

I. Nguyên nhân và điều kiện các cuộc phát kiến địa lí

1. Nguyên nhân

- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới từ cuối thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVI, thương nhân Tây Âu đẩy mạnh trao đổi buôn bán với các nước châu Á

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán truyền thống giữ châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên việc đi lại gặp nhiều khó khăn, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã đi tìm những con đường mới sang châu Á.

2. Điều kiện tiền đề

-Đến thế kỉ XV, các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, về Trái Đất, vẽ được nhiều bản đồ…

- Kĩ thuật đóng tàu có những tiến bộ mới.

- La bàn được sử dụng trong khi di chuyển trên biển

Tàu Ca-ra-ven

II. Một số cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI

- Phát kiến địa lí của C. Cô-lôm-bô

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô bắt đầu cuộc hành trình của mình với ba con tàu, ông đã đến một số đảo thuộc vùng biển Ca-ri-bê, khi trở về ông được phong làm Phó vương Ấn Độ.

Bốn hành trình sang châu Mỹ của  C.Cô-lôm-bô

+ Việc C.Cô-lôm-bô phát hiện ra châu Mỹ là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại.

- Phát kiến địa lí của Ph. Ma-gien-lăng

+Tháng 9-1519, Ph. Ma-gien-lăng cùng 270 thủy thủ thực hiện hành trình đi về phía tây  để tìm đường sang châu Á với năm con tàu. Đoàn tàu của ông đi vòng qua điểm cực Nam châu Mỹ tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương, đến quần đảo Phi-lip-pin trong một trận giao tranh với thổ dân, Ph. Ma-gien-lăng đã bị giết chết.

+ Các thủ thủy đoàn tiếp tục lên đường và trở về Tây Ban Nha vào tháng 6-1522

Đoàn thám hiểm của Ph. Ma-gien-lăng lênh đênh trên biển

+ Ph. Ma-gien-lăng là người thực hiện  chuyến đi đầu tiên vòng quanh Trái Đất bằng đường biển. Ông là người phát hiện ra eo biển cực Nam của châu Mỹ và đặt tên biển Thái Bình Dương.

III. Tác động của các đại phát kiến địa lí

1. Tác động tích cực

- Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển; mở rộng thị thường; thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa Đông – Tây

- Góp phần khẳng định Trái Đất hình cầu; đem lại những hiểu biết về những vùng đất mới, tuyến đường mới…

- Thúc đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến châu Âu, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

2. Tác động tiêu cực

- Làm nảy sinh quá trình biến những vùng đất mới thành thuộc địa, cướp bóc và buôn bán nô lệ  cho nhân dân dân các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ La-tinh.

Thực dân châu Âu buôn bán nô lệ (tranh vẽ)

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Chủ đề 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI

Đang cập nhật.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a

Bài 22: Châu Nam Cực

Chủ đề 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại

Đánh giá

0

0 đánh giá