Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.
Địa lí lớp 7 Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a
Video giải Địa lí 7 Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a - Cánh diều
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a
I. Đặc điểm dân cư của Ô-xtrây-li-a
- Từ thế kỉ XVIII, Ô-xtrây-li-a trở thành đất nước của những người nhập cư từ châu Âu và châu Á. Năm 2019, người bản địa chiếm 3% dân cư.
- Dân số không đông, tỉ lệ gia tăng và mật độ dân số thấp, năm 2019 có khoảng 25 triệu người, tỉ lệ gia tăng dân số 0,9%, mật độ dân số 3 người/km2.
- Mức độ đô thị hóa cao với tỉ lệ dân đô thị khoảng 86%.
Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị ở Ô-xtrây-li-a
II. Một số vấn đề về lịch sử và văn hóa độc đáo của Ô-xtrây-li-a
1. Một số vấn đề về lịch sử
- Ô-xtrây-li-a được người Hà Lan phát hiện năm 1606, sau đó Vương quốc Anh đã đưa tù nhân và di dân đến định cư, khai phá Ô-xtrây-li-a.
- Năm 1788, Anh thiết lập chế độ thuộc địa tại Ô-xtrây-li-a.
- Năm 1901, Ô-xtrây-li-a giành độc lập. Ô-xtrây-li-a thuộc Khối Thịnh vượng Anh, người đứng đầu nhà nước là Nữ hoàng Anh thông qua đại diện Toàn quyền Ô-xtrây-li-a.
2. Văn hóa độc đáo
- Có di văn hóa độc đáo từ người dân bản địa.
- Các dòng nhập cư đã mang đến những đặc điểm văn hóa của họ, sự chung sống hòa huyết giữa người bản địa và người nhập cư đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng.
III. Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở Ô-xtrây-li-a
1. Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
- Phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc dựa trên các đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất bán khô hạn
Chăn nuôi gia súc ở Ô-xtrây-li-a
- Vùng duyên hải phía bắc và phía đông chủ yếu được sử dụng để phát triển rừng và trồng rừng
- Một phần nhỏ diên tích lãnh thổ trồng cây công nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả.
2. Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước
- Khai thác tài nguyên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước ngầm để sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
- Để gia tăng nguồn nước cung cấp xây dựng các đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển
3. Khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản
- Phát triển công nghiệp khai thác dựa trên nguồn khoáng sản phong phú
- Trước nguy cơ suy giảm tài nguyên và ô nhiễm môi trường, Ô-xtrây-li-a đã giảm tốc độ khai thác khoáng sản.
Mỏ quặng sắt ở Ô-xtrây-li-a
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a
Câu 1. Tài nguyên nước của Ô- xtrây-li-a được khai thác chính ở đâu?
A. Nguồn nước mặt, nước ngầm.
B. Nguồn ngước mưa, băng tan.
C. Nguồn nước ngầm, nước từ sông và hồ.
D. Nguồn nước từ biển và đại dương.
Đáp án: A
Giải thích:
- Ô- xtrây-li-a khai thác tài nguyên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nước ngầm (SGK trang 149)
Câu 2. Khoáng sản nào được sử dụng chủ yếu để xuất khẩu?
A. Đồng, vàng, bô-xít, u-ra-ni-um.
B. Dầu mỏ, khí đốt, sắt và vàng.
C. Than, dầu mỏ, khí đốt và đá quý.
D. Ni-ken, vàng, dầu mỏ, khí đốt.
Đáp án: C
Giải thích:
- Phần lớn than, dầu mỏ, khí đốt và đá quý được xuất khẩu (SGK trang 149)
Câu 3. Để gia tăng nguồn cung cấp nước các quốc gia ở Ô- xtrây-li-a có những biện pháp gì?
A. Tiến hành thau chua, rửa mặt.
B. Xây dựng các đập và hồ trữ nước mưa, các nhà máy xử lí nước.
C. Khai thác các nguồn nước ngầm.
D. Xây dựng các bể chứa nước mưa.
Đáp án: B
Giải thích:
- Để gia tăng nguồn cung cấp nước Ô- xtrây-li-a đã xâu dụng các đập và hồ trữ nước mưa , các nhà máy xử lí nước đã qua sử dụng và khử muối từ nước biển (SGK trang 149)
Câu 4. Trong những năm gần đây việc khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản diễn ra như thế nào?
A. Đẩy mạnh khai thác khoáng sản.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu khoáng sản.
C. Giảm tốc độ khai thác khoáng sản.
D. Đẩy mạnh nhập khẩu khoáng sản.
Đáp án: C
Giải thích:
- Ô- xtrây-li-a đã giảm tốc độ khai thác khoáng sản trong những năm gần đây (SGK trang 149).
Câu 5. Tại sao diện tích hoang mạc hóa ở Ô- xtrây-li-a đang mở rộng?
A. Cháy rừng.
B. Khai thác rừng quá mức.
C. Hạn hán.
D. Chăn thả gia súc quá mức, hạn hán, cháy rừng.
Đáp án: D
Giải thích:
- Ô- xtrây-li-a đang áp dụng các biện pháp khắc phục hiện tượng hoang mạc hóa do chăn thả gia súc quá mức trước đây, hạn hán và cháy rừng do biến đổi khí hậu (SGK trang 148)
Câu 6. Dân số Ô- xtrây-li-a phân bố tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Khu vực đảo san hô, đảo núi lửa, đảo lục địa.
B. Dải ven biển phía đông, đông nam và tây nam.
C. Trung tâm lục địa và dải ven biển phía tây.
D. Dải ven biển phía tây và tây nam.
Đáp án: B
Giải thích:
- Dân cư phân bố chủ yếu ở dải ven biển phía đông, đông nam, tây nam (SGK trang 147)
Câu 7. Ô- xtrây-li-a trở thành đất nước nhập cư của những châu lục nào?
A. Châu Âu, châu Mĩ.
B. Châu Phi, Châu Âu.
C. Châu Mĩ, châu Á.
D. Châu Á, châu Âu.
Đáp án: D
Giải thích:
- Ô- xtrây-li-a đã trở thành đất nước của những người nhập cư từ châu Âu và châu Á (SGK trang 147)
Câu 8. Người bản địa chiếm bao nhiêu % dân số ở Ô- xtrây-li-a?
A. 3%.
B. 5%.
C. 8%.
D. 10%.
Đáp án: A
Giải thích:
Năm 2019, người bản địa chiếm khoảng 3% dân số của Ô- xtrây-li-a. (SGK trang 147)
Câu 9. Ở những vùng đất bán khô hạn ngành nào được tập trung phát triển mạnh nhất?
A. Trồng lúa mì, cây ăn quả.
B. Chăn nuôi gia súc: bò, cừu.
C. Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
D. Chăn nuôi gia súc: trâu, bò.
Đáp án: B
Giải thích:
- Ô- xtrây-li-a phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc (bò, cừu) dựa trên cascc cánh đồng cỏ tự nhiên ở những vùng đất bán khô hạn.
Câu 10. Rừng tự nhiên và rừng trồng được phát triển chủ yếu ở đâu?
A. Vùng đất bán khô hạn.
B. Vùng duyên hải phía bắc và phía đông.
C. Vùng đồi núi thấp phía tây.
D. Ở giữa lục địa.
Đáp án: B
Giải thích:
- Vùng duyên hải phía bắc và phía đông chủ yếu được sử dụng để phát triển tự nhiên và rừng trồng.
Câu 11. Vì sao Ô- xtrây-li-a là quốc gia có nền văn hóa độc đáo và đa dạng?
A. Chủng tộc đa dạng.
B. Nơi ra đời nhiều tôn giáo lớn trên thế giới.
C. Sự hòa huyết giữa người bản địa và người nhập cư.
D. Dân số đông, đô thị hóa cao nhất thế giới.
Đáp án: C
Giải thích:
- Sự chung sống và hòa huyết giữa người bản địa và người nhập cư đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng. (SGK trang 147)
Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm dân cư của Ô- xtrây-li-a?
A. Dân số không đông, tỉ lệ gia tăng và mật độ dân số thấp.
B. Cơ cấu dân số già, thiếu hụt lao động trong tương lai.
C. Mức độ đô thị hóa cao với tỉ lệ dân số đô thị khoảng 86%.
D. Dân cư phân bố chủ yếu ven biển phía đông, đông nam và tây nam.
Đáp án: B
Giải thích:
Đặc điểm dân cư của Ô- xtrây-li-a
- Dân số không đông, tỉ lệ gia tăng và mật độ dân số thấp
- Mức độ đô thị hóa cao với tỉ lệ dân số đô thị khoảng 86%
- Dân cư phân bố chủ yếu ven biển phía đông, đông nam và tây nam
(SGK trang 147)
Câu 13. Chủ nhân đầu tiên của Ô- xtrây-li-a là người nào?
A. Người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
B. Người Anh-điêng.
C. Người In-ca và người Mai-a.
D. Người bản địa.
Đáp án: D
Giải thích:
Chủ nhân đầu tiên của Ô- xtrây-li-a là người bản địa (SGK trang 147)
Câu 14. Tại sao người Anh lại nhập cư đông và khai phá Ô- xtrây-li-a?
A. Do nhu cầu lao động và việc làm.
B. Bị di cư làm nô lệ.
C. Vương quốc Anh đưa tù nhân và di cư đến định cư.
D. Xuất khẩu lao đông.
Đáp án: C
Giải thích:
- Ô- xtrây-li-a được người Hà lan phát hiện vào năm 1606. Năm 1770, thuyền trưởng Giêm-cúc đến Ô- xtrây-li-a. Sau đó, Vương quốc Anh đã đưa tù nhân và di cư đến đây định cư (SGK trang 147)
Câu 15. Dân cư Ô- xtrây-li-a tập trung thưa thớt ở vùng trung tâm do đâu?
A. Địa hình hiểm trở.
B. Khí hậu khô hạn.
C. Sông ngòi thưa thớt.
D. Nhiều thiên tai.
Đáp án: B
Giải thích:
- Càng vào sâu trong lục địa, do ảnh hưởng tính chất lục địa + nằm dọc đường chí tuyến nam nên khí hậu khô hạn, hình thành hoang mạc rộng lớn, dân cư thưa thớt.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương
Chủ đề 1: Các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI
Chủ đề 2: Đô thị: Lịch sử và hiện tại