Lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 20 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương
Video giải Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương - Cánh diều
1. Ví trí địa lí và phạm vi châu Đại Dương
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Các bộ phận của châu Đại Dương” và quan sát hình 20.1.
Trả lời:
Châu Đại Dương gồm 2 bộ phận:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở phía tây nam Thái Bình Dương, thuộc bán cầu Nam.
- Hệ thống các đảo và quần đảo: nhóm đảo núi lửa Mê-la-nê-đi, nhóm đảo san hô Mi-crô-nê-di, nhóm đảo núi lửa và san hô Pô-li-nê-đi, quần đảo Niu Di-len.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a” và quan sát hình 20.1.
Trả lời:
Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của lục địa Ô-xtrây-li-a:
- Vị trí địa lí:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam, có đường chí tuyến nam chạy ngang qua lãnh thổ.
+ Tiếp giáp Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương.
- Hình dạng: có dạng hình khối rõ rệt, từ bắc xuống nam dài hơn 3000 km và từ tây sang đông, nơi rộng nhất khoảng 4000 km.
- Kích thước: Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất trên thế giới (chỉ gần 7,7 triệu km²).
2. Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Ô-xtrây-li-a
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Ô-xtrây-li-a” và quan sát hình 20.1.
Trả lời:
Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo của châu Đại Dương:
- Quần đảo Niu Di-len và các nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn so với các đảo và quần đảo san hô.
- Các đảo và quần đảo của châu Đại Dương không giàu có về tài nguyên khoáng sản.
- Ngoại trừ quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương, phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm quanh năm và điều hòa.
- Trên các đảo và quần đảo hình thành rừng xích đạo hoặc rừng mưa nhiệt đới.
- Biển nhiệt đới có nguồn lợi hải sản phong phú và là tài nguyên du lịch quan trọng.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Đặc điểm thiên nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a” và quan sát hình 20.1.
Trả lời:
- Lục địa Ô-xtrây-li-a bao gồm 3 khu vực địa hình chính:
+ Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.
+ Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn là: hoang mạc Lớn, hoang mạc Vic-to-ri-a Lớn và hoang mạc Ghip-sơn.
+ Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây – Đac-linh ở phía nam.
- Tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú. Các tài nguyên khoáng sản bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, bô-xít, sắt, chì, kẽm, ni-ken, đồng, thiếc, vàng, bạc, kim cương và các loại đá quý.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Khí hậu” và quan sát hình 20.1.
Trả lời:
Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
- Đại bộ phận phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc do tác động của áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a.
- Khí hậu nhiệt đới phân bố ở phía bắc của lục địa.
- Khí hậu cận nhiệt phân bố ở phía nam lục địa.
- Khí hậu ôn đới phân bố ở phía đông nam của lục địa.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Tài nguyên sinh vật” và quan sát hình 20.3.
Trả lời:
- Những nét đặc sắc của tài nguyên sinh vật ở Ô-xtrây-li-a:
+ Tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.
+ Mặc dù phần lớn diện tích là hoang mạc và bán hoang mạc, nhưng lại là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới.
+ Có một số loài động vật tiêu biểu là thú có túi (Kang-gu-ru và Cô-a-la), thú mỏ vịt và đà điểu.
+ Một số loài thực vật đặc hữu là bạch đàn, keo hoa vàng, tràm và ngân hoa.
- Ô-xtrây-li-a có tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm vì:
+ Khí hậu phân hóa đa dạng từ bắc xuống nam, từ đông sang tây.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a cách biệt với phần còn lại của thế giới.
Luyện tập - Vận dụng
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học.
Trả lời:
Đại bộ phận diện tích lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn vì:
- Hầu hết diện tích lục địa thuộc đới nóng.
- Đại bộ phận lãnh thổ ở phía tây và trung tâm lục địa chịu tác động của áp cao chí tuyến, hiệu ứng phơn của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a và dòng biển lạnh Tây Ô-xtrây-li-a.
Phương pháp giải:
Thu thập, tìm kiếm thông tin qua mạng internet, sách báo,…
Trả lời:
Kang-gu-ru
Đây là một động vật đặc trưng của hoang mạc Ô-xtrây-li-a, nó có thể di chuyển rất xa tới 2 000 km để tìm thức ăn.
Kang-gu-ru có thể chịu nóng rất tốt nhờ bộ lông dày, màu nhàn nhạt, phản xạ ánh sáng mặt trời. Nhờ đó nó luôn mát mẻ, dễ chịu. Đôi khi nhiệt độ quá cao nó nằm nghỉ dưới nóng cây, thở gấp như chó để tỏa nhiệt và đợi khi chiều muộn hay đêm xuống đi kiếm mồi. Nó ăn các loại hoa và cây nhỏ.
San hô
San hô là thắng cảnh ở châu Đại Dương, nước biển ở đây trong suốt như pha lê là điều kiện thuận lợi cho các loài san hô sinh sống và phát triển. San hô còn là môi trường sống của các loài động vật dưới nước.
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương
I. Vị trí địa lí và phạm vị châu Đại Dương
1. Các bộ phận của châu Đại Dương
- Bao gồm lục địa Ô-xtrây-li-a và hệ thống các đảo, quần đảo trải rộng hầu khắp Thái Bình Dương.
- Hệ thống các đảo, quần đảo: nhóm đảo núi lửa Mê-la-nê-di, nhóm đảo san hô Mi-crô-nê-di, nhóm đảo núi lửa và san hô Pô-li-nê-di, quần đảo Niu Di-len.
2. Vị trí địa lí, hình dạng và kích thước lục địa Ô-xtrây-li-a
- Lục địa Ô-xtrây-li-a nằm ở bán cầu Nam.
- Có đường chí tuyến Nam chạy ngang qua lãnh thổ, tiếp giáp Ấn Độ Dương và các biển của Thái Bình Dương.
- Lục địa Ô-xtrây-li-a có diện tích nhỏ nhất thế giới.
Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương
II. Đặc điểm thiên nhiên của các đảo, quần đảo và lục địa Ô- xtrây-li-a
1. Đặc điểm thiên nhiên các đảo và quần đảo
- Quần đảo Niu Di-len và nhóm đảo núi lửa có địa hình cao hơn so với các đảo và quần đảo san hô.
- Các đảo và quần dảo của châu Đại Dương không giàu có về tài nguyên khoáng sản.
- Khí hậu:
+ Quần đảo Niu Di-len có khí hậu ôn đới và cận nhiệt hải dương
+ Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng, ẩm quanh năm và điều hòa
- Trên các đảo, quần đảo hình thành rừng xích đạo, rừng mưa nhiệt đới.
- Biển nhiệt đới có nguồn lợi hải sản phong phú và là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng.
2. Đặc điểm thiên nhiên lục địa Ô-xtrây-li-a
a. Địa hình và khoáng sản
- Gồm ba khu vực địa hình: vùng núi phía đông, vùng núi cao nguyên phía tây, vùng đất thấp trung tâm.
+ Vùng núi phía đông có dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a với dải đất hẹp ven biển.
+ Vùng cao nguyên phía tây với ba hoang mạc lớn: Hoang mạc Lớn, Vic-to-ria Lớn, Ghip-sơn.
+ Vùng đất thấp trung tâm bao gồm bồn địa Ac-tê-di-an Lớn ở phía bắc và châu thổ sông Mơ-rây- Đac-linh ở phía nam.
- Có tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú: than, dầu mỏ, khí đốt, vàng,…
b. Khí hậu
- Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
- Đại bộ phận lãnh thổ phía tây và trung tâm lục địa có khí hậu hoang mạc, bán hoang mạc
- Khí hậu nhiệt đới phân bố ở phía bắc của lục địa.
- Khí hậu cận nhiệt đới phân bố ở phía nam lục địa
- Khí hậu ôn đới phân bố ở phía đông nam của lục địa.
Bản đồ khí hậu lục địa Ô-xtrây-li-a
c. Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên sinh vật đa dạng với nhiều loài đặc hữu quý hiếm.
+ Một số loài động vật tiêu biểu là thú có túi, thú mỏ vịt, đà điểu
+ Một số loài thực vật đặc hữu: bạch đàn, keo hoan vàng, tràm, ngân hoa…
Gấu túi
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 18: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn