Lý thuyết Địa lí 7 Bài 17 (Cánh diều 2024): Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

4.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.

Địa lí lớp 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Video giải Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ - Cánh diều

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

I. Sự phân hóa tự nhiên

1. Phân hóa theo chiều đông-tây

- Phía đông của Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các quần đảo có lượng mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới phát triển. Phía tây mưa ít phát triển xa-van.

- Lục địa Nam Mỹ phân hóa từ đông sang tây.

+ Ở phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng, lượng mưa nhiều, rừng rậm phát triển ở rìa phía đông.

+ Ở giữa là các đồng bằng trải dài trên nhiều khí hậu thiên nhiên phong phú đa dạng.

+ Phía tây là miền núi trẻ An-đet cao và đồ sộ, thiên nhiên thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.

Dãy núi trẻ An-đét

2. Phân hóa theo chiều bắc-nam

- Khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng. Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng A-ma-dôn nằm ở đới khí hậu cận xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm mưa nhiều rừng phát triển rậm rạp.

- Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu nhiệt đới khô mưa ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.

- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa. Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni nằm trong khí hậu ôn đới, mưa ít, bán hoang mạc phát triển.

Bản đồ khí hậu Trung và Nam Mỹ

3. Phân hóa theo chiều cao

- Thiên nhiên miền núi An-đet thay đổi phức tạp theo độ cao.

- Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi nên thiên nhiên cũng thay đổi theo.

Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn tây và sườn đông dãy An-đet qua lãnh thổ Pê-ru

II. Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn

- Là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, diện tích khoảng 5,5 triệu km2 trải rộng trên nhiều quốc gia, nó cung cấp 20% lượng khí ô-xy và hấp thụ 10% lượng khí cac-bo-nic cho toàn cầu.

- Có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với rất nhiều loài chim, thú, bò sát, hàng triệu loài côn trùng, có nhiều loại cây lấy gỗ lớn, nhiều cây bụi thấp, cây dây leo tạo thành nhiều tầng tán khác nhau.

- Nhiều diên tích rừng bị chặt phá do hàng loạt hoạt động kinh tế của con người.

Rừng A-ma-dôn

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Câu 1. Khu vực Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đồng bằng lớn?

A. 1. 

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án đúng là: D

Khu vực Trung và Nam Mĩ có 4 đồng bằng lớn: La-nôt, A-ma-dôn, La Pla-ta, Pam-pa. (SGK-136)

Câu 2. Sơn nguyên Braxin là nơi rất thuận tiện trồng cây công nghiệp nhiệt đới vì:

A. Có diện tích đất đỏ Bazan màu mỡ.

B. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm.

C. Độ cao trung bình 300 - 600 m thuận tiện sản xuất và sinh hoạt.

D. Các đáp án trên đều đúng.

Đáp án đúng là: D

Sơn nguyên Braxin là nơi rất thuận tiện trồng cây công nghiệp nhiệt đới vì: Có diện tích đất đỏ Bazan màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Độ cao trung bình 300 - 600m thuận tiện sản xuất và sinh hoạt.

Câu 3. Ven biển phía tây miền trung An-đét xuất hiện dải hoang mạc ven biển là do ảnh hưởng của:

A. Đông An đét chắn gió ẩm Thái Bình Dương.

B. Dòng biển lạnh Pêru chảy rất mạnh sát ven bờ.

C. Địa thế của vùng là địa hình khuất gió.

D. Đông biển nóng Braxin

Đáp án đúng là: B

Ven biển phía tây miền trung An-đét xuất hiện dải hoang mạc ven biển là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru chảy rất mạnh sát ven bờ làm cho khí hậu trở nên khô, nóng khó gây mưa.

Câu 4. Tại sao hoang mạc được hình thành trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni ?

A. Ảnh hưởng dòng biển lạnh, khí hậu khô nóng, ít mưa.

B. Ảnh hưởng dòng biền nóng, khí hậu khô nóng, ít mưa.

C. Nằm trong môi trường nhiệt đới, khô nóng, ít mưa.

D. Nằm trong môi trường hoang mạc, khí hậu khô nóng, ít mưa.

Đáp án đúng là: A

Ven biển cao nguyên Pa-ta-go-ni có môi trường hoang mạc là do nằm trong môi trường ôn đới, ít mưa, ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru chảy rất mạnh sát ven bờ làm cho khí hậu trở nên khô, nóng khó gây mưa.

Câu 5. Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển chủ yếu ở đồng bằng nào?

A. Ô-ri-nô-cô                

B. Pam-pa

C. A-ma-dôn                 

D. Lap-la-ta

Đáp án đúng là: A

Đồng bằng Amazon nằm trong môi trường cận xích đạo và nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn quanh năm nên phát triển rừng cích đạo xanh quanh năm.

Câu 6. Khu vực địa hình nào nằm ở phía Tây của Nam Mĩ?

A. Hệ thống Cooc-đi-e

B. Hệ thông An-đét

C. Đồng bằng.

D. Sơn nguyên

Đáp án đúng là: B

Khu vực địa hình nằm ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi cao tây An-đét. (SGK-136)

Câu 7. Khu vực trung và Nam Mỹ gồm: 

A. Mê-hi-cô, các quần đảo trong biển Caribê và Nam mỹ.

B. Eo đất trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ, Mê-hi-cô

C. Quần đảo Ăngti, eo đất trung Mỹ và Nam Mỹ, Mê-hi-cô

D. Eo đất trung Mỹ và quần đảo Ăngti, Mê-hi-cô

Đáp án đúng là: B

Khu vực trung và Nam Mỹ gồm Quần đảo Ăngti, eo đất trung Mỹ và Nam Mỹ, Mê-hi-cô. (SGK-136)

Câu 8.  Phân hóa theo chiều bắc-nam, Trung và Nam Mĩ có những đới khí hậu nào?

A. Đới nóng và đới ôn hòa.

B. Đới ôn hòa và đới lạnh.

C. Đới nóng và đới lạnh.

D. Cả 3 đới khí hậu

Đáp án đúng là: B

Phân hóa theo chiều bắc-nam, Trung và Nam Mĩ có những đới khí hậu đới nóng và đới ôn hòa. (SGK-136)

Câu 9. Sự phâm hóa tự nhiên Trung và Nam Mĩ, phân hóa đa dạng theo chiều

A. bắc-nam.

B. đông-tây

C. độ cao.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án đúng là: D

Phân hóa tự nhiên đa dạng the chiều bắc-nam, đông-tây, độ cao (SGK-136)

Câu 10. Phần lớn diện tích Trung và Nam Mĩ thuộc đới khí hậu nào?

A. Đới nóng.

B. Đới ôn hòa.

C. Đới lạnh.

D. Cả 3 đới khí hậu.

Đáp án đúng là: A

Phần lớn diện tích Trung và Nam Mĩ thuộc đới nóng. (SGK-136)

Câu 11. Tại sao rìa phía tây Nam Mĩ phát triển cảnh quan xa van nhưng rìa phía đông phát triển rừng rậm?

A. Phía tây ảnh hưởng dòng biền lạnh mưa ít, phía đông ảnh hưởng dòng biển nóng mưa nhiều.

B. Phía tây ảnh hưởng dòng biền nóng mưa ít, phía đông ảnh hưởng dòng biển lạnh mưa nhiều.

C. Phía tây ảnh hưởng dòng biền lạnh mưa nhiều, phía đông ảnh hưởng dòng biển nóng mưa ít.

D. Phía tây ảnh hưởng dòng biền nóng mưa ít, phía đông ảnh hưởng dòng biển lạnh mưa nhiều.

Đáp án đúng là: A

Rìa phía tây Nam Mĩ phát triển cảnh quan xa van nhưng rìa phía đông phát triển rừng rậm do phía tây ảnh hưởng dòng biền lạnh mưa ít, phía đông ảnh hưởng dòng biển nóng mưa nhiều.

Câu 12. Diện tích rừng Amazon bị giảm nhiều vì

A. Nạn cháy rừng.

B. Chặt phá rừng do hoạt động kinh tế của con người.

C. Khai thác gỗ phục vụ công nghiệp chế biến

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án đúng là: D

Diện tích rừng Amazon bị giảm nhiều vì: Nạn cháy rừng hàng năm, chặt phá rừng do hoạt động kinh tế của con người.

Câu 13. Phần lớn diện tích rừng Amazon thuộc địa phận quốc gia nào?

A. Bolivia

B. Peru

C. Brazil

D. Venezuela

Đáp án đúng là: C

Phần lớn diện tích rừng Amazon thuộc địa phận quốc gia Brazil

Câu 14. Cho biết Trung và Nam Mĩ không có kiểu khí hậu nào sau đây

A. Xích đạo                            

B. Nhiệt đới, cận nhiệt đới

C. Ôn đới                      

D. Cận cực

Đáp án đúng là: D

Trung và Nam Mĩ thuộc 2 đới khí hậu ôn đới và nhiệt đới nên không có kiểu khí hậu cận cực

Câu 15. Đồng bằng có diện tích lớn nhất Nam Mĩ là

A. La-nôt

B. Pam-pa

C. A-ma-zôn.

D. Ô-ri-nô-cô

Đáp án đúng là: C

Đồng bằng có diện tích lớn nhất Nam Mĩ là A-ma-zôn.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Bài 18: Đặc điểm dân cư xã hội Trung và Nam Mỹ

Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương

Bài 21: Đặc điểm dân cư, xã hội và phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở ô-xtrây-li-a

Đánh giá

0

0 đánh giá