Lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Địa lí 7 Bài 17 từ đó học tốt môn Sử 7.
Giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
Video giải Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ - Cánh diều
1. Sự phân hoá tự nhiên
Đọc thông tin mục “Phân hóa theo chiều đông – tây” kết hợp quan sát hình 13.1.
Trả lời:
Sự phân hóa của tự nhiên Trung và Nam Mỹ theo chiều đông – tây:
- Trung Mỹ:
+ Phía đông Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ và các quần đảo có lượng mưa nhiều nên rừng rậm nhiệt đới phát triển.
+ Phía tây ít mưa nên phát triển xavan.
- Lục địa Nam Mỹ (tự nhiên phân hóa từ đông sang tây theo các khu vực địa hình):
+ Phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng.
+ Ở giữa là các đồng bằng như: La-nốt, A-ma-dôn, La Pla-ta và Pam-pa.
+ Phía tây là miền núi trẻ An-đét cao và đồ sộ nhất châu Mỹ (Thiên nhiên thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây).
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục “Phân hóa theo chiều bắc – nam” và quan sát hình 17.1.
Trả lời:
Sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc – nam:
- Thiên nhiên khá phong phú và đa dạng do lãnh thổ trải dài trên cả đới nóng và đới ôn hòa.
- Phần lớn diện tích khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng.
+ Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng – ti, sơn nguyên Guy-a-na và đồng bằng A-ma-dôn nằm chủ yếu ở đới khí hậu xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao quanh năm, mưa nhiều, rừng rậm rạp.
+ Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu khô và ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mưa rất ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.
- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa:
+ Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển.
+ Cao nguyên Pa-ta-gô-ni chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới, lượng mưa ít, bán hoang mạc phát triển.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1.3 (Phân hóa theo chiều cao) và quan sát hình 17.2.
Trả lời:
Sự thay đổi của thảm thực vật từ chân lên đến đỉnh núi ở sườn tây và sườn đông dãy An-đét:
- Sườn tây An-đét: Thảm thực vật nghèo nàn, kém phát triển.
+ 0 - 1000 m: thực vật nửa hoang mạc.
+ 1000 - 2000 m: cây bụi xương rồng.
+ 2000 - 3000 m: đồng cỏ cây bụi.
+ 3000 - 5000 m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m: băng tuyết.
- Sườn đông An-đét: Thảm thực vật phong phú và đa dạng.
+ 0 - 1000 m: rừng nhiệt đới.
+ 1000 - 1300 m: rừng lá rộng.
+ 1300 - 3000 m: rừng lá kim.
+ 3000 - 4000 m: đồng cỏ.
+ 4000 - 5000 m: đồng cỏ núi cao.
+ Trên 5000 m: băng tuyết.
2. Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 2 (Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn) và quan sát hình 17.3.
Trả lời:
Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn:
- Rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, với diện tích khoảng 5,5 triệu km² và trải rộng trên nhiều quốc gia.
- A-ma-dôn được gọi là “lá phổi xanh” của thế giới vì nó cung cấp tới 20% lượng ô-xy và hấp thụ 10% lượng khí cac-bo-nic cho toàn cầu.
- Hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với rất nhiều loài chim, thú, bò sát quý hiếm và hàng triệu côn trùng.
- Trong rừng còn rất nhiều loại cây gỗ lớn, nhiều cây bụi thấp và cây dây leo tạo thành nhiều tầng tán khác nhau.
Luyện tập - Vận dụng
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về sự phân hóa tự nhiên Trung và Nam Mỹ để lập sơ đồ khái quát.
Trả lời:
Sơ đồ khái quát về sự phân hóa tự nhiên của Trung và Nam Mỹ
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học kết hợp tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Trả lời:
Sự suy giảm diện tích rừng A-ma-dôn gây ảnh hưởng lớn đến môi trường toàn cầu:
- Làm cho nhiệt độ toàn cấu nóng lên.
- Lượng mưa giảm đi đáng kể.
- Gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu.
- Giảm đi một lượng lớn ô-xy.
- Mất đi môi trường sống của các loài sinh vật.
Lý thuyết Địa lí 7 Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
I. Sự phân hóa tự nhiên
1. Phân hóa theo chiều đông-tây
- Phía đông của Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, các quần đảo có lượng mưa nhiều, rừng rậm nhiệt đới phát triển. Phía tây mưa ít phát triển xa-van.
- Lục địa Nam Mỹ phân hóa từ đông sang tây.
+ Ở phía đông là các sơn nguyên, đồi núi thấp xen các thung lũng, lượng mưa nhiều, rừng rậm phát triển ở rìa phía đông.
+ Ở giữa là các đồng bằng trải dài trên nhiều khí hậu thiên nhiên phong phú đa dạng.
+ Phía tây là miền núi trẻ An-đet cao và đồ sộ, thiên nhiên thay đổi rõ rệt giữa sườn đông và sườn tây.
Dãy núi trẻ An-đét
2. Phân hóa theo chiều bắc-nam
- Khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong đới nóng. Mê-hi-cô, eo đất Trung Mỹ, quần đảo Ăng-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng A-ma-dôn nằm ở đới khí hậu cận xích đạo và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao quanh năm mưa nhiều rừng phát triển rậm rạp.
- Đồng bằng duyên hải phía tây có khí hậu nhiệt đới khô mưa ít, thảm thực vật chủ yếu là xương rồng và cây bụi.
- Phần còn lại của lục địa Nam Mỹ nằm trong đới ôn hòa. Đồng bằng Pam-pa có khí hậu cận nhiệt đới, lượng mưa giảm, thảo nguyên phát triển. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni nằm trong khí hậu ôn đới, mưa ít, bán hoang mạc phát triển.
Bản đồ khí hậu Trung và Nam Mỹ
3. Phân hóa theo chiều cao
- Thiên nhiên miền núi An-đet thay đổi phức tạp theo độ cao.
- Càng lên cao, nhiệt độ và độ ẩm càng thay đổi nên thiên nhiên cũng thay đổi theo.
Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn tây và sườn đông dãy An-đet qua lãnh thổ Pê-ru
II. Đặc điểm rừng nhiệt đới A-ma-dôn
- Là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, diện tích khoảng 5,5 triệu km2 trải rộng trên nhiều quốc gia, nó cung cấp 20% lượng khí ô-xy và hấp thụ 10% lượng khí cac-bo-nic cho toàn cầu.
- Có hệ sinh thái phong phú nhất thế giới với rất nhiều loài chim, thú, bò sát, hàng triệu loài côn trùng, có nhiều loại cây lấy gỗ lớn, nhiều cây bụi thấp, cây dây leo tạo thành nhiều tầng tán khác nhau.
- Nhiều diên tích rừng bị chặt phá do hàng loạt hoạt động kinh tế của con người.
Rừng A-ma-dôn
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Bài 18: Đặc điểm dân cư, xã hội Trung và Nam Mỹ
Bài 19: Thực hành: Tìm hiểu vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở rừng A-ma-dôn
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu Đại Dương