Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.
Địa lí lớp 7 Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Video giải Địa lí 7 Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ - Cánh diều
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
I. Phương thức khai thác bền vững
1. Khai thác tài nguyên đất
- Bắc Mỹ đang áp dụng các phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp: đa canh, luân canh bảo vệ tài nguyên đất, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt sản xuất nông- lâm kết hợp.
Sản xuất nông nghiệp đa canh
2. Khai thác tài nguyên rừng
- Bắc Mỹ đang áp dụng các phương pháp khai thác rừng bền vững, rừng được khai thác dần trong một thời gian dài để có thể tự tái sinh tự nhiên.
- Rừng cũng được khai thác bằng phương pháp khai thác chọn lọc, chặt cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên của rừng.
Khai thác rừng ở Bắc Mĩ
3. Khai thác tài nguyên khoáng sản
- Khoáng sản được khai thác trên cơ sở đánh giá trữ lượng tài nguyên, nhu cầu sử dụng trong nước, các tác động kinh tế-xã hội và môi trường.
- Bắc Mỹ chú trọng đến việc:
+ Sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản
+ Hạn chế xuất khẩu nguyên, nhiên liệu thô hoặc sơ chế
+ Phát triển các nguyên vật liệu thay thế và năng lượng tái tạo
+ Tăng cường nhập khẩu một số loại nguyên, nhiên liệu để tiết kiệm tài nguyên khoáng sản của khu vực.
II. Một số trung tâm kinh tế quan trọng
- Một số trung tâm kinh tế quan trọng của Bắc Mỹ là Niu Y-oóc, Si-ca-gô, Xan Phran-xi-xcô,..
- Các trung tâm kinh tế tập trung ở ba khu vực chính:
+ Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa
+ Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ
+ Tây Nam Hoa Kỳ.
Một góc thành phố Niu Y-oóc
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ
Câu 1. Để khai thác tự nhiên bền vững các quốc gia Bắc Mỹ có mấy phương pháp?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Đáp án: B
Giải thích:
- Để khai thác tự nhiên bền vững có 3 phương pháp:
+ Khai thác tài nguyên đất
+ Khai thác tài nguyên rừng
+ Khai thác tài nguyên khoáng sản
(SGK trang 133+134)
Câu 2. Để tăng khả năng tái sinh tự nhiên của rừng các quốc gia ở Bắc Mỹ cẩn phải làm gì?
A. Khai thác chọn và chặt cây.
B. Khai thác toàn bộ cây trong rừng.
C. Sử dụng phân bón, tăng trưởng cho cây.
D. Trồng rừng thành các vùng riêng biệt.
Đáp án: B
Giải thích:
- Rừng được khai thác bằng phương pháp chọn chặt cây theo yêu cầu sử dụng và phù hợp với khả năng tái sinh tự nhiên của rừng (SGK trang 134)
Câu 3. Đâu không phải là khu vực chính của các trung tâm kinh tế quan trọng Bắc Mỹ?
A. Đông Bắc Hoa Kì và Đông Nam Ca-na-đa.
B. Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ.
C. Phía tây Hoa Kì và ven vịnh Mê-hi-cô.
D. Tây Nam Hoa Kỳ.
Đáp án: C
Giải thích:
- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở 3 khu vực chính: Đông Bắc Hoa Kì và Đông Nam Ca-na-đa; Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ; Tây Nam Hoa Kỳ (SGK trang 135)
Câu 4. Vai trò của các trung tâm kinh tế Bắc Mỹ?
A. Thúc đẩy kinh tế toàn cầu.
B. Giúp đỡ các nước đang phát triển.
C. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
D. Kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và toàn cầu.
Đáp án: D
Giải thích:
- Mỗi trung tâm kinh tế cs một số ngành công nghiệp quan trọng. Các trung tâm kinh tế này không chỉ đóng vai trò đầu tàu, kết nối và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực mà còn các trung tâm kinh tế toàn cầu (SGK trang 135)
Câu 5. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lí, các quốc gia Bắc Mỹ đã sử dung biện pháp gì?
A. Sử dụng năng lượng thay thế và năng lượng tái tạo.
B. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
C. Xuất khẩu các nguyên liệu thô hoặc sơ chế.
D. Nhập khẩu, dự trữ nguồn tài nguyên khoáng sản.
Đáp án: A
Giải thích:
- Bắc Mỹ chú trọng việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, hạn chết xuất khẩu nguyên, nhiên liệu thô hoặc sơ chế; phát triển các vật liệu thay thế và năng lượng tái tạo (SGK trang 134)
Câu 6. Phương thức khai thác đất trong nông nghiệp Bắc Mỹ là gì?
A. Hình thành các vùng chuyên canh.
B. Luân canh và xen canh.
C. Đa canh và luân canh.
D. Hình thành các đồn điền, trang trại.
Đáp án: C
Giải thích:
- Bắc Mỹ đang áp dụng phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đa canh và luân canh (SGK trang 133)
Câu 7. Vài trò của chăn nuôi kết hợp với trồng trọt là gì?
A. Cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi, vật nuôi cũng cấp phân hữu cơ cho cây trồng.
B. Bảo vệ đất, giữ nước.
C. Tạo bóng râm và nơi cư trú cho vật nuôi.
D. Tăng thu nhập cho người dân.
Đáp án: A
Giải thích:
Cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi, vật nuôi cũng cấp phân hữu cơ cho cây trồng. (SGK trang 133)
Câu 8. Sản xuất đa canh và luân canh có vai trò như thế nào đối với khai thác bền vững tài nguyên đất?
A. Tăng năng suất cây trồng.
B. Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
C. Đem lại thu nhập cho người dân.
D. Giảm trừ sâu bệnh, tăng đồ phì và giảm xói mòn đất.
Đáp án: D
Giải thích:
Giảm trừ sâu bệnh, tăng đồ phì và giảm xói mòn đất (SGK trang 133)
Câu 9. Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ở đâu?
A. Phía tây Hoa Kì và ven vịnh Mê-hi-cô.
B. Phía bắc Ca-na-đa và Tây Nam Hoa Kỳ.
C. Đông Bắc Hoa Kỳ và Đông Nam Ca-na-đa.
D. Đông Bắc Ca-na-đa và Đông Bắc Hoa Kì.
Đáp án: C
Giải thích:
- Các trung tâm công nghiệp tập trung ở 3 khu vực chính: Đông Bắc Hoa Kì và Đông Nam Ca-na-đa; Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô của Hoa Kỳ; Tây Nam Hoa Kỳ (SGK trang 135)
Câu 10. Phương pháp canh tác nào cung cấp phân hữu cơ cho cây trồng và bảo vệ tài nguyên đất ở Bắc Mỹ?
A. Đa canh và luân cạnh.
B. Kết hợp trồng trọt và chăn nuôi.
C. Trồng rừng.
D. Sản xuất nông-lâm kết hợp.
Đáp án: B
Giải thích:
- Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt để cây trồng cung cấp thức ăn tại chỗ cho vật nuôi và cung cấp phân bón hữu cơ cho cây trồng (SGK trang 133)
Câu 11. Các quốc gia ở Bắc Mỹ đã sử dụng biện pháp nào để khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp?
A. Xây dựng các hệ thống thủy lợi.
B. Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và sản xuất nông-lâm kết hợp.
C. Hạn chế sử dụng phân bón hóa học.
D. Giao quyền sử dụng đất cho người dân.
Đáp án: B
Giải thích:
- Bắc Mỹ đang áp dụng phương thức khai thác tài nguyên đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp, bao gồm: đa canh và luân canh, bảo vệ tài nguyên đất; Kết hợp chăn nuôi với trồng trọt và sản xuất nông-lâm kết hợp. (SGK trang 133)
Câu 12. Nguyên nhân nào gây ô nhiễm môi trường và tổn hại tài nguyên đất?
A. Dân số đông, thải rác bừa bãi.
B. Chất độc từ các khu công nghiệp.
C. Sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn và sử dụng phân bón hóa học lớn.
D. Đốt rừng làm nương dẫy.
Đáp án: C
Giải thích:
- Bắc Mỹ phát triển nền nông nghiệp quy mô lớn, sản xuất chuyên canh và sử dụng phân bón hóa học lớn (SGK trang 133)
Câu 13. Nguyên nhân nào làm suy giảm diện tích rừng trước đây ở Bắc Mỹ?
A. Cháy rừng.
B. Biến đổi khí hậu.
C. Chuyển đổi mục đích sử dụng.
D. Khai thác gỗ quá mức.
Đáp án: D
Giải thích:
- Khai thác gỗ quá mức ở Bắc Mỹ trước đây làm suy giảm diện tích rừng (SGK trang 134)
Câu 14. Bên cạnh việc trồng rừng, các quốc gia Bắc Mỹ cần sử dụng những phương pháp gì để bảo vệ tài nguyên rừng?
A. Xây dựng các hệ thống thủy lợi.
B. Khai thác rừng bền vững.
C. Hình thành các vùng trồng rừng theo quy mô lớn.
D. Thành lập “bức tường xanh vĩ đại”.
Đáp án: B
Giải thích:
- Bên cạnh việc trồng rừng để phục hồi các khu rừng đã mất, Bắc Mỹ đang áp dụng các phương pháp khai thác rừng bền vững (SGK trang 134)
Câu 15. Tại sao nguồn tài nguyên khoáng sản Bắc Mỹ lại có xu hướng suy giảm mạnh?
A. Do lịch sử khai thác và sử dụng khoáng sản.
B. Xuất khẩu nhiều khoáng sản thô hoặc sơ chế.
C. Phục vụ mục đích quân sự.
D. Dân số đông và tăng nhanh.
Đáp án: A
Giải thích:
- Bắc Mỹ đã phải đổi mặt vấn đề suy giảm tài nguyên khoáng sản và ô nhiễm môi trường do lịch sử khai thác và sử dụng khoáng sản (SGK trang 134)
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ
Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ
Bài 18: Đặc điểm dân cư xã hội Trung và Nam Mỹ
Bài 20: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm thiên nhiên châu đại dương