Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 15 (Chân trời sáng tạo 2024): Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

12.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Video giải Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226) - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

1. Sự thành lập nhà Lý

Năm 1009 vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần đã suy tôn Lý Công Uẩn lên làm vua. Nhà Lý thành lập.

- Năm 1010 Lý Thái Tổ đặt niên hiệu là Thuận Thiên, quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên Thăng Long => sự kiện dời đô mở ra thời kì phát triển cho đất nước.

Lý Công Uẩn rời đô về Thăng Long (minh họa)

2. Tình hình chính trị

- Tổ chức chính quyền:

+ 1054 Lý Thánh Tông đổi tên nước Đại Việt. Tổ chức bộ máy từ trung ương đến địa phương.

Trung ương: Vua đứng đầu, cha truyền con nối, cử người thân giữ các chức vụ quan trọng dưới có quan Đại thần và các Quan văn, võ giúp vua lo việc nước.

+ Địa phương : cả nước chia 24 Lộ, dưới có phủ 9owr miền núi gọi là châu) ; dưới lộ là huyện, hương. Đơn vị cấp cơ sở là xã.

- Luật Pháp:

+ Năm 1042 ban hành bộ Hình thư (bộ luật thành văn đầu tiên Việt Nam)

+ Vua Lý còn cho đặt chuông trước điện Long Trì, người dân có điều gì oan ức sẽ đánh chuông tâu vua.

- Quân đội:

+ Gồm 2 bộ phận: Cấm quân (bảo vệ vua, triều đình) và quân địa phương.

+ Thực hiện chính sách “ Ngụ binh ư nông” – quân sĩ luân phiên vừa luyện tập, vừa cày ruộng, sẵn sàng chiến đấu khi được huy động.

Minh họa chính sách “ngụ binh ư nông”

- Về đối nội: Nhà Lý thi hành chính sách đoàn kết dân tộc, ban chức tước, gả công chúa cho các tù trưởng miền núi.

Về đối ngoại: Triều đình chủ trương giữ mối quan hệ hòa hiếu nhà Tống, Cham-pa, nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

3. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

a. Chủ động tiến công để phòng vệ (1075)

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp nhiều khó khăn, ngân khố cạn kiệt, dân tình đói khổ, chiến tranh với các bộ tộc phía bắc. Vua Tống muốn gây chiến Đại Việt để giải quyết khủng hoảng.

- Biết được âm mưu, nhà Lý chuẩn bị đối phó và cử Thái úy Lý Thường Kiệt làm chỉ huy cuộc kháng chiến.

- Lý Thường Kiệt nhận định “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”

- Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy hơn 10 vạn quân thuỷ, bộ chia làm 2 đạo tiến vào đất Tống. Phá hủy kho lương thực của chúng. Ông chủ động rút quân về nước.

Lý Thường Kiệt chỉ huy quân sĩ tấn công nhà Tống (minh họa)

b. Phòng vệ tích cực để tấn công: Trận chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt gấp rút chuẩn bị phòng tuyến bên bờ Nam sông Như Nguyệt.

- Tháng 1/1077 khoảng 10 vạn quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy vượt ải Nam Quan tiến vào Thăng Long, nhưng bị chặn đánh ở bờ Bắc sông Như Nguyệt.

Quách Quỳ nhiều lần cho quân vượt sông đánh phòng tuyến nhưng thất bạ

Cuối 1077 Lý Thường Kiệt cho quân vượt sông bất ngờ đánh vào các doanh trại giặc khiến quân Tống thua to ” Mười phần chết đến năm, sáu”.

- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa. Quân Tống rút về nước.

4. Tình hình kinh tế, xã hội

a. Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: được chú trọng phát triển.

+ Hằng năm Vua tổ chức lễ cày tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất.

+ Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp phát triển sản xuất nông nghiệp, nên mùa màng bội thu.

Lễ cày tịch điền được phục dựng lại

Thủ công nghiệp: khá phát triển. Bao gồm hai bộ phận.

+ Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, chế tạo vũ khí,…

+ Thủ công nghiệp nhân dân: Chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, gạch ngói, rèn sắt,… nhiều làng nghề ra đời: làng gốm Bát Tràng, làng dệt Nhược Công… Kinh thành Thăng Long bấy giờ đã có làng trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa Nghi Tàm, làng trồng cây thuốc nam, chế biến thảo dược Đại Yên.

- Thương nghiệp: Sự thịnh vượng kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp thúc đẩy thương nghiệp phát triển.

+ Tiền đồng được sử dụng rộng rãi, việc buôn bán và trao đổi trong và ngoài nước mở rộng.

+ Thăng Long có chợ Cửa Đông, Tây Nhai, Cửa Nam, nhiều chợ dọc biên giới Việt - Tống được thành lập.

+ Vân Đồn là cảng biển có vị trí thuận lợi, thuyền bè qua lại buôn bán tấp nập.

b. Tình hình xã hội

Thời Lý xã hội ngày càng phân hóa.

Vua, quý tộc, quan lại là bộ phận chính trong giai cấp thống trị. Địa chủ ngày càng tăng có thế lực lớn.

- Nông dân chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chủ yếu, phải nộp thuế, phục vụ nhà nước.

- Thợ thủ công, thương nhân khá đông. Nô tì phục vụ trong triều đình, các gia đình quan lại.

5. Những thành tựu tiêu biểu về văn hóa, giáo dục

a. Giáo dục

- Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục để đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại.

- Năm 1070: Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long

- Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên.

- Năm 1076: thành lập Quốc Tử Giám

Khuê Văn Các, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội

b. Văn hóa

Văn học chữ Hán bước đầu phát triển, một số tác phẩm có giá trị như : Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn), Nam Quốc Sơn Hà (Khuyết danh), Cáo tật thị chúng (Mãn Giác Thiền Sư).

- Đạo phật được coi trọng. Nho giáo bước đầu có vai trò trong xã hội. Đạo giáo thịnh hành.

- Công trình kiến trúc nổi tiếng như : Chùa Một Cột, Chuông Quy Điền, Hoàng Thành Thăng Long,..

 - Nghệ thuật điêu khắc: đa dạng, độc đáo thể hiên trên các tượng Phật, bệ đá hình hoa sen hay trên đồ gốm, hình rồng thời Lý uốn khúc, mềm mại, uyển chuyển.

Chùa Một Cột (Hà Nội)

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Câu 1. Vua quan nhà Lý và nhân dân đều tôn sùng tôn giáo nào?

A. Thiên Chúa giáo.

B. Nho giáo.

C. Phật giáo.

D. Đạo giáo.

Đáp án đúng là: C

Vua quan nhà Lý và nhân dân đều tôn sùng đạo Phật (SGK - Trang 64)

Câu 2. Vương triều Lý thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào?

A. “Bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bất kì nước nào.

B. Thần phục và lệ thuộc hoàn toàn vào phong kiến phương Bắc.

C. Tuyệt đối không giao thiệp với chính quyền phong kiến phương Bắc.

D. Hòa hiếu với láng giềng nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược.

Đáp án đúng là: D

Về đối ngoại, triều đình nhà Lý chủ trương giữ quan hệ hòa hiếu với nhà Tống và Chăm-pa, nhưng kiên quyết đáp trả mọi âm mưu xâm lược (SGK - Trang 59)

Câu 3. Hằng năm, các vua nhà Lý thực hiện lễ cày ruộng tịch điền để

A. thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp.

B. khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

C. củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

D. thể hiện uy quyền và tài năng trị quốc của bản thân.

Đáp án đúng là: B

Hằng năm, các vua nhà Lý thực hiện lễ cày ruộng tịch điền để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

Câu 4. Năm 1010, vua Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư về

A. Đại La.

B. Phong Châu.

C. Phú Xuân.

D. Thiên Trường.

Đáp án đúng là: A

Năm 1010, vua Lý Công Uẩn đã quyết định rời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên là Thăng Long.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải chính sách của nhà Lý để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp?

A. Cho nông dân nhận ruộng công cày cấy và nộp thuế cho nhà nước.

B. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”.

C. Cho phép buôn bán và tùy ý giết mổ trâu, bò.

D. Tổ chức làm thủy lợi và đắp đê điều; khuyến khích khẩn hoang.

Đáp án đúng là: C

Nhà Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

Câu 6. Vị vua đầu tiên của vương triều Lý là

A. Lý Thái Tổ.

B. Lý Thái Tông.

C. Lý Thánh Tông.

D. Lý Nhân Tông.

Đáp án đúng là: A

Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập. Năm 1010, Lý Thái Tổ đặt niên hiệu Thuận Thiên… (SGK - Trang 56)

Câu 7. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đã đổi quốc hiệu thành

A. Đại Cồ Việt.

B. Đại Nam.

C. Việt Nam.

D. Đại Việt.

Đáp án đúng là: D

Năm 1054, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt, tổ chức bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương (SGK -Trang 58)

Câu 8. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là

A. Quốc triều hình luật.

B. Hoàng triều luật lệ.

C. Hình luật.

D. Hình thư.

Đáp án đúng là: D

Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam (SGK - Trang 59)

Câu 9. Nhà Lý được thành lập năm nào?

A. Năm 1009.

B. Năm 1010.

C. Năm 1075.

D. Năm 1077.

Đáp án đúng là: A

Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh mất, các nhà sư và đại thần trong triều đã suy tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập (SGK - Trang 56)

Câu 10. Câu nói: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là của ai?

A. Lý Nhân Tông.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Trần Thủ Độ.

D. Trần Quốc Tuấn.

Đáp án đúng là: B

Để đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhận định: “Ngồi yên đợi giặc, không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” (SGK - Trang 59)

Câu 11. Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là

A. chùa Diên Hựu.

B. thành Tây Đô.

C. chùa Thiên Mụ.

D. thành Phú Xuân.

Đáp án đúng là: A

Công trình kiến trúc nổi tiếng của nhân dân Đại Việt dưới thời Lý là chùa Diên Hựu.

Câu 12. Nội dung sau đây cho thấy nhà Lý chú trọng đến việc phát triển giáo dục?

A. Quy định rõ ràng thể lệ, thời gian thi Hương, thi Hội, thi Đình.

B. Dựng bia ở Văn Miếu để vinh danh các vị Tiến sĩ.

C. Xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tổ chức khoa thi đầu tiên.

D. Quy định ba năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ.

Đáp án đúng là: C

Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục nhằm đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình. Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên và năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan lại (SGK - Trang 63)

Câu 13. Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La

A. có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú.

B. có địa thế sông núi hiểm trở, thuận lợi cho phòng thủ.

C. từng là kinh đô cũ của nhà Đinh và Tiền Lê.

D. là vùng đầm lầy rộng lớn, lau sậy rậm rạp.

Đáp án đúng là: A

Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thành Đại La, vì Đại La có vị trí trung tâm, địa thế thuận lợi, đất đai trù phú (đọc Tư liệu 15.2 - Chiếu dời đô năm 1010, trong SGK - Trang 58)

Câu 14. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã

A. cho xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long.

B. đổi tên nước thành Đại Việt.

C. cho ban hành bộ luật Hình thư.

D. cho mở khoa thi đầu tiên để chọn nhân tài.

Đáp án đúng là: A

Nhà Lý chú trọng phát triển giáo dục nhằm đào tạo người tài và tuyển chọn quan lại cho triều đình. Năm 1070, Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. Năm 1075, triều đình tổ chức khoa thi đầu tiên và năm 1076, mở Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc, quan lại (SGK - Trang 63)

Câu 15. Hình tượng rồng thời Lý có điểm gì độc đáo so với hình tượng rồng của các vương triều phong kiến khác ở Việt Nam?

A. Thân hình mập mạp, sung sức, táo bạo.

B. Mình trơn, toàn thân uốn khúc mềm mại, uyển chuyển.

C. Mình ít uốn khúc, thân tròn, nét mặt dữ dằn.

D. Vẩy rõ hơn, dáng dấp khỏe khoắn, tự do thoải mái.

Đáp án đúng là: B

Hình ảnh con rồng mình trơn, toàn than uốn khúc mềm mại, uyển chuyển là một hình tượng nghệ thuật độc đáo của thời nhà Lý (SGK - Trang 64)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh (1400-1407)

Đánh giá

0

0 đánh giá