VBT Ngữ Văn 7 Kiến thức ngữ văn trang 76 - Cánh diều

1.1 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 4: Nghị luận văn học sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Bài 4: Nghị luận văn học

Bài tập 1 trang 76 VBT Ngữ văn 7 tập 1: Đọc phần Kiến thức ngữ văn (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 83-84) và điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau:

(1) Đặc điểm của văn nghị luận văn học

- Mục đích của văn bản nghị luận văn học là................................................................. 

- Nội dung bài nghị luận............................................................................. 

- Để thuyết phục được người đọc,.......................................................................

(2) Giá trị nhận thức của văn học

Nói văn học có giá trị nhận thức là................................................................. 

Tác phẩm văn học không chỉ mang lại................................mà còn giúp người đọc................................

(3) Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị

Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng…trong…cách:

- Dùng.................................................................................................... 

- Dùng.................................................................................................... 

Trả lời:

(1) Đặc điểm của văn nghị luận văn học

- Mục đích của văn bản nghị luận văn học là thuyết phục người đọc về một vấn đề văn học.

- Nội dung bài nghị luận thường tập trung phân tích vẻ đẹp về nội dung hoặc sự độc đáo về hình thức của tác phẩm văn học.

- Để thuyết phục được người đọc, người viết văn bản nghị luận phải nêu lên ý kiến, lí lẽ và các bằng chứng cụ thể.

(2) Giá trị nhận thức của văn học

Nói văn học có giá trị nhận thức là muốn khẳng định tác phẩm văn học mang lại những hiểu biết cho người đọc.

Tác phẩm văn học không chỉ mang lại những hiểu biết về thiên nhiên, con người và cuộc sống xã hội,…mà còn giúp người đọc hiểu chính mình.

(3) Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm chủ vị

Việc mở rộng thành phần chính của câu (chủ ngữ, vị ngữ) bằng cụm chủ vị thường được thực hiện bằng một trong hai cách:

- Dùng cụm chủ vị bổ sung cho từ làm chủ ngữ.

- Dùng cụm chủ vị trực tiếp cấu tạo chủ ngữ.

Đánh giá

0

0 đánh giá