Lý thuyết KHTN 7 Bài 11 (Cánh diều 2024): Phản xạ âm

5.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 11: Phản xạ âm sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 11: Phản xạ âm

Video giải KHTN 7 Bài 11: Phản xạ âm - Cánh diều

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 11: Phản xạ âm

I. Phản xạ âm

- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ

Lý thuyết KHTN 7 Bài 11 (Cánh diều 2022): Phản xạ âm (ảnh 1)

II. Vật phản xạ âm

- Mọi vật đều phản xạ âm truyền đến nó

- Với các vật làm từ cùng chất liệu, vật có bề mặt phẳng phản xạ âm tốt hơn so với vật có bề mặt gồ ghề.

Ví dụ: Tấm gỗ phẳng phản xạ âm tốt hơn tấm gỗ có bề mặt gồ ghề

- Với các vật cùng có bề mặt phẳng, vật cứng phản xạ âm tốt hơn vật mềm, xốp

Ví dụ: Tấm gỗ phẳng phản xạ âm tốt hơn tấm xốp phẳng.

III. Tác hại của tiếng ồn

- Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn lớn và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người

Ví dụ: Tiếng còi xe quá lớn và liên tục, tiếng máy móc kêu to khi hoạt động cả ngày, tiếng máy khoan cắt bê tông, ...

- Để chống ô nhiễm tiếng ồn, người ta thường sử dụng các biện pháp sau:

+ Treo biển báo “Câm bóp còi” tại khu vực gần bệnh viện, trường học, viện dưỡng lão

+ Xây dựng tường ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc

+ Trồng nhiều cây xanh để âm truyền đến gặp lá cây sẽ bị phản xạ theo các hướng khác nhau

+ Làm trần nhà, tường nhà dày (với lớp xốp xen giữa hai lớp tường gạch), sử dụng dây cao su bao quanh rìa các cánh cửa hay sử dụng tấm rèm trong các phòng để ngăn bớt âm truyền qua chúng.

Sơ đồ tư duy về "Phản xạ âm"

Lý thuyết KHTN 7 Bài 11 (Cánh diều 2022): Phản xạ âm (ảnh 2)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 11: Phản xạ âm

Câu 1. Em phải đứng cách xa một vách núi một khoảng bao nhiêu để tại đó, em nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình? Biết vận tốc truyền âm của âm trong không khí là 340 m/s.

A. 9 m.

B. 10 m.

C. 11 m.

D. 12 m.

Đáp án: D

Giải thích:

Để có tiếng vang trong không khí, thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ lớn hơn , âm đi được quãng đường là

s = v.t  = 

Vậy, để nghe được tiếng vang của tiếng nói của mình, phải đứng cách vách núi lớn hơn khoảng cách sau: 

Câu 2. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Ô nhiễm tiếng ồn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

B. Âm thanh nào cũng có thể mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.

C. Xây tường ngăn cách khu dân cư với đường cao tốc để giảm tiếng ồn.

D. Trồng nhiều cây xanh để làm phân tán âm trên đường truyền.

Đáp án: B

Giải thích:

B sai vì không phải âm thanh nào cũng mang lại sự thoải mái, vui vẻ cho con người.

Câu 3. Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng gì?

A. Trang trí nhà cửa được đẹp hơn.

B. Bền hơn.

C. Hấp thụ âm tốt hơn.

D. Phản xạ âm tốt.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật cứng, phẳng, nhẵn có tác dụng phản xạ âm tốt.

Câu 4. Trong phòng nhỏ, ta thường không nghe thấy tiếng vang bởi vì:

A. Âm phản xạ có tần số hạ âm.

B. Tường hấp thụ toàn bộ âm truyền tới nó.

C. Độ to của âm phản xạ quá bé.

D. Âm phản xạ và âm trực tiếp tới tai cùng lúc.

Đáp án: D

Giải thích:

Do phòng nhỏ, nên thời gian âm phản xạ cách âm trực tiếp không đủ lớn hơn  nên không tạo ra tiếng vang. Do đó, có thể coi âm phản xạ và âm trực tiếp tới tai cùng lúc.

Câu 5. Yếu tố nào sau đây quyết định xuất hiện tiếng vang?

A. Độ to của âm.

B. Khoảng cách từ nguồn âm tới vật phản xạ âm.

C. Độ cao của âm.

D. Tần số âm.

Đáp án: B

Giải thích:

Yếu tố quyết định xuất hiện tiếng vang là khoảng cách từ nguồn âm tới vật phản xạ âm.

Câu 6. Ứng dụng của phản xạ âm là:

A. Xác định độ sâu của biển.

B. Trong y học dùng máy siêu âm để khám bệnh.

C. Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ phản xạ để tìm thức ăn.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Cả A, B, C đều là ứng dụng của phản xạ âm.

Câu 7. Để đo độ sâu của biển người ta dùng sóng siêu âm. Thời gian khi phát ra âm đến khi nhận được âm phản xạ là 5 giây. Tính độ sâu của biển? Biết vận tốc truyền âm trong nước là 1500 m/s.

A. 3750 (m).

B. 375 (m).

C. 7500 (m).

D. 750 (m).

Đáp án: A

Giải thích:

Quãng đường sóng siêu âm đi được là

s = v. t = 1500 . 5 = 7500 (m)

Độ sâu của đáy biển là 

Câu 8. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Các vật: xốp, thảm hấp thụ âm tốt.

B. Các vật: gương, cửa kính phản xạ âm tốt.

C. Các vật: mặt nước, rèm nhung hấp thụ âm tốt.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đều phát biểu đúng.

Câu 9. Trong các cách sau đây, cách nào giúp giảm tiếng ồn?

A. Sử dụng dây cao su bao quanh rìa các cánh cửa.

B. Làm tường nhà mỏng.

C. Không trồng cây xung quanh nhà.

D. Không trải thảm nhà.

Đáp án: A

Giải thích:

Để giảm tiếng ồn ta có thể sử dụng các cách sau:

- Sử dụng dây cao su bao quanh rìa các cánh cửa.

- Làm tường nhà dày.

- Trồng cây xung quanh nhà.

- Trải thảm nhà.

Câu 10. Đứng trong một hành lang dài, các một bức tường 12 m, một bạn gõ mạnh lên sàn nhà thì sau bao lâu bạn đó nghe được âm phản xạ? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

A. 0, 71 (s).

B. 0,071 (s).

C. 0,051 (s).

D. 0,51 (s).

Đáp án: B

Giải thích:

Quãng đường âm truyền từ lúc gõ truyền đến tường rồi phản xạ lại là

s = 2. 12 = 24 m

Thời gian bạn đó nghe thấy âm phản xạ là

 (s)

Câu 11. Trong các nhà hát, người ta thường làm cho các bức tường sần sùi, treo rèm nhung, các đồ trang trí nhằm mục đích

A. gây tiếng vang trong phòng.

B. trang trí phòng.

C. cách âm tốt.

D. có nhiều âm phản xạ.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong các nhà hát, người ta thường làm cho các bức tường sần sùi, treo rèm nhung, các đồ trang trí nhằm mục đích giảm tiếng vang, giảm âm phản xạ và cách âm tốt hơn.

Câu 12. Bề mặt vật nào phản xạ âm tốt?

A. Tấm gỗ.

B. Tấm kính.

C. Tấm vải.

D. Miếng xốp.

Đáp án: B

Giải thích:

Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém): gương, đá hoa, kính, …

Câu 13. Ta có thể nghe rõ tiếng vang khi

A. nói to trong phòng tắm.

B. nói to trong hang động.

C. nói to ở ngoài sân trường.

D. nói to trên biển.

Đáp án: B

Giải thích:

A - không nghe thấy tiếng vang vì không đủ thời gian tạo ra tiếng vang.

C - không nghe thấy tiếng vang vì đường truyền âm không gặp mặt chắn, gặp nhiều vật phân tán âm như cây cối, …

D - không nghe thấy tiếng vang vì đường truyền âm không gặp mặt chắn.

Câu 14. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

A. Trong phòng kín nào cũng có tiếng vang.

B. Độ to của âm càng lớn thì âm phản xạ càng lớn.

C. Phòng kín càng rộng tiếng vang càng to.

D. Khi ta nói trong phòng kín đều có âm phản xạ.

Đáp án: A

Giải thích:

A sai vì phòng kín phải có kích thước đủ lớn và không có đồ đạc mới có tiếng vang.

Câu 15. Âm thanh nào phát ra gây ô nhiễm tiếng ồn?

A. Tiếng bạn học sinh đang trả lời câu hỏi của cô giáo.

B. Tiếng cô bán hàng trả lời khách.

C. Tiếng giáo viên giảng bài.

D. Tiếng hát karaoke trong đêm.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C là những hoạt động thường ngày có độ to âm thanh vừa phải, không gây ô nhiễm tiếng ồn.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm

Bài 12: Ánh sáng, tia sáng

Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 14: Nam châm

Đánh giá

0

0 đánh giá