Lý thuyết KHTN 7 Bài 14 (Cánh diều 2024): Nam châm

6 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 14: Nam châm

Video giải KHTN 7 Bài 14: Nam châm - Cánh diều

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 14: Nam châm

I. Sự định hướng của thanh nam châm

- Thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định

- Khi được để tự do, thanh nam châm nằm dọc theo hướng nam bắc địa lí

+ Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N (North)

+ Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S (South)

II. Nam châm tác dụng lên vật làm từ các vật liệu khác nhau

1. Nam châm tác dụng lên nam châm

+ Cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau

2. Nam châm tác dụng lên các vật

- Không chỉ hút được các vật làm bằng sắt, thép, nam châm còn hút được vật làm bằng cobalt, nickel, ...

- Sắt, cobalt, nickel, ... được gọi là những vật liệu từ.

- Nam châm hầu như không hút các vật được làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

Sơ đồ tư duy về "Nam châm"

Lý thuyết KHTN 7 Bài 14 (Cánh diều 2022): Nam châm (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 14: Nam châm

Câu 1. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Nam châm không hút các vật được làm từ đồng, nhôm.

B. Nam châm hút các vật được làm từ đồng, nhôm.

C. Nam châm hút các vật được làm từ thép, thủy tinh.

D. Nam châm hút các vật được làm từ cobalt, gỗ.

Đáp án: A

Giải thích:

B sai vì nam châm không hút các vật được làm từ đồng, nhôm.

C sai vì nam châm không hút các vật được làm từ thủy tinh.

D sai vì nam châm không hút các vật được làm từ gỗ.

Câu 2. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khi thanh nam châm được … luôn nằm theo một hướng xác định.

A. cầm lên.

B. treo tự do.

C. nhấc lên.

D. đặt nghiêng.

Đáp án: B

Giải thích:

Khi thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định.

Câu 3. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Đầu nam của nam châm được kí hiệu là N.

B. Đầu bắc của nam châm được kí hiệu là S.

C. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Giải thích:

A sai vì đầu nam của nam châm được kí hiệu là S.

B sai vì đầu bắc của nam châm được kí hiệu là N.

Câu 4. Khi đưa cực từ của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. có thể hút hoặc đẩy nhau.

D. vừa hút vừa đẩy nhau.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi đưa cực từ của hai thanh nam châm lại gần nhau thì chúng có thể hút hoặc đẩy nhau khi chúng khác cực hoặc cùng cực.

Câu 5. Đầu nam châm hướng về phía cực nào của Trái Đất thì được gọi là cực từ Nam (S)?

A. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

B. Đầu nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

C. Đầu nam châm hướng về phía cực Đông của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

D. Đầu nam châm hướng về phía cực Tây của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

Đáp án: B

Giải thích:

Đầu nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S), đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ Bắc (N).

Câu 6. Nam châm có hình dạng

A. thẳng.

B. chữ U.

C. tròn.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Nam châm có hình dạng thẳng, chữ U, tròn.

Câu 7Nam châm có tác dụng gì?

A. Xác định phương hướng.

B. Hút các vật liệu từ.

C. đẩy hoặc hút các nam châm khác.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Nam châm có tác dụng:

- Xác định phương hướng.

- Hút các vật liệu từ.

- Đẩy hoặc hút các nam châm khác.

Câu 8. Nam châm tác dụng lên nam châm như thế nào?

A. Khác cực thì hút nhau.

B. Cùng cực thì đẩy nhau.

C. Vừa hút vừa đẩy khi cùng cực.

D. Cả B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Hai nam châm đặt gần nhau:

- khác cực thì hút nhau.

- cùng cực thì đẩy nhau.

Câu 9. Trong các vật sau đây, vật nào bị nam châm hút?

A. Sắt.

B. Thép.

C. Nam châm.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Sắt, thép, nam châm đều có thể bị nam châm hút.

Câu 10. Khi được để tự do, thanh nam châm

A. định hướng Đông – Tây.

B. định hướng Tây – Bắc.

C. định hướng Nam – Bắc.

D. định hướng Đông – Nam.

Đáp án: C

Giải thích:

Khi được để tự do, thanh nam châm định hướng Nam – Bắc.

Câu 11. Khi đưa thanh nam châm gần lại miếng đồng thì

A. hút.

B. đẩy.

C. không hút không đẩy.

D. vừa hút vừa đẩy.

Đáp án: C

Giải thích:

Thanh nam châm không có sự tương tác với miếng đồng vì nó không phải vật liệu từ.

Câu 12. Đâu là ứng dụng của nam châm trong đời sống?

A. Giúp lọc bỏ đồng ra khỏi hỗn hợp đồng, sắt.

B. Giúp phân biệt được vật liệu bằng thép và bạc.

C. Giúp phân biệt được thanh nam châm và miếng sắt.

D. Cả ba phương án trên.

Đáp án: D

Giải thích:

Ứng dụng của nam châm trong đời sống:

- Giúp lọc bỏ đồng ra khỏi hỗn hợp đồng, sắt.

- Giúp phân biệt được vật liệu bằng thép và bạc.

- Giúp phân biệt được thanh nam châm và miếng sắt.

Câu 13. Treo thanh nam châm lên, khi nằm cân bằng thanh nam châm chỉ

A. hướng Đông – Bắc.

B. hướng Nam – Bắc.

C. hướng Tây – Bắc.

D. hướng bất kì.

Đáp án: B

Giải thích:

Treo thanh nam châm lên, khi nằm cân bằng thanh nam châm chỉ hướng Nam – Bắc.

Câu 14. Nam châm hút được các vật có tính chất

A. từ.

B. điện.

C. dính.

D. không bám dính.

Đáp án: A

Giải thích:

Nam châm hút được các vật có tính chất từ.

Câu 15. Vật dụng nào còn được gọi là đá dẫn đường?

A. La bàn.

B. Thanh nam châm.

C. Nam châm chữ U.

D. Cả ba phương án.

Đáp án: D

Giải thích:

Nam châm còn được gọi là đá dẫn đường nên la bàn, thanh nam châm thẳng hay nam châm chữ U đều dẫn đường được.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 15: Từ trường

Bài 16: Từ trường Trái Đất

Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá