SBT Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

6.2 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Bài tập 1 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn

Câu a) Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định

A. mọi hoạt động của xã hội.

B. các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

C thu nhập của người lao động.

D. kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu b) Phân phối - trao đổi là hoạt động có vai trò

A. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.

B. là động lực kích thích người lao động.

C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

D. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu c) Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?

A. Động lực cho sản xuất phát triển.

B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.

C. Điều tiết hoạt động trao đổi.

D. Quyết định phân phối thu nhập.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Bài tập 2 trang 6 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy cho biết các quan điểm dưới đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Tiêu dùng phụ thuộc vào sản xuất, do sản xuất quy định.

b. Hoạt động phân phối có ý nghĩa quyết định đối với hoạt động sản xuất.

c. Nếu không có hoạt động phân phối - trao đổi thì hoạt động sản xuất sẽ bị ngưng trệ.

d. Sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu dùng, xã hội có nhu cầu tiêu dùng gì thì sản xuất sẽ tìm cách đáp ứng.

Lời giải:

- Ý kiến a. Đúng, vì tiêu dùng phụ thuộc vào năng lực của nền sản xuất có thể tạo ra được những sản phẩm gì.

- Ý kiến b. Không đúng, vì sản xuất là gốc, có sản xuất mới tạo ra sản phẩm để phân phối.

- Ý kiến c. Đúng, vì phân phối - trao đổi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.

- Ý kiến d. Không đúng, vì có những nhu cầu tiêu dùng mà năng lực sản xuất không thể đáp ứng được, cũng có khi sản xuất định hướng cho tiêu dùng.

Bài tập 3 trang 7 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây để trả lời câu hỏi:

Trường hợp a. Thực hiện sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam hoà vào dòng chảy quốc tế mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Doanh nghiệp áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng các nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng,... từ đó tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường khó tính” khi tạo ra được những sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường.

Câu hỏi:

1/ Em hiểu thế nào là sản xuất xanh?

2/ Việc thực hiện sản xuất xanh sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và xã hội?

Trường hợp b. Nền kinh tế đang suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn nên phải thu hẹp sản xuất, kéo theo nhiều lao động mất việc làm. Doanh nghiệp Y chọn giải pháp thương lượng với người lao động cùng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, mỗi người chỉ đi làm bán thời gian và hưởng mức lương bán thời gian, sau khi sản xuất ổn định sẽ được hưởng đầy đủ mức lương.

Câu hỏi: Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động?

Trường hợp c. Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thông để quảng cáo các sản phẩm của mình. Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều tiện lợi. Tuy nhiên, hình thức bán hàng này cũng tiềm ẩn một vài nhược điểm như: mất thời gian chờ đợi hàng hoá đến tay, sản phẩm nhận được đôi khi không đúng với quảng cáo,...

Câu hỏi:

1/ Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào? Hình thức bán hàng này Có tác động tích cực, tiêu cực gì đến đời sống xã hội?

2/ Theo em, có biện pháp nào để hạn chế tác động tiêu cực của hình thức bán hàng trực tuyến?

Trường hợp d. Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa,... được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm.

1/ Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?

2/ Hãy đề xuất biện pháp để khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này.

Lời giải:

* Trả lời trường hợp a.

- Yêu cầu số 1: Sản xuất xanh là việc áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, sử dụng điện mặt trời, không gây ô nhiễm môi trường,...

- Yêu cầu số 2: Lợi ích của việc thực hiện sản xuất xanh mang:

+ Đối với doanh nghiệp như: tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào thị trường khó tính".

+ Đối với xã hội: sản xuất xanh góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững cho nền kinh tế, bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.

* Trả lời trường hợp b. Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y giúp doanh nghiệp tiếp tục duy trì được hoạt động sản xuất, giữ chân được người lao động. Người lao động sẽ tiếp tục có việc làm ổn định, có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn duy trì được cuộc sống.

* Trả lời trường hợp c.

- Yêu cầu số 1:

Bán hàng trực tuyến là loại hoạt động trao đổi.

+ Hoạt động này có nhiều ưu điểm: không tốn chi phí thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có nhiều tiện lợi cho người tiêu dùng,...

+ Tuy nhiên, cũng có những hạn chế như: mất thời gian chờ đợi để nhận được hàng hoá, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng như quảng cáo,...

- Yêu cầu số 2: Để hạn chế những tiêu cực của hoạt động này:

+ Nhà nước cần tăng cường hoạt động quản lí các trang thương mại điện tử, tăng cường chế tài xử phạt các vụ việc ảnh hưởng xấu đến quyền lợi người tiêu dùng…

+ Người tiêu dùng cũng cần tìm những nơi bán hàng có uy tín để mua sản phẩm,...

* Trả lời trường hợp d.

- Yêu cầu số 1: Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội.

Yêu cầu số 2: Cần có biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân huỷ như: gỗ, giấy,...

Bài tập 4 trang 8 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em có lời khuyên gì đối với các nhân vật trong các tình huống dưới đây?

- Tình huống a. Anh M khai trương cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống. Anh cho rằng phải trực tiếp đi đến các chợ đầu mối chọn hàng mua về bán vì không tin tưởng vào các đại lý phân phối.

- Tình huống b. Trong chiến lược phát triển công ty, ông Q muốn duy trì chính sách chi trả thu nhập tăng thêm theo phương thức cào bằng bình quân, ai cũng được thưởng như nhau.

- Tình huống c. H có thói quen thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh mua ở các cửa hàng, không thích đồ ăn tự nấu ở nhà.

Lời giải:

- Tình huống a. Lời khuyên: anh M nên tìm hiểu và lựa chọn các đại lí phân phối uy tín, anh không nên đến trực tiếp các chợ đầu mối để chọn hàng, vì:

+ Việc đi lại như vậy sẽ tiêu tốn nhiều thời gian, chi phí đi lại và đôi khi nguồn hàng tại các chợ không ổn định.

+ Mặt khác, không phải tiểu thương nào tại các chợ đầu mối cũng trực tiếp nhập nguồn hàng từ các làng chài; mà đôi khi họ cũng nhập hàng từ một đơn vị phân phối nào đó.

- Tình huống b. Lời khuyên:

+ Ông Q không nên duy trì chính sách chi trả thu nhập theo phương thức cào bằng bình quân, vì như vậy sẽ không kích thích được năng lực sản xuất và khả năng sáng tạo của người lao động.

+ Ông Q nên cân nhắc, lựa chọn một chiến lược phát triển khác, ví dụ: chi trả lương cho người lao động theo: vị trí việc làm và hiệu suất lao động (thông qua hệ thống đánh giá KPI rõ ràng, cụ thể); đồng thời đề ra chính sách khen thưởng rõ ràng để khuyến khích người lao động tích cực sản xuất.

- Tình huống c. Lời khuyên:

+ H không nên thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh mua tại các cửa hàng, vì: việc thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh sẽ gây tác động tiêu cực tới sức khỏe của bản thân và tiêu tốn nhiều tiền…

+ H nên thiết lập và duy trì thói quen tự nấu ăn tại nhà, để có thể: tiết kiệm chi phí lại vừa đảm bảo sức khỏe, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Bài tập 5 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy viết bài chia sẻ về một hoạt động tiêu dùng gây tác động xấu trong đời sống xã hội và đề xuất biện pháp để khắc phục.

Lời giải:

(*) Gợi ý:

- Hoạt động tiêu dùng túi nilo và các sản phẩm nhựa dùng một lần (ví dụ: cốc nhựa, ống hút,…) đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và môi trường sinh thái.

- Giải pháp để khắc phục:

+ Hạn chế tối đa việc nhận túi nilon từ việc mua hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng.

+ Hạn chế sử dụng đồ uống đóng chai, đồ nhựa dùng một lần tại các nhà hàng, siêu thị, hàng quán.

+ Hãy sử dụng nhưng chiếc túi vải, túi giấy để đựng đồ.

+ Tái sử dụng chai lọ, hộp để đựng thức ăn và đồ uống...

+ Sử dụng các dụng cụ ăn uống bằng gỗ (đũa, thìa, muỗng…)

+…

Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bài 3: Thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

Bài 5: Ngân sách nhà nước

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

1. Hoạt động sản xuất.

- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

- Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

2. Hoạt động phân phối - trao đổi.

- Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất. các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).

- Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).

- Phân phối - trao đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triền nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. Trao đổi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

3. Hoạt động tiêu dùng.

- Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, như đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất; Tiêu dùng còn giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. Vì vậy, tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phầm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ.

- Trong đời sống xã hội, các hoạt động: sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất là gốc, có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đồi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Đánh giá

0

0 đánh giá