Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Bài tập 1 trang 9 SBT Kinh tế pháp luật 10: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn
Câu a) Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
C. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.
D. sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Câu b) Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể tiêu dùng?
A. Giúp nền kinh tế linh hoạt hơn.
B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
C. Tạo ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội.
D. Tiết kiệm năng lượng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Câu c) Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể trung gian?
A. Là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
B. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ, công bằng xã hội.
C. Khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như lạm phát, thất nghiệp.
D. Dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Câu d) Nội dung nào dưới đây là vai trò chủ thể kinh tế của Nhà nước?
A. Quyết định số lượng sản phẩm sẽ cung ứng cho thị trường.
B. Quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
C. Thoả mãn nhu cầu của người sản xuất.
D. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
a. Anh X chỉ làm ra những sản phẩm theo sở thích của mình vì tin rằng khách hàng cũng sẽ ưa chuộng.
b. Cô Q đưa ra nhận xét, góp ý về chất lượng sản phẩm và phong cách phục vụ với nhân viên siêu thị.
c. Là nhân viên môi giới bất động sản, anh N luôn cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin nhà đất cho khách hàng.
d. Nhận thấy nhà máy A có nhu cầu thu gom khối lượng lớn nông sản đảm bảo chất lượng, anh K đã mở đại lí thu mua nông sản.
Lời giải:
- Trường hợp a. Anh X là chủ thể sản xuất, muốn sản phẩm của mình bán được thì phải thoả mãn nhu cầu của xã hội (người mua hàng) do vậy anh không nên làm ra những sản phẩm chỉ theo sở thích của mình.
- Trường hợp b. Cô Q với vai trò là chủ thể tiêu dùng đã góp ý để siêu thị (chủ thể trung gian) đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Trường hợp c. Với vai trò chủ thể trung gian, anh N đã làm tốt nhiệm vụ của mình, là cầu nối, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực cho các quan hệ mua bán bất động sản, giúp nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn.
- Trường hợp d. Anh K đã nắm bắt thời cơ, tham gia vào nền kinh tế với vai trò chủ thể trung gian, thu lợi nhuận, đồng thời giúp cho quá trình mua bán hàng hoá nông sản thuận lợi hơn.
a. Anh M dự định sẽ mở một phòng tranh đế bán những bức hoạ vẽ lại theo các tác phẩm của những danh hoạ nổi tiếng.
b. V và H thường cùng nhau đi siêu thị mua sắm nhưng V có thói quen chỉ tìm mua những sản phẩm được sản xuất ở nước ngoài.
c. Chị Y có nhu cầu tìm việc làm. Có người khuyên chị nên đến trung tâm giới thiệu việc làm để tìm kiếm nhưng chị còn đắn đo vì cho rằng cần tìm việc từ một cơ sở cụ thể cho chắc chắn và không mất một khoản tiền phí môi giới.
d. Bà M có nhu cầu tìm mua nhà, đất. Có người khuyên bà đến trung tâm môi giới bất động sản để tìm nhưng bà từ chối vì nghĩ rằng mua qua trung tâm đó sẽ phải chịu mức giá rất cao và tốn thêm phí môi giới.
Lời giải:
- Tình huống a. Nhận xét: Anh M không nên làm như vậy vì việc sao chép tranh (không có sự đồng ý của chủ sở hữu) là vi phạm bản quyền.
- Tình huống b. Nhận xét: V nên thay đổi thói quen đó, vì nhiều hàng sản xuất ở Việt Nam có chất lượng tương đương hàng ngoại nhập và việc tiêu dùng hàng nội địa còn góp phần phát triển sản xuất trong nước.
- Tình huống c. Nhận xét: Chị Y nên tìm đến các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín được Nhà nước cấp phép hoạt động. Chị sẽ tiếp cận được nhiều thông tin của đơn vị cần tuyển người làm để chọn lựa được việc làm ưng ý, tiền phí môi giới là không đáng kế và chị sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức tìm kiếm.
- Tình huống d. Nhận xét: Bà M nên đến trung tâm môi giới bất động sản có uy tín được Nhà nước cấp phép hoạt động. Bà sẽ tiếp cận được nhiều thông tin về nhà, đất đang cần bán để lựa chọn. Khoản phí môi giới là không nhiều so với nhà, đất mà bà định mua và bà sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức tìm kiếm.
Bài tập 4 trang 11 SBT Kinh tế pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống sau:
a. Nghe tin nông dân một số nơi đang gặp khó khăn vì hàng ngàn tấn nông sản không tiêu thụ được, T rủ H đi mua 5 kg củ cải để ủng hộ bà con nhưng bị ngắn lại: “Nhà chỉ có hai mẹ con, cậu mua nhiều củ cải làm gì!”. Nếu là T, em sẽ nói gì với H?
b. Chị P vui mừng báo tin cho K có công ty môi giới việc làm trên Internet giới thiệu chị làm nhân viên bán hàng của siêu thị X với mức lệ phí môi giới 300.000 đồng. Nếu là K, em sẽ nói gì với chị P?
Lời giải:
- Xử lí tình huống a. Nếu là T, em sẽ nói với H rằng: do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm nên bà con nông dân đang không bán được hàng. Chúng ta nên hỗ trợ, mua sản phẩm nhiều hơn để cân đối cung - cầu, giúp người sản xuất khỏi bị thua lỗ, tiếp tục tái sản xuất để cung cấp sản phẩm cho xã hội. Hơn nữa, củ cải rất tốt cho sức khỏe lại chế biến được nhiều món ăn ngon, như: củ cải xào; kim chi… hoặc chúng ta cũng có thể phơi khô để dùng dần, rất tiện lợi.
- Xử lí tình huống b. Nếu là K, em sẽ nói với chị P rằng: hiện nay, một số công ty môi giới trên mạng xã hội có hành vi lừa đảo, cung cấp thông tin giả để thu phí dịch vụ, do đó, chị K phải cẩn thận, xác định rõ thông tin của công ty môi giới trước khi sử dụng dịch vụ của họ.
Lời giải:
(*) Gợi ý:
- Thức ăn nhanh (hay còn gọi là fast food) là một thuật ngữ dùng để chỉ thức ăn đã được chế biến sẵn hoặc chế biến rất nhanh chóng để phục vụ cho người ăn.
- Trên thị trường Việt Nam hiện nay phổ biến các loại thức ăn nhanh như: Pizza, gà rán, hamburger, xúc xích… từ những thương hiệu nổi tiếng quốc tế du nhập vào Việt Nam như: Lotteria, KFC, Pizza Hut
- Việc tiêu dùng thức ăn nhanh đang trở nên phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Tiêu dùng thức ăn nhanh có nhiều lợi ích nhưng cũng đưa đến nhiều tác hại.
- Lợi ích của thức ăn nhanh:
+ Tính tiện lợi, tiết kiệm thời gian
+ Các món ăn nhanh được chế biến hấp dẫn, đa dạng về hương vị và trình bày đẹp mắt
+ Giới trẻ thích đến những cửa hàng thức ăn nhanh để có không gian ngồi ăn uống vui vẻ cho nhóm bạn bè, nhóm đồng nghiệp
- Tác hại của việc tiêu dùng thường xuyên thức ăn nhanh:
+ Xét về góc độ sức khỏe, nhiều nghiên cứu cho thấy thức ăn nhanh, đặc biệt là đồ chiên, rán có thể gây béo phì, tiểu đường, các bệnh về tim mạch… bởi chứa rất nhiều mỡ, đường và lượng calo rất lớn.
+ Tiêu tốn chi phí.
- Bài học cho bản thân: hạn chế tiêu dùng thức ăn nhanh
Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội
Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế
1. Chủ thể sản xuất.
- Chủ thể sản xuất là những người sản xuất cung cấp hàng hoá, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chủ thể sản xuất gồm các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
- Chủ thể sản xuất có vai trò: sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất, kinh doanh và thu lợi nhuận. Họ không chỉ thoả mãn nhu cầu hiện tại của xã hội mà còn tạo ra và phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai với mục tiêu lợi nhuận tối đa trong điều kiện nguồn lực có hạn. Vì vậy, chủ thể sản xuất luôn phải quan tâm đến việc lựa chọn sản xuất hàng hoá nào, số lượng bao nhiêu, sản xuất bằng cách nào để đạt hiệu quả. Chủ thể sản xuất còn phài có trách nhiệm đối với con người - cung cấp những hàng hóa, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khỏe và lợi ích của con người trong xã hội.
Công nhân sản xuất sản phẩm may mặc
2. Chủ thể tiêu dùng
- Chủ thể tiêu dùng là người mua hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất,...
- Chủ thể tiêu dùng có vai trò định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển, có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
Người dân tiêu dùng sản phẩm
3. Chủ thể trung gian
- Các chủ thể trung gian là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường (như: các thương nhân chuyên phân phối hàng hoá, nhà môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, giới thiệu việc làm,...).
- Họ có vai trò ngày càng quan trọng, là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bán, sản xuất - tiêu dùng,... giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.
4. Chủ thể nhà nước
- Là chủ thể trong nển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước có vai trò quản lí nền kinh tế thống qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế:
+ Nhà nước tạo môi trường pháp lí thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triền kinh tế.
+ Nhà nước tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, ban hành các chính sách, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế phát triển theo mục tiêu; xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển và kinh doanh những dịch vụ công cộng như bảo đảm an ninh, quốc phòng, tài chính, tín dụng, năng lượng, giao thông, viễn thông,...; khắc phục những bất ổn trong nền kinh tế như khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát,...
+ Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước ban hành các bộ luật liên quan đến các vấn đề kinh tế