Giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1 (Kết nối tri thức): Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

16 K

Lời giải bài tập Giáo dục kinh tế lớp 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Kinh tế Pháp luật 10 Bài 1 từ đó học tốt môn KTPL 10.

Giải bài tập KTPL lớp 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Video giải Kinh tế Pháp luật Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội - Kết nối tri thức

Mở đầu

Mở đầu trang 6 KTPL 10: Em hãy kể tên một hoạt động kinh tế đang diễn ra trong đời sống hằng ngày và chia sẻ về vai trò của hoạt động này đối với đời sống xã hội.

Phương pháp giải:

- Em hãy liệt kê những hoạt động kinh tế mà em quan sát được trong đời sống hằng ngày.

- Từ quan sát của bản thân và trải nghiệm thực tế hãy chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó.

Trả lời:

- Hoạt động trồng lúa, trồng cây lương thực: Phục vụ nhu cầu lao động sản xuất, cung cấp, giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm.

- Sản xuất đồ gia dụng, nhu yếu phẩm, văn phòng phẩm: Phục vụ nhu cầu cần thiết của các công ty, doanh nghiệp, các tầng lớp, lứa tuổi trong đời sống xã hội.

- Sản xuất linh kiện điện tử, các sản phẩm công nghệ cao: Phục vụ cho đời sống, cho ngành công nghiệp, sản xuất hàng hóa.

Khám phá 

1. Hoạt động sản suất

Câu hỏi trang 7 KTPL 10: Em hãy quan sát các hình ảnh sau để trả lời câu hỏi:

Kinh tế 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội | Kết nối tri thức (ảnh 1)

Em hãy mô tả nội dung hoạt động sản xuất trong các hình ảnh và cho biết hoạt động đó có đóng góp gì cho đời sống xã hội

Phương pháp giải:

- Quan sát các bức tranh và nêu hoạt động sản xuất được thể hiện trong đó.

- Từ những hình ảnh được mô tả hãy chia sẻ hiểu biết của em về các hoạt động kinh tế đó.

Trả lời:

- Tranh 1: Hoạt động lắp ráp, sản xuất ô tô: Phục vụ cho đời sống, phục vụ phương tiện tham gia giao thông cho người dân.

- Tranh 2: Hoạt động thu hoạch lúa, sản xuất lúa gạo: Cung cấp lương thực, thực phẩm, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.

2. Hoạt động phân phối - trao đổi

Câu hỏi trang 7 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Trường hợp 1.

Kinh tế 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội | Kết nối tri thức (ảnh 2)

Ban Giám đốc Công ty X đã có quyết định phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất như thế nào? Quyết định này mang lại kết quả gì cho doanh nghiệp và người lao động?

Trường hợp 2.

Kinh tế 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội | Kết nối tri thức (ảnh 3)

Trong thông tin trên, người dân xã Cán Cấu đến chợ để làm gì? Việc duy trì hoạt động trao đổi ở chợ Cán Cấu có vai trò gì đối với đời sống của người dân nơi đây?

Phương pháp giải:

- Đọc trường hợp và nêu quyết định phân bố nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả sản xuất của Công ty X trong trường hợp trên.

- Đọc thông tin và nêu được việc làm của người dân xã Cán Cấu ở chợ. Chỉ ra vai trò của hoạt động ở chợ đối với đời sống của người dân nơi đây.

Trả lời:

*Trường hợp 1:

- Ban Giám đốc đã quyết định thu hẹp sản xuất một số sản phẩm có mức tiêu thụ chậm, tập trung nguồn lực như máy móc, nguyên liệu, nhân công.... 

- Kinh doanh thành công, doanh thu và lợi nhuận tăng lên rõ rệt nên công ty có điều kiện tăng thêm thu nhập cho cán bộ và nhân viên. Công ty còn quy định mức thưởng xứng đáng với sự đóng góp của mỗi cá nhân nên ai cũng phấn khởi, có thêm động lực để thi đua lao động sản xuất.

*Trường hợp 2:

- Người dân xã Cán Cấu đến chợ để thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa đến tay người tiêu dùng. 

- Việc duy trì hoạt động trao đổi hàng hóa giúp người dân có thể bán những sản phẩm mình có và mua được những vật phẩm cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất trong đời sống hằng ngày. 

3. Hoạt động tiêu dùng

Câu hỏi trang 9 KTPL 10: Em hãy quan sát tranh và đọc thông tin để trả lời câu hỏi:

1. Các nhân vật trong hai bức tranh trên đang sử dụng sản phẩm gạo với mục đích gì?

2. Dịch bệnh Covid – 19 khiến hoạt động tiêu dùng thay đổi như thế nào? Những thay đổi của hoạt động tiêu dùng có tác động gì đến đời sống xã hội? 

Phương pháp giải:

1. Quan sát tranh và chỉ ra mục đích sử dụng sản phẩm gạo của các nhân vật trong tranh.

2. Đọc thông tin và chỉ ra những thay đổi của hoạt động tiêu dùng và sự tác động của nó đến đời sống xã hội.

Trả lời:

1.

- Tranh 1: Sản phẩm gạo được sử dụng làm thực phẩm thiết yếu, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày.

- Tranh 2: Nhân vật sử dụng sản phẩm gạo để chế biến, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, thu về lợi nhuận. 

2.

- Dịch bệnh Covid – 19 khiến nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu để chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc cá nhân, ăn uống, vui chơi tại nhà,... tăng cao, tạo cơ hội phát triển cho một số ngành sản xuất như: sản xuất khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, máy trợ thở, vắc xin phòng dịch, mì ăn liển, thực phẩm đông lạnh, vận chuyển giao nhận hàng hoá tại nhà.

- Một số doanh nghiệp sản xuất không bán được hàng hoá, nhiều cửa hàng dịch vụ ăn uống phải đóng cửa, các công ty du lịch phải tạm dừng hoạt động vì không có khách...

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 9 KTPL 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1:

1. Em hiểu thế nào là sản xuất xanh?

2. Việc thực hiện sản xuất xanh sẽ mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và xã hội?

Trường hợp 2:

Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp và người lao động?

Trường hợp 3:

1. Bán hàng trực tuyến thuộc hoạt động kinh tế nào? Hình thức bán hàng này có tác động tích cực, tiêu cực gì đến đời sống xã hội?

2. Theo em, có biện pháp nào để hạn chế tác động tiêu cực của hình thức bán hàng trực tuyến?

Trường hợp 4:

1. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?

2. Hãy đề xuất biện pháp để khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này.

Phương pháp giải:

Em đọc các thông tin và dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

Trả lời:

*Trường hợp 1:

1. Thực hiện sản xuất xanh, giảm thiểu ô nhiễm và phát thải khí nhà kính hướng tới phát triển bền vững, áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như: sử dụng các nguyên vật liệu, phương tiện tiêu thụ ít điện năng, điện mặt trời,... 

2. Việc thực hiện sản xuất xanh sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội như: Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh, có cơ hội bước chân vào những thị trường “khó tính” khi tạo ra được những sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường.

*Trường hợp 2: 

Giải pháp điều chỉnh hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp Y mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động là:

- Giúp doanh nghiệp giữ được nguồn lao động cố định, vẫn hoạt động sản xuất như bình thường, doanh nghiệp vẫn có khả năng đáp ứng được nguồn sản phẩm mọi thời điểm.

- Người lao động vẫn có việc làm và thu nhập ổn định, phù hợp với sức lao động của mình.

*Trường hợp 3:

1. Bán hàng trực tuyến là một hình thức kinh doanh được nhiều bạn trẻ thử sức vì không tốn chi phi thuê mặt bằng, nguồn nhân lực, có thể cạnh tranh với các cửa hàng khác, mang lại nguồn thu nhập hằng tháng thông qua sử dụng các công cụ truyền thống để quảng cáo các sản phẩm của mình.

- Tích cực: Người tiêu dùng ngày càng thích sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến này vì có nhiều tiện lợi. 

- Tiêu cực: mất thời gian chờ đợi hàng hoá đến tay, sản phẩm nhận được nhiều khi không đúng với quảng cáo,...

2. Theo em, biện pháp để hạn chế tác động tiêu cực của hình thức bán hàng trực tuyến là:

- Kinh doanh các mặt hàng mà nhu cầu người dân sử dụng nhiều nhất

- Đảm bảo chất lượng hàng hóa.

- Cần có chiến lược maketing tốt, không “treo đầu dê bán thịt chó”.

- Tăng cường nhân lực thực hiện vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, an toàn đến tay người tiêu dùng.

*Trường hợp 4:

1. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng đến đời sống xã hội là: Rác thải nhựa khó phân hủy, không thể phân hủy tăng dần theo từng năm dẫn đến ô nhiêm môi trường.

2. Một số biện pháp để khắc phục, hạn chế:  

- Hạn chế tối đa việc sử dụng bao bìa nhựa, nilon...

- Nên dùng các loại màn bọc thực phẩm bằng giấy hoặc những vẫn liệu dễ phân hủy không gây ô nhiễm môi trường....

Luyện tập 2 trang 10 KTPL 10: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các nhân vật trong những tình huống sau:

a. Chị H có ý định sẽ mở một xưởng sản xuất quần áo thời trang, gắn nhãn mác một số thương hiệu nổi tiếng đang được người tiêu dùng ưa chuộng lên sản phẩm của mình.

Theo em, chị H có nên thực hiện dự định này không? Vì sao?

b. Bố mẹ N có ý định mở một quán trò chơi điện tử trực tuyến ngay gần cổng một trường trung học phổ thông với mong muốn sẽ thu hút được đối tượng khách hàng là các bạn học sinh.

Nếu là N, em sẽ nói gì với bố mẹ về ý định này?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các tình huống và tự liên hệ bản thân để nói lên suy nghĩ của mình.

Trả lời:

a. Theo em, chị H không nên thực hiện dự định này. Vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm hàng thật, làm mất uy tín, ảnh hưởng đến thương hiệu, người dân sẽ không tin dùng sản phẩm của cửa hàng nữa. Hơn nữa, việc làm hàng giả, hàng nhái còn là hành vi trái với pháp luật.

b.  Nếu là N. em sẽ nói với bố mẹ không nên kinh doanh với hình thức này. Vì gần trường đối tượng chủ yếu là học sinh, làm cho các bạn học sinh ham chơi, bỏ bê chuyện học, ảnh hưởng đến tương lai, ảnh hưởng cả quá trình giảng dạy của trường lớp cũng như gia đình.

Luyện tập 3 trang 10 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn đóng vai “Táo quân” theo các gợi ý sau:

- Xây dựng kịch bản với bối cảnh các Táo Sản xuất, Táo Phân phối – Trao đổi và Táo Tiêu dùng lên báo cáo các hoạt động của nền kinh tế với Ngọc Hoàng. Từng vai Táo khẳng định lĩnh vực mình phụ trách có những đóng góp quan trọng trong đời sống xã hội.

- Phân công vai diễn và thể hiện tiểu phẩm trước lớp.

Phương pháp giải:

- Em dựa vào gợi ý và cùng các bạn thảo luận để hoàn thành bài tập.

- Em dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành tiểu phẩm trước lớp.

Trả lời:

Em chủ động hoàn thành bài tập.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 10 KTPL 10: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng ý tưởng kinh doanh trực tuyến một mặt hàng nào đó

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức bài học và cùng các bạn thảo luận để lên ý tưởng kinh doanh.

Trả lời:

Ý tưởng kinh doanh đồ uống giải khát trực tuyến.

- Xây dựng Menu.

- Dựa trên menu để mua nguyên liệu với số vốn hợp lý: Nguyên liệu để pha chế đồ uống, dụng cụ làm đồ uống, cốc đựng, bao bì sản phẩm,...

- Phân chia công việc cho từng thành viên trong nhóm:

+ Người pha chế

+ Người quản lý nhận đơn hàng trực tuyến

+ Người vận chuyển đơn hàng đến với khách hàng

+ Người thực hiện quảng bá thương hiệu,...

Vận dụng 2 trang 10 KTPL 10: Em hãy vẽ tranh cổ động cho hoạt động “tiêu dùng xanh” và chia sẻ nội dung, ý nghĩa của bức tranh với thầy cô và các bạn.

Phương pháp giải:

Em dựa vào các kiến thức đã học về hoạt động “tiêu dùng xanh” để vẽ tranh và chia sẻ với thầy cô, bạn bè.

Trả lời:

Em có thể dựa trên các hoạt động “tiêu dùng xanh” mà em quan sát, hoặc em thực hiện trong cuộc sống hằng ngày như: Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, quy trình sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường,... Từ đó tìm kiếm nguồn cảm hứng để vẽ tranh cổ động.

Lý thuyết Kinh tế pháp luật 10 Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

1. Hoạt động sản xuất.

- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.

- Hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối - trao đổi, tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

2. Hoạt động phân phối - trao đổi.

- Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất. các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng).

- Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt).

- Phân phối - trao đổi đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triền nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. Trao đổi giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

3. Hoạt động tiêu dùng.

- Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

- Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, như đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất; Tiêu dùng còn giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. Vì vậy, tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phầm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ.

- Trong đời sống xã hội, các hoạt động: sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, sản xuất là gốc, có vai trò quyết định; tiêu dùng là mục đích, là động lực của sản xuất, còn phân phối và trao đồi là cầu nối sản xuất với tiêu dùng, có tác động đến cả sản xuất và tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1: Các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá