Sách bài tập Địa lí 8 Bài 13 (Chân trời sáng tạo): Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

1.2 K

Với giải sách bài tập Địa lí 8 Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 8 Bài 13: Đặc điểm của sinh vật và vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

Câu 1 trang 51 SBT Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. trang 51 SBT Địa Lí 8: Sự đa dạng và phong phú của sinh vật Việt Nam được thể hiện bởi

A. sự đa dạng về thành phần loài, nguồn gen di truyền và hệ sinh thái.

B. có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

C. có nhiều sinh vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

D. có nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

2. trang 51 SBT Địa Lí 8: Hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố

A. rộng khắp trên cả nước.

B. ở vùng đồi núi.

C. ở vùng đồng bằng.

D. ở vùng đất bãi triều cửa sông, ven biển, ven các đảo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

3. trang 51 SBT Địa Lí 8: Nhận định nào sau đây đúng về hệ sinh thái nông nghiệp?

A. Hệ sinh thái nông nghiệp cũng chính là hệ sinh thái tự nhiên.

B. Phân bố ở vùng đồng bằng, vùng ven biển.

C. Nơi diễn ra các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.

D. Có xu hướng mở rộng và chiếm diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

4. trang 51 SBT Địa Lí 8: Loại rừng nào sau đây không thuộc hệ sinh thái tự nhiên trên cạn?

A. rừng kín thường xanh.    B. hệ sinh thái nước ngọt.

C. rừng ôn đới trên núi.    D. rừng trồng cây lâu năm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 51 SBT Địa Lí 8: Hãy điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây.

Việt Nam có đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên ………………... và ……………………Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn tiêu biểu là ……………………..Ngoài ra, những nơi có địa hình cao sẽ có rừng ôn đới trên núi. Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Tiêu biểu của hệ sinh thái nước mặn là…………………….

Ngoài các hệ sinh thái…………………. con người tiến hành các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, dần dần hình thành nên các hệ sinh thái............................... Các hệ sinh thái này có mặt ở hầu hết các vùng lãnh thổ và có xu hướng………………….

Trả lời:

Việt Nam có đầy đủ các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn dưới nước. Hệ sinh thái tự nhiên trên cạn tiêu biểu là rừng nhiệt đới gió mùa chiếm phần lớn diện tích, bao gồm: rừng kín thường xanh, rừng thưa, rừng tre nứa, rừng trên núi đá vôi,...Ngoài ra, những nơi có địa hình cao sẽ có rừng ôn đới trên núi. Hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm hệ sinh thái nước mặn và nước ngọt. Tiêu biểu của hệ sinh thái nước mặn là điển hình ở các vùng ven biển, cửa sông là rừng ngập mặn; ở các độ sâu khác nhau lại chia thành các vùng nước với nhiều loài sinh vật biển. Hệ sinh thái nước ngọt có ở sông, suối, ao, hồ, đầm,...

Ngoài các hệ sinh thái tự nhiên con người tiến hành các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, dần dần hình thành nên các hệ sinh thái nông nghiệp. Các hệ sinh thái này có mặt ở hầu hết các vùng lãnh thổ và có xu hướng ngày càng mở rộng, chiếm dần diện tích của các hệ sinh thái tự nhiên.

Câu 3 trang 52 SBT Địa Lí 8: Hãy tìm một số ví dụ chứng minh đa dạng sinh học nước ta đang bị suy giảm.

Trả lời:

+ Các hệ sinh thái rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh.

+ Các hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô cũng bị giảm đáng kể do tác động của con người.

+ Một số loài thực vật có nguy cơ cạn kiệt như các loài gỗ quý (đinh, lim, sến, táu,...).

+ Nhiều loài động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng như: tê giác, voi, hổ,... và một số loài chim như: vẹt ngũ sắc, sếu đầu đỏ, gà lam đuôi trắng,...

Câu 4 trang 52 SBT Địa Lí 8: Hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây.

Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta

Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường

........................... ........................... ...........................

Trả lời:

Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta

Thực hiện nghiêm Luật Bảo vệ môi trường

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Tích cực trồng cây để bảo vệ môi trường.

Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia nhằm bảo vệ và khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên, rừng nguyên sinh và động thực vật quý hiếm.

Xử lí chất thải của các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống của con người và các loài sinh vật,...

 

Câu 5 trang 53 SBT Địa Lí 8: Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về bảo vệ đa dạng sinh học ở Việt Nam. Ghi lại thông tin và dán hình ảnh minh hoạ vào các ô tương ứng để giới thiệu với các bạn.

Trả lời:

Việt Nam là một trong những nước có đa dạng sinh học cao với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc hữu. Địa hình và khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tạo ra sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên, trong đó hệ sinh thái rừng, đồng cỏ, các vùng đất ngập nước nội địa, đụn cát, bãi triều, cửa sông, thảm cỏ biển và rạn san hô, vùng biển sâu…

Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về bảo vệ đa dạng sinh học

Kiểm lâm tại khu vườn quốc gia Bạch Mã

Tuy nhiên những năm qua, những hoạt động như khai thác quá mức tài nguyên sinh vật, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng đánh bắt thủy sản chưa hợp lý… khiến nguồn tài nguyên sinh học ở nước ta không ngừng suy giảm.

Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về bảo vệ đa dạng sinh học

Con người đang góp phần suy giảm đa dạng sinh học

Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học ngày 17/10/1994. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Đó là xây dựng được hệ thống các cơ quan quản lý, khung chính sách và pháp luật về đa dạng sinh học; hệ thống các khu bảo tồn đã được thành lập; các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm được bảo vệ bằng pháp luật và thông qua các chương trình hành động; tiếp thu, đẩy mạnh thực hiện các vấn đề mới của bảo tồn đa dạng sinh học như an toàn sinh học, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích có được từ việc sử dụng nguồn gene…

Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước Đa dạng sinh học ngày 17/10/1994. Từ đó đến nay, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong công cuộc bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

Em hãy sưu tầm một câu chuyện và ba hình ảnh về bảo vệ đa dạng sinh học

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nghiên cứu nhân giống, bảo tồn một số loài thực vật.

Đặc biệt là nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của đa dạng sinh học đối với cuộc sống và phát triển bền vững đất nước ngày càng được nâng cao.

Việt Nam cũng khuyến khích áp dụng các giải pháp công trình để có hiệu quả và bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường tự nhiên; thúc đẩy việc thực hiện các mô hình bảo tồn và sử dụng bền vững, áp dụng tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý tổng hợp đới bờ, lưu vực sông, quản lý rừng bền vững, chú trọng vai trò và quyền lợi của cộng đồng.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Đánh giá

0

0 đánh giá