Giải SGK Khoa học tự nhiên 7 Bài 17 (Cánh diều): Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

6.8 K

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 17 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

Video giải KHTN 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều

Mở đầu trang 87 KHTN lớp 7: Mọi hoạt động đều cần năng lượng. ví dụ như xe máy chạy cân năng lượng từ xăng, sinh vật hoạt động cũng cần năng lượng. Vậy năng lượng cung cấp cho sinh vật lấy từ đầu và nhờ quá trình nào?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 1)

Phương pháp giải:

Mọi hoạt động đều cần năng lượng. Ví dụ như xe máy chạy cần năng lượng từ xăng, sinh vật hoạt động cũng cần năng lượng, năng lượng của sinh vật là sản phẩm của quá trình trao đổi và chuyển hóa năng lượng phức tạp.

Trả lời:

Năng lượng của sinh vật lấy từ quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng.

- Ở thực vật: quá trình quang hợp.

- Ở động vật: quá trình tiêu hóa thức ăn.

1. Khái niệm trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Câu hỏi 1 trang 87 KHTN lớp 7: Quan sát hình 17.2, cho biết cơ thể người thu nhận và thải ra những gì trong quá trình trao đổi chất theo gợi ý trong hình 17.3.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Quan sát hình:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 3)

Trả lời:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 4)

Tìm hiểu thêm trang 88 KHTN lớp 7: Uống đủ nước, luyện tập thể dục, thể thao phù hợp,.. sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hãy tìm hiểu thêm các biện pháp giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể và giải thích.

Phương pháp giải:

Uống đủ nước, luyện tập thể dục, thể thao phù hợp,.. sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Trả lời:

- Uống đủ nước, luyện tập thể dục, thể thao phù hợp,.. sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

- Quá trình trao đổi chất là sự chuyển hóa năng lượng từ thức ăn cho bộ máy cơ thể vận hành. Khi chúng ta tăng cường luyện tập thể dục thể thao là đang thúc đẩy cơ thể vận động, tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng.

Câu hỏi 2 trang 88 KHTN lớp 7: Kể tên các dạng năng lượng nêu một số ví dụ về sự chuyển hoá năng lượng ở thực vật và động vật.

Trả lời:

Một số dạng năng lượng:

- Động năng

- Năng lượng điện

- Năng lượng nhiệt

- Năng lượng ánh sáng

- Năng lượng âm thanh

Ví dụ về dạng chuyển hóa năng lượng:

Thực vật:

Quá trình quang hợp: Năng lượng ánh sáng (Quang năng) → ATP (Hóa năng)

Động vật:

Quá trình điều hòa thân nhiệt: Glycerol → ATP (Hóa năng) → Nhiệt năng

Luyện tập 1 trang 88 KHTN lớp 7: Các hoạt động ở con người (đi lại, chơi thể thao…) đều cần năng lượng. Năng lượng đó do đâu mà có và và đã được biến đổi từ dạng này sang dạng nào?

Phương pháp giải:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của sinh vật.

Trả lời:

Năng lượng phục vụ cho các hoạt động của con người là sản phẩm của quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn.

2. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể

Câu hỏi 3 trang 88 KHTN lớp 7: Vì sao trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?

Phương pháp giải:

Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của sinh vật.

Trả lời:

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể; xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

Luyện tập 2 trang 89 KHTN lớp 7: Lấy ví dụ minh hoạ về vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể.

Trả lời:

Ví dụ:

- Quá trình trao đổi chất ở cơ thể người:

Khi chúng ta ăn ta chuyển đổi và hấp thu chất dinh dưỡng năng lượng - Hóa năng, chuyển hóa năng lượng - Hóa năng thành động năng trong quá trình vận động.

Vận dụng 1 trang 89 KHTN lớp 7: Cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?

Trả lời:

Khi cơ thể nghỉ ngơi vẫn sẽ tiêu tốn năng lượng. Vì, khi cơ thể nghỉ ngơi các cơ quan trong cơ thể vẫn cần duy trì hoạt động như hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, … Các cơ quan này cần sử dụng năng để hoạt động.

Vận dụng 2 trang 89 KHTN lớp 7: Vì sao làm việc nhiều cần tiêu thụ nhiều thức ăn?

Trả lời:

Khi chúng ta làm việc cơ thể cần tiêu thụ một lượng lớn năng lượng, ta cần tiêu thụ nhiều thức ăn để bổ sung và bù đắp phần năng lượng đã sử dụng.

Vận dụng 3 trang 89 KHTN lớp 7: Vì sao khi vận động thì cơ thể nóng dần lên?

Trả lời:

Cơ thể nóng lên khi vận động hay sởn gai ốc khi gặp lạnh là cơ chế điều hòa thân nhiệt của cơ thể:

Khi vận động cơ thể chúng ta chuyển đổi cơ năng thành nhiệt năng → Cơ thể nóng lên.

Vận dụng 4 trang 89 KHTN lớp 7: Vì sao cơ thể thường sởn gai ốc khi gặp lạnh.

Trả lời:

Khi gặp lạnh chúng ta bị nổi da gà, lông cơ thể dựng lên mở rộng khoảng giữ nhiệt, giúp tăng khả năng chịu lạnh.

Lý thuyết KHTN 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

I. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

1. Trao đổi chất

- Khái niệm trao đổi chất: Trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật và sự trao đổi các chất giữa cơ thể với môi trường để đảm bảo duy trì sự sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Trao đổi chất ở người

- Sự trao đổi các chất giữa cơ thể người với môi trường ngoài:

+ Cơ thể lấy từ môi trường ngoài nước, oxygen, các chất dinh dưỡng,…

+ Cơ thể thải ra môi trường ngoài khí carbon dioxide, các chất thải, chất dư thừa, cặn bã,…

- Vai trò của trao đổi chất: Trao đổi chất là đặc tính cơ bản của sự sống. Không có trao đổi chất thì cơ thể không thể duy trì sự sống.

- Tùy theo kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật tự dưỡng: Gồm các sinh vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng. Ví dụ: thực vật, vi khuẩn quang hợp, tảo,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1) Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Thực vật

Vi khuẩn lam

Tảo

+ Sinh vật dị dưỡng: Gồm các sinh vật không có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng, phải lấy chất dinh dưỡng từ môi trường. Ví dụ: động vật, con người,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Động vật là sinh vật tự dưỡng

2. Chuyển hóa năng lượng

- Chuyển hóa năng lượng là quá trình biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

- Một số dạng năng lượng: quang năng, cơ năng, nhiệt năng,…

- Một số ví dụ về sự chuyển hóa năng lượng ở thực vật và động vật:

 + Thực vật chuyển hóa ánh sáng mặt trời (quang năng) thành hóa năng trong các liên kết hóa học ở các chất hữu cơ.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Quang hợp ở thực vật

 + Khi chạy, con người chuyển hóa hóa năng (năng lượng trong các liên kết hóa học) thành cơ năng để thực hiện các hoạt động chạy.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Người đang chạy

II. VAI TRÒ CỦA TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG TRONG CƠ THỂ

1. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể

- Chất hữu cơ khi được phân giải trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sẽ giải phóng năng lượng. Năng lượng giải phóng khi phân giải các chất hữu cơ được sử dụng để tổng hợp chất hữu cơ mới và thực hiện các hoạt động sống của cơ thể.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

2. Xây dựng cơ thể

- Các chất lấy vào cơ thể được biến đổi thành các chất cần thiết để xây dựng và duy trì các tế bào, mô, cơ quan của cơ thể, giúp sinh vật sinh trưởng, phát triển và sinh sản → Để cơ thể sinh trưởng và phát triển bình thường, cần thực hiện các biện pháp tăng cường trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

3. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể

- Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng còn giúp cơ thể thải các chất dư thừa, cạn bã ra khỏi cơ thể giúp đảm bảo duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể, tránh hiện tượng gây độc cho cơ thể.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật - Cánh diều (ảnh 1)

Khi chạy, cơ thể tăng cường thải khí carbon dioxide

→ Cả 3 vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đều mang tính sống còn đối với sự sống. Như vậy, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là điều kiện tồn tại và phát triển của sinh vật, là đặc trưng cơ bản của sự sống.

Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài tập Chủ đề 7

Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá