Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng
A. khuôn mặt.
B. mặt gương.
C. ảnh khuôn mặt trong gương.
Giải thích lựa chọn của em.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Khi em soi gương vào buổi tối, để nhìn rõ ảnh khuôn mặt của mình trong gương, em nên chiếu sáng khuôn mặt vì khi khuôn mặt được chiếu sáng, ánh sáng từ nguồn sáng chiếu đến mặt được hắt trở lại, truyền tới mặt gương và bị phản xạ lại trên mặt gương.
Lời giải:
- Bóng tối 1 được tạo thành do ảnh của cây nến đang cháy trong gương trở thành nguồn sáng, ánh sáng từ nguồn sáng này bị cản bởi cây nến đang cháy tạo ra.
- Bóng tối 2 được tạo thành là do ảnh của cây nến đang cháy trong gương trở thành nguồn sáng, bị cản bởi cây nến đang tắt tạo ra.
- Bóng tối 3 là do cây nến đang cháy là nguồn sáng bị cản bởi cây nến đang tắt tạo ra.
A. Ngọn nến sáng yếu hơn.
B. Ngọn nến sáng mạnh hơn.
C. Không có gì khác.
D. Chỉ thấy một phần của ngọn nến.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Để mắt trong vùng nửa tối, ta quan sát thấy ngọn nến không có gì khác so với khi không có màn chắn.
Lời giải:
Hiện tượng trên xảy ra là do khoảng cách từ vị trí của Lan và em trai tới nguồn sáng là khác nhau.
Lời giải:
Trường hợp b)
Trường hợp d)
Lời giải:
Trong phòng mổ người ta thường phải sử dụng nhiều đèn ở các vị trí khác nhau để tránh hiện tượng che khuất ánh sáng do người và các dụng cụ khác trong phòng tạo nên bóng tối và bóng nửa tối ảnh hưởng tới ca mổ.
Lời giải:
- Khi đặt bàn tay ở dưới một ngọn đèn sợi đốt thì bóng của bàn tay trên mặt bàn rõ nét vì đèn sợi đốt là một nguồn sáng hẹp. Do đó, ta chỉ nhìn thấy chủ yếu là vùng bóng tối rõ nét, còn vùng bóng nửa tối ở xung quanh không đáng kể.
- Khi đặt dưới bóng đèn ống thì bóng của bàn tay lại nhòe vì đèn ống là nguồn sáng rộng. Do đó, vùng bóng tối gần như không đáng kể, phần lớn là vùng bóng nửa tối ở xung quanh nên bóng bàn tay bị nhòe.
Lời giải:
Ta quan sát thấy khoảng tối dưới chân đèn là do ánh sáng từ đèn bị cọc đèn che khuất nên tạo ra bóng tối dưới chân của chính nó.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết KHTN 7 Bài 12: Ánh sáng, tia sáng
I. Năng lượng ánh sáng
- Ánh sáng là một dạng của năng lượng
Ví dụ: Nếu cầm kính lúp dưới ánh nắng mặt trời để tập trung ánh sáng lên đầu que diêm thì que diêm có thể bốc cháy
- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng cùng với sự tỏa nhiệt
Ví dụ: Mặt Trời
- Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó
Ví dụ: Mặt Trăng
II. Tia sáng
- Từ bề mặt của một vật phát sáng, ánh sáng phát ra theo mọi hướng
- Ánh sáng truyền trong các môi trường trong suốt và đồng tính như không khí, thủy tinh, nước, ... thì ánh sáng đi theo đường thẳng.
- Trong thực tế, không thể nhìn thấy một tia sáng mà chỉ nhìn thấy chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành
Ví dụ: Chùm ánh sáng mặt trời đi qua các đám mây
- Các chùm sáng thường gặp:
+ Chùm sáng song song
+ Chùm sáng phân kì
+ Chùm sáng hội tụ
III. Bóng tối, bỏng nửa tối
- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng nhỏ vào một vật cản sáng có kích thước lớn hơn nguồn sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện một vùng tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối.
- Khi chiếu ánh sáng từ một nguồn sáng lớn vào một vật cản sáng, phía sau vật cản sẽ xuất hiện vùng tối và vùng nửa tối. Nếu ta đặt một màn hứng ánh sáng phía sau vật cản, trên màn có phần không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng, ta gọi là bóng tối, có phần nhận được ít ánh sáng truyền tới, ta gọi là bóng nửa tối.