Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm
Bài 10.1 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7:
a) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống to hơn?
A. Đánh trống mạnh hơn.
B. Đánh trống nhẹ đi.
C. Làm trùng da trống một chút.
D. Làm căng da trống một chút.
b) Cách làm nào sau đây tạo ra tiếng trống trầm hơn?
A. Đánh trống mạnh hơn.
B. Đánh trống nhẹ đi.
C. Làm trùng da trống một chút.
D. Làm căng da trống một chút.
Lời giải:
a) Đáp án đúng là: A
Tiếng trống phát ra to hơn khi mặt trống dao động mạnh hơn.
b) Đáp án đúng là: C
Tiếng trống phát ra âm trầm hơn khi mặt trống dao động với tần số nhỏ hơn.
Bài 10.2 trang 25 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra cao.
B. Khi tần số âm thay đổi, âm phát ra thấp.
C. Vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng thấp.
D. Âm phát ra thấp tức là tần số dao động nhỏ, vật dao động chậm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A sai vì khi tần số âm lớn thì âm phát ra cao.
B sai vì khi tần số âm nhỏ thì âm phát ra thấp.
C sai vì vật dao động càng nhanh thì âm phát ra càng cao.
A. Gảy vào dây đàn mạnh hơn.
B. Thay đổi vị trí bấm phím đàn.
C. Thay đổi tư thế ngồi.
D. Tì thân đàn sát vào thân người.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A sai vì gảy mạnh dây đàn giúp âm phát ra to hơn.
C, D không liên quan tới âm phát ra.
A. Do mặt nước không dao động mà chỉ chuyển động nên không phát ra âm.
B. Do không khí bên trên mặt nước không dao động.
C. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá lớn.
D. Mặt nước dao động nhưng phát ra âm có tần số quá nhỏ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
A sai vì mặt nước có dao động.
B sai vì không khí bên trên mặt nước có dao động vì mặt nước dao động.
C sai vì mặt nước không dao động quá nhanh để có tần số quá lớn, lớn hơn 20 000 Hz để tai người không nghe thấy được.
D đúng vì nếu tần số dao động của mặt nước nhỏ hơn 20 Hz thì tai người không nghe thấy được.
a) Độ cao của âm có liên hệ với … dao động của âm.
b) Âm càng cao khi … càng lớn.
c) Siêu âm là các âm có tần số … 20 000 Hz.
d) Siêu âm … được trong không khí.
e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có … khác nhau.
g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do … dao động khác nhau.
Lời giải:
a) Độ cao của âm có liên hệ với tần số dao động của âm.
b) Âm càng cao khi tần số càng lớn.
c) Siêu âm là các âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz.
d) Siêu âm truyền được trong không khí.
e) Các nốt của một gam nhạc (đồ, rê, mi, pha, …) có tần số khác nhau.
g) Các âm thanh to nhỏ khác nhau là do biên độ dao động khác nhau.
A. 1 Hz.
B. 30 Hz.
C. 60 Hz.
D. 120 Hz.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Tần số mổ của con gà đó là
120 : (2 . 60) = 1 Hz
Lời giải:
Tai người không nghe thấy âm do các thiết bị này phát ra vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số nằm trong khoảng 20 Hz đến 20 000 Hz.
a) Hãy giải thích hiện tượng này.
b) Quả bóng sẽ dao động như thế nào nếu loa phát ra âm:
(i) Cao hơn?
(ii) To hơn?
Lời giải:
a) Khi loa phát ra âm, tạo ra sự lan truyền dao động của các lớp không khí. Lớp không khí quanh quả bóng bàn dao động sẽ làm quả bóng này dao động.
b)
(i) Âm phát ra từ loa cao hơn thì quả bóng dao động với tần số lớn hơn (số dao động trong 1 giây nhiều hơn).
(ii) Âm phát ra từ loa to hơn thì quả bóng dao động với biên độ lớn hơn, tức là lệch khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn.
Khi thay đổi độ căng của dây cao su, An nhận thấy âm phát ra cao, thấp khác nhau. Khi thay đổi lực kéo của tay lên dây cao su An cũng nhận thấy âm phát ra to, nhỏ khác nhau.
a) Hãy giải thích hiện tượng bằng các khái niệm biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm.
b) Em hãy chế tạo đàn ghi ta cao su như của bạn An và kiểm nghiệm lại những điều An đã nhận thấy.
Lời giải:
a) Khi dây cao su căng ra, tần số dao động sẽ lớn hơn so với khi dây trùng. Khi lấy tay kéo dây cao su với biên độ lớn thì dây cao su phát ra âm to hơn so với khi kéo dây cao su với biên độ nhỏ.
b) Em tự chế tạo đàn ghi ta cao su như của bạn An và kiểm nghiệm lại những điều An đã nhận thấy.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Sự truyền âm - thời gian
Lý thuyết KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
I. Biên độ và độ to của âm
1. Biên độ
- Âm thanh được phát ra từ các vật dao động
- Khi một vật có độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ của dao động
2. Độ to của âm
- Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to và ngược lại, biên độ dao động của vật phát ra âm càng nhỏ, âm càng nhỏ
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu dB.
II. Tần số và độ cao của âm
1. Tần số
-Tần số là số dao động trong 1 giây.
- Đơn vị: Hz
- Cách xác định tần số: sử dụng bộ dụng cụ xác định tần số âm thoa
+ Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh, gõ vào âm thoa.
+ Sóng âm do âm thoa phát ra được thu bằng bộ thu âm (microphone).
+ Tần số của sóng âm này sẽ hiển thị trên đồng hồ đo điện đa năng khi đặt ở chế độ đo tần số.
2. Độ cao của âm
- Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng)
- Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).