Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 10 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.
Giải bài tập KHTN lớp 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
Video giải KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm - Cánh diều
Trả lời:
Khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ lớn, ta nghe được âm to hơn. Ngược lại, khi sóng âm truyền đến tai ta với biên độ nhỏ, ta nghe được âm nhỏ hơn.
1. Biên độ và độ to của âm
Câu hỏi 1 trang 59 KHTN lớp 7: Khi gảy mạnh dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ?
Trả lời:
Khi gảy mạnh dây đàn, biên độ dao động của dây lớn, tiếng đàn phát ra sẽ to.
Trả lời:
- Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.
- Biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng bé.
Trả lời:
- Khi đánh mạnh vào mặt trống, vụn giấy (xốp) nảy lên cao, tiếng trống nghe to.
- Khi đánh nhẹ vào mặt trống, vụn giấy (xốp) nảy lên thấp, tiếng trống nghe nhỏ.
2. Tần số và độ cao của âm
Phương pháp giải:
Tần số là số dao động thực hiện được trong 1s
Trả lời:
Đổi 1 phút = 60 s
Tần số của trái tim của người này là:
f = 72 ; 60 = 1,2 (Hz)
- Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh.
- Gõ vào âm thoa
So sánh giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
Phương pháp giải:
Học sinh làm thí nghiệm
Trả lời:
Giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng bằng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
- Phần tự do của thước nào dao động nhanh hơn?
- So sánh xem thước nào phát ra âm trầm hơn, thước nào phát ra âm bổng hơn?
Trả lời:
- Thước có đầu tự do dài hơn, dao động nhanh hơn.
- Thước có đầu tự do dài hơn phát ra âm bổng hơn. Thước có đầu tự do ngắn hơn, phát ra âm trầm hơn.
Trả lời:
- Âm thoa nào có tần số càng lớn, âm phát ra càng cao.
- Âm thoa nào có tần số càng nhỏ, âm phát ra càng thấp.
Thổi vào đầu vát của ống hút, trong khi dùng ngón tay bịt rồi mở các lỗ và để ý xem độ cao của âm thanh thay đổi như thế nào. Đầu tiên bịt tất cả các lỗ, sau đó mở từng lỗ một, bắt đầu từ đầu xa miệng và di chuyển lại gần miệng.
a) Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra không?
b) Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên hay giảm dần?
Trả lời:
a) Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra.
b) Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên.
Trả lời:
Ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động vì tần số dao động của con lắc thuộc dải hạ âm.
Lý thuyết KHTN 7 Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm
I. Biên độ và độ to của âm
1. Biên độ
- Âm thanh được phát ra từ các vật dao động
- Khi một vật có độ lệch lớn nhất của vật so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ của dao động
2. Độ to của âm
- Biên độ dao động của vật phát ra âm càng lớn, âm càng to và ngược lại, biên độ dao động của vật phát ra âm càng nhỏ, âm càng nhỏ
- Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben, kí hiệu dB.
II. Tần số và độ cao của âm
1. Tần số
-Tần số là số dao động trong 1 giây.
- Đơn vị: Hz
- Cách xác định tần số: sử dụng bộ dụng cụ xác định tần số âm thoa
+ Nối đồng hồ đo điện đa năng với bộ khuếch đại âm thanh, gõ vào âm thoa.
+ Sóng âm do âm thoa phát ra được thu bằng bộ thu âm (microphone).
+ Tần số của sóng âm này sẽ hiển thị trên đồng hồ đo điện đa năng khi đặt ở chế độ đo tần số.
2. Độ cao của âm
- Tần số của dao động càng lớn, âm càng cao (càng bổng)
- Tần số của dao động càng nhỏ, âm càng thấp (càng trầm).
Sơ đồ tư duy về "Biên độ, tần số, độ to và độ cao của âm"
Xem thêm các bài giải SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: