Một người hô hấp bình thường có tần số hô hấp là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 450 mL

630

Với giải Bài 34.9 trang 91 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 34: Hệ hô hấp ở người người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 34: Hệ hô hấp ở người

Bài 34.9 trang 91 Sách bài tập KHTN 8Một người hô hấp bình thường có tần số hô hấp là 18 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào với một lượng khí là 450 mL. Khi người ấy tập luyện hô hấp sâu, tần số hô hấp là 13 nhịp/1 phút, mỗi nhịp hít vào 650 mL không khí. Biết rằng, lượng khí vô ích ở khoảng chết của mỗi nhịp hô hấp là 150 mL.

a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu.

b) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu.

c) Nêu ý nghĩa của việc của hô hấp sâu.

Lời giải:

a) - Khi người đó hô hấp bình thường:

+ Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 18 × 450 mL = 8 100 mL.

+ Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường (vô ích) là:

18 × 150 mL = 2 700 mL.

+ Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:

8 100 mL – 2 700 mL = 5 400 mL.

- Khi người đó hô hấp sâu:

+ Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 13 × 650 mL = 8 450 mL.

+ Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 13 × 150 mL = 1 950 mL.

+ Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:

8 450 mL – 1 950 mL = 6 500 mL.

b) Lượng khí hữu ích hô hấp sâu nhiều hơn hô hấp thường là:

6 500 mL – 5 400 mL = 1 100 mL.

c) Ý nghĩa của việc của hô hấp sâu: Hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở.

Đánh giá

0

0 đánh giá