Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 34: Hệ hô hấp ở người sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 34: Hệ hô hấp ở người
Bài 34.1 trang 90 Sách bài tập KHTN 8: Quan sát Hình 34.2 SGK và cho biết, khi chúng ta thở ra thì
A. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.
B. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.
C. xương ức và xương sườn nâng lên, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực tăng.
D. xương ức và xương sườn hạ xuống, cơ hoành dãn ra khiến thể tích lồng ngực giảm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Khi thở ra: Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn ra, xương ức và xương sườn
hạ xuống → Thể tích lồng ngực giảm đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
A. Khí N2.
B. Khí H2.
C. Khí CO2.
D. Khí O2.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trao đổi khí ở tế bào: O2 được khuếch tán từ máu trong mao mạch cơ thể vào các tế bào và CO2 từ trong các tế bào vào máu trong mao mạch cơ thể.
Bài 34.3 trang 90 Sách bài tập KHTN 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để được nội dung đúng.
Hệ hô hấp ở người giúp cung cấp O2 cho các …(1)…của cơ thể và loại bỏ CO2 do các tế bào thải ra khỏi…(2)… Quá trình hô hấp bao gồm …(3)…, trao đổi khí ở …(4)…và trao đổi khí ở tế bào.
Lời giải:
(1) tế bào
(2) cơ thể
(3) sự thông khí ở phổi
(4) phổi
Lời giải:
Sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo nguyên lí khuếch tán:
- Sự trao đổi khí ở phổi xảy ra giữa máu và phế nang theo nguyên lí khuếch tán nhờ sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và phế nang; màng phế nang và màng mao mạch rất mỏng.
- Sự trao đổi khí ở tế bào xảy ra giữa máu và tế bào theo nguyên lí khuếch tán nhờ sự chênh lệch nồng độ của từng chất khí (O2 và CO2) giữa máu và tế bào; màng tế bào và màng mao mạch rất mỏng.
Lời giải:
Những đặc điểm cấu tạo của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí đi vào phổi và đặc điểm tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại là:
- Làm ẩm không khí: Do lớp niêm mạc có khả năng tiết chất nhầy lót bên trong đường dẫn khí (mũi, khí quản, phế quản).
- Làm ấm không khí: Do lớp mao mạch máu dày đặc, căng máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi, phế quản.
- Tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi các tác nhân có hại: Lông mũi và chất nhầy giữ lại các hạt bụi lớn và nhỏ. Tuyến amidan và tuyến V.A ở họng chứa nhiều tế bào lympho giúp tiêu diệt vi khuẩn trong không khí . Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp, ngăn không cho thức ăn lọt vào khi nuốt.
Lời giải:
Khi ăn, không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch vì: Khi vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch thì thức ăn có thể lọt vào đường dẫn khí (thanh quản, khí quản) dẫn đến bị sặc, thậm chí gây tắc đường dẫn khí của hệ hô hấp, làm cho não bộ thiếu O2 có thể gây nguy hiểm đến tính mạng,...
Lời giải:
Đun bếp than trong phòng kín dễ gây ra hiện tượng ngạt thở vì:
- Do phòng kín nên không khí khó lưu thông được với bên ngoài (thậm chí không thể lưu thông với bên ngoài). Khi đun bếp than thì lượng O2 có trong phòng đã tham gia vào phản ứng cháy, đồng thời tạo ra khí CO2 và CO. Kết quả hàm lượng khí O2 giảm, hàm lượng CO và CO2 tăng.
- CO dễ dàng kết hợp với hemoglobin trong máu tạo thành carboxyhemoglobin qua phản ứng:Hb + CO → HbCO. HbCO là một hợp chất rất bền, khó bị phân tách, do đó máu thiếu Hb tự do chuyên chở O2 dẫn đến tế bào thiếu O2 nên gây ra hiện tượng ngạt thở.
a) Tính lưu lượng khí lưu thông, khí vô ích ở khoảng chết, khí hữu ích ở phế nang của người hô hấp thường và hô hấp sâu.
b) So sánh lượng khí hữu ích giữa hô hấp thường và hô hấp sâu.
c) Nêu ý nghĩa của việc của hô hấp sâu.
Lời giải:
a) - Khi người đó hô hấp bình thường:
+ Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 18 × 450 mL = 8 100 mL.
+ Lưu lượng khí ở khoảng chết mà người đó hô hấp thường (vô ích) là:
18 × 150 mL = 2 700 mL.
+ Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:
8 100 mL – 2 700 mL = 5 400 mL.
- Khi người đó hô hấp sâu:
+ Lưu lượng khí lưu thông trong 1 phút là: 13 × 650 mL = 8 450 mL.
+ Lưu lượng khí vô ích ở khoảng chết là: 13 × 150 mL = 1 950 mL.
+ Lượng khí hữu ích trong 1 phút hô hấp thường là:
8 450 mL – 1 950 mL = 6 500 mL.
b) Lượng khí hữu ích hô hấp sâu nhiều hơn hô hấp thường là:
6 500 mL – 5 400 mL = 1 100 mL.
c) Ý nghĩa của việc của hô hấp sâu: Hô hấp sâu sẽ làm tăng lượng khí hữu ích cho hoạt động hô hấp. Vì thế, cần phải rèn luyện để có thể hô hấp sâu và giảm nhịp thở.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn của cơ thể người
Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người
Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người
Lý thuyết KHTN 8 Bài 34: Hệ hô hấp ở người
I. Cấu tạo và chức năng của hệ hô hấp
- Hệ hô hấp ở người gồm đường dẫn khí và cơ quan trao đổi khí.
- Đường dẫn khí bao gồm: mũi (có lớp niêm mạc tiết nhầy, lông mũi và mao mạch dày đặc), họng, thanh quản (có nắp thanh quản), khí quản (có lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lòng rung chuyển động liên tục), phế quản và tiểu phế quản.
- Cơ quan trao đổi khí là hai lá phổi gồm nhiều phế nang (là nơi diễn ra quá trình trao đổi khí) được bao bọc bởi hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khi diễn ra dễ dàng.
- Đường dẫn khí dẫn khí ra và vào phổi, ngăn bụi, làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi và bảo vệ phổi khỏi tác nhân có hại từ môi trường.
- Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
- Sự phối hợp của đường dẫn khí và phổi đảm bảo chức năng lưu thông và trao đổi khí của hệ hô hấp.
- Sự phối hợp chức năng của các cơ quan trong hệ hô hấp:
- Cử động hô hấp (hít vào, thở ra) làm tăng hoặc giảm thể tích lồng ngực để thông khí vào phổi.
- Phổi và các tế bào trong cơ thể trao đổi khí theo cơ chế khuếch tán.
II. Một số bệnh về phổi, đường hô hấp
- Các bệnh về phổi, đường hô hấp như viêm đường hô hấp, viêm phổi có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ hô hấp và gây ra các triệu chứng như khó thở, đau ngực, sốt, mệt mỏi.
- Lao phổi
+ Nguyên nhân gây bệnh: Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi, phá huỷ các mô và mạch máu trong phổi, gây chảy máu và tiết chất nhầy.
+ Biểu hiện của bệnh: Đau ngực, ho khạc kéo dài, có thể họ khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, sút cân, kém ăn, mệt mỏi,...
+ Cách lây lan: Qua đường hô hấp khi tiếp xúc gần với người bệnh.
+ Biện pháp phòng chống: Tiêm vắc xin phòng bệnh, giữ vệ sinh cá nhân, tăng cường miễn dịch cơ thể.
III. Thuốc lá và tác hại của khói thuốc lá
+ Tác hại của khói thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc có hại cho hệ hô hấp như khí CO, khí NO, nicotine,...
+ Các biểu hiện của tác hại: CO chiếm chỗ của O, trong hồng cầu, làm cho cơ thể ở trạng thái thiếu O, NO gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cần trở trao đổi khi. Nồng độ khí CO và NO, trong khống khi vượt quá giới hạn cho phép gây nguy hiểm đến sức khoẻ, có thể dẫn đến tử vong. Nicotine làm tê liệt lớp lông rung trong phế quản, giảm hiệu quả lọc sạch không khí, chất này còn làm tăng nguy cơ ung thư phổi.
+ Biện pháp phòng chống: Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá của người khác, tăng cường vận động, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.