Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Bài 24.1 trang 64 Sách bài tập KHTN 8: Hình 24.1 là ảnh chụp một ampe kế. Hãy cho biết:
a) Giới hạn đo của ampe kế.
b) Độ chia nhỏ nhất của ampe kế.
c) Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (1).
d) Số chỉ của ampe kế khi kim ở vị trí (2).
Lời giải:
a) Giới hạn đo 3 A.
b) Độ chia nhỏ nhất 0,1 A.
c) 1,2 A.
d) 2,9 A.
Bài 24.2 trang 65 Sách bài tập KHTN 8: Sơ đồ mạch điện nào dưới đây được mắc đúng
Lời giải:
Đáp án đúng là C
Chốt dương của ampe kế phải mắc với chốt dương của nguồn điện, chốt âm của ampe kế mắc với các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Chốt dương của ampe kế phải mắc với chốt dương của nguồn điện, chốt âm của ampe kế mắc với các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Bài 24.4 trang 65 Sách bài tập KHTN 8: Khi mắc ampe kế vào mạch điện cần chú ý điều gì sau đây?
A. Chốt âm của ampe kế mắc vào cực dương của nguồn điện và chốt dương mắc với bóng đèn.
B. Không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
C. Chốt dương của ampe kế mắc vào cực âm của nguồn điện và chốt âm mắc với bóng đèn.
D. Mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế vào hai cực của nguồn điện.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Khi mắc ampe kế vào mạch điện cần chú ý không được mắc trực tiếp hai chốt của ampe kế trực tiếp vào nguồn điện.
Bài 24.5 trang 65 Sách bài tập KHTN 8: Trên một cầu chì có ghi 1 A. Con số này có ý nghĩa là:
A. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1 A trở lên thì dây chì sẽ đứt.
B. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn lớn hơn 1 A.
C. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn bằng 1 A.
D. Cường độ dòng điện đi qua cầu chì này luôn nhỏ hơn 1 A.
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Trên một cầu chì có ghi 1 A. Con số này có ý nghĩa là cường độ dòng điện đi qua cầu chì này từ 1 A trở lên thì dây chì sẽ đứt.
A. thay bóng đèn mắc trong mạch bằng một ampe kế mắc vào chính mạch đó.
B. cắt dây dẫn trong mạch tại điểm nào đó và mắc ampe kế vào vị trí đó.
C. mắc ampe kế vào hai đầu bóng đèn.
D. thay nguồn điện bằng ampe kế.
Lời giải:
Đáp án đúng là B
Để đo cường độ dòng điện đi qua một bóng đèn mắc trong một mạch điện kín gồm bóng đèn và nguồn điện, người ta có thể thực hiện bằng cách cắt dây dẫn trong mạch tại điểm nào đó và mắc ampe kế vào vị trí đó.
Bài 24.7 trang 66 Sách bài tập KHTN 8: Vôn kế trong sơ đồ nào dưới đây có chỉ số bằng 0?
Lời giải:
Đáp án đúng là D
Hình A số chỉ vôn kế khác 0 do đo hiệu điện thế giữa hai đầu nguồn điện.
Hình B và C số chỉ vôn kế xấp xỉ 0 do mắc vôn kế nối tiếp mạch kín.
A. Là giá trị của hiệu điện thế giữa hai dụng cụ đó khi có dòng điện chạy qua chúng.
B. Là giá trị của hiệu điện thế nhỏ nhất được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó.
C. Là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.
D. Là giá trị của hiệu điện thế cao nhất không được phép đặt vào hai đầu dụng cụ đó.
Lời giải:
Đáp án đúng là C
Số vôn ghi trên mỗi bóng đèn hoặc trên mỗi dụng cụ điện là giá trị của hiệu điện thế định mức cần phải đặt vào hai đầu dụng cụ đó để nó hoạt động bình thường.
Lời giải:
Đáp án đúng là A
Vôn kế trong sơ đồ A đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch để hở.
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 23: Tác dụng của dòng điện
Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Bài 25: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter
Lý thuyết KHTN 8 Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
I. Cường độ dòng điện
- Thí nghiệm đo cường độ dòng điện:
+ Chuẩn bị: Nguồn điện (pin) 3 V, biển trở, ampe kế, bóng đèn 1,5 V, công tắc và dây nối.
+ Tiến hành: Lắp mạch điện như sơ đồ Hình 24.1. Đóng công tắc và dịch chuyển con chạy trên biển trở đến ba vị trí khác nhau. Quan sát độ sáng của bóng đèn và đọc số chỉ trên ampe kế ở từng vị trí của con chạy. Rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa độ sáng của bóng đèn, số chỉ trên ampe kế và mức độ mạnh yếu của dòng điện.
- Đơn vị và dụng cụ đo cường độ dòng điện:
+ Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I và đo bằng đơn vị ampe (A) hoặc miliampe (mA) với 1 A = 1000 mA.
+ Ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện và được kí hiệu là "A".
- Hiệu điện thế (hay còn gọi là điện áp) giữa hai cực của pin hoặc acquy được đo bằng đơn vị vôn (V). Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U và còn có đơn vị đo là milivôn (mV) hoặc kilôvôn (kV):
1 mV = 0,001 V
1 kV = 1000 V
- Đo hiệu điện thế
- Vôn kế là dụng cụ được sử dụng để đo hiệu điện thế. Trong sơ đồ mạch điện, vôn kế được kí hiệu bằng chữ V.
- An toàn điện
Trong thí nghiệm, các nguồn điện được sử dụng cần có hiệu điện thế nhỏ hơn 40 V để đảm bảo an toàn. Khi tiếp xúc với các nguồn điện có hiệu điện thế trên 40 V, dòng điện có thể lên tới trên 70 mA, gây hại đến cơ thể.
Ví dụ, hiệu điện thế mạng điện trong gia đình thường là 220 V, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện như ổ điện, dây điện không được bọc kín để đảm bảo an toàn tính mạng.