Sách bài tập KHTN 8 Bài 26 (Kết nối tri thức): Năng lượng nhiệt và nội năng

4.1 K

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Bài 26.1 trang 72 Sách bài tập KHTN 8: Tính chất nào sau đây không phải của phân tử?

A. Chuyển động không ngừng.

B. Chuyển động càng chậm thì nhiệt độ của vật càng thấp.

C. Giữa các phân tử có lực tương tác.

D. Giữa các phân tử cấu tạo nên vật không có khoảng cách.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

D sai vì giữa các phân tử cấu tạo nên vật có khoảng cách.

Bài 26.2 trang 72 Sách bài tập KHTN 8: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây ra?

A. Đường tan trong nước.

B. Sự tạo thành gió.

C. Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.

D. Sự khuếch tán của dung dịch copper sunfate vào nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là B

B sai vì gió được tạo ra bởi sự khác biệt trong áp suất khí quyển.

Bài 26.3 trang 72 Sách bài tập KHTN 8: Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng?

A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng.

B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng.

C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng.

D. Mọi vật đều có nhiệt năng.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Mọi vật đều có nhiệt năng.

Bài 26.4 trang 73 Sách bài tập KHTN 8: Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng nào e đã học?

A. Chỉ có thế năng.

B. Chỉ có động năng.

C.Chỉ có nội năng.

D. Có cả động năng, thế năng và nội năng.

Lời giải:

Đáp án đúng là D

Một viên bi đang lăn trên mặt bàn nằm nghiêng có những dạng năng lượng: động năng, thế năng và nội năng.

Bài 26.5 trang 73 Sách bài tập KHTN 8: Khi thả một thỏi kim loại đã được nung nóng vào một chậu nước lạnh thì nội năng của thỏi kim loại và của nước thay đổi như thế nào?

A. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều tăng.

B. Nội năng của thỏi kim loại và của nước đều giảm.

C. Nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng.

D. Nội năng của thỏi kim loại tăng, nội năng của nước giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng là C

Thỏi kim loại truyền nhiệt cho chậu nước lạnh nên nội năng của thỏi kim loại giảm, nội năng của nước tăng.

Bài 26.6 trang 73 Sách bài tập KHTN 8: Hãy giải thích sự thay đổi nhiệt năng trong các trường hợp sau:

a, Khi đun nước, nhiệt độ của nước tăng dần.

b, Khi nước sôi, mặc dù vẫn tiếp tục đun nhưng nhiệt độ của nước không thay đổi.

Lời giải:

a) Do nhiệt độ nước tăng dần nên nhiệt năng của nước tăng dần.

b) Khi nước đang sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi nền nhiệt năng của nước cũng không thay đổi.

Bài 26.7 trang 73 Sách bài tập KHTN 8: Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng  4 200 J thì nóng thêm 1 oC. Hỏi nếu truyền thêm 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nước sẽ nóng thêm bao nhiêu độ?

Lời giải:

Theo bài ra, 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng 4200 J thì nóng lên 1 oC.

Muốn 1,5 kg nước nóng thêm 1 oC thì cần truyền cho nó lượng nhiệt năng là

1,5 . 4200 = 6 300 J.

Nếu truyền thêm 126 000 J cho 1,5 kg nước thì nước sẽ nóng thêm

126 000 : 6300 = 20 oC.

Bài 26.8 trang 73 Sách bài tập KHTN 8: Người ta đổ 1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 10 oC vào một bình cách nhiệt chứa 1 kg nước nóng ở nhiệt độ t2.

a, Hãy mô tả quá trình trao đổi nhiệt năng xảy ra trong bình cách nhiệt.

b, Khi có cân bằng nhiệt trong bình thì nhiệt độ trong bình là t = 30 oC. Hãy xác định nhiệt độ t2. Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng (hoặc mất bớt nhiệt năng) 4 200 J thì nóng thêm 1 oC (hoặc giảm đi 1 oC). Bỏ qua sự trao đổi nhiệt năng giữa nước với bình cách nhiệt và một trường.

c, Hãy lập hệ thức liên hệ giữa nhiệt độ t với các nhiệt độ t1 và t2.

Lời giải:

a. 1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 10 oC sẽ thu thêm nhiệt năng, 1 kg nước nóng ở nhiệt độ t2 sẽ mất bớt nhiệt năng. Nhiệt năng nước nóng mất bớt đúng bằng nhiệt năng nước lạnh thu thêm.

b. Khi có cân bằng nhiệt trong bình, nhiệt độ của 1 kg nước lạnh tăng thêm:

30 - 10 = 20 oC

Nhiệt năng của 1 kg nước lạnh thu thêm là: 4 200 . 20 = 84 000 J

Nhiệt độ ban đầu của 1 kg nước nóng là: t2 = 84 000 : (4 200 + 30) = 50 oC

c. Như vậy: Khi hai vật cùng chất, cùng khối lượng riêng, nhiệt độ ban đầu là t1 và t2 trao đổi nhiệt năng với nhau thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của các vật là

t = (t1 + t2 ) : 2

Bài 26.9 trang 74 Sách bài tập KHTN 8: Hãy dựa vào kết quả của bài 8 để giải bài tập sau đây:

Nếu đổ cùng một lúc 10 g nước ở nhiệt độ 40 oC, 20 g nước ở nhiệt độ 50 oC và 50 g nước ở nhiệt độ 60 oC vào một bình cách nhiệt khi có cân bằng nhiệt là bao nhiêu? Bỏ qua sự trao đổi nhiệt năng giữa nước với bình cách nhiệt và môi trường.

Lời giải:

Nếu 10 g nước ở nhiệt độ 40 oC trao đổi nhiệt năng với 10 g nước ở nhiệt độ 60 oC thì nhiệt độ của 20 g nước này khi có cân bằng nhiệt là 50 oC .

Như vậy trong bình có 40 g ở 50 oC.

Suy ra 40 g nước ở 50 oC trao đổi nhiệt năng với 40 g nước ở 60 oC thì nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước trong bình là 55 oC.

Bài 26.10 trang 74 Sách bài tập KHTN 8: Hãy so sánh và giải thích sự so sánh các đại lượng của hai đại lượng nước ở hai cốc vẽ trong hình 26.1. bằng cách hoàn thiện Bảng 26.1. Bỏ qua sự thay đổi khoảng cách giữa các phân tử nước theo nhiệt độ.

Hãy so sánh và giải thích sự so sánh các đại lượng của hai đại lượng nước ở hai cốc vẽ trong hình 26.1

Lời giải:

Hãy so sánh và giải thích sự so sánh các đại lượng của hai đại lượng nước ở hai cốc vẽ trong hình 26.1

Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 25: Thực hành đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế

Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

Bài 27: Thực hành đo năng lượng nhiệt bằng joulemeter

Bài 28: Sự truyền nhiệt

Bài 29: Sự nở vì nhiệt

Bài 30: Khái quát về cơ thể người

Lý thuyết KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng

I. Một số tính chất của phân tử, nguyên tử

- Nhiệt độ của vật càng cao, chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nền vật càng nhanh.

- Giữa các phân tử, nguyên tử có lực hút và lực đẩy, gọi là lực tương tác phân tử, nguyên tử.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 26 (Kết nối tri thức): Năng lượng nhiệt và nội năng (ảnh 1)

II. Khái niệm năng lượng nhiệt

- Chuyển động nhiệt là chuyển động hỗn loạn của các phân tử, nguyên tử trong vật.

- Năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt được gọi là năng lượng nhiệt hoặc nhiệt năng.

- Mọi vật đều có nhiệt năng do được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử chuyển động hỗn loạn.

- Khi tăng nhiệt độ của vật thì nhiệt năng của vật tăng và ngược lại.

III. Khái niệm nội nâng

- Động năng và thế năng của phân tử, nguyên tử:

- Động năng: Phân tử, nguyên tử có động năng do chuyển động hỗn loạn. Động năng càng lớn khi chúng chuyển động càng nhanh.

- Thế năng: Vật có thế năng do tương tác với các vật khác. Ví dụ, thế năng hấp dẫn được tích lũy nhờ lực hấp dẫn giữa vật và Trái Đất. Thế năng phân tử, nguyên tử được tích lũy nhờ lực tương tác giữa chúng và có độ lớn phụ thuộc vào khoảng cách giữa chúng.

- Nội năng: Tổng động năng và thế năng của các nguyên tử, phân tử trong vật.

- Sự tăng, giảm nội năng: Thả một quả cầu kim loại ở nhiệt độ trong phòng vào một cốc nước nóng, nhiệt độ của quả cầu tăng lên do nhận thêm nhiệt năng từ nước nóng, còn nhiệt độ của nước nóng giảm đi do truyền bớt nhiệt năng cho quả cầu.

Đánh giá

0

0 đánh giá