Lý thuyết KHTN 7 Bài 16 (Kết nối tri thức 2024): Sự phản xạ ánh sáng

6.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

I. Hiện tượng phản xạ ánh sáng

- Hiện tượng phản xạ ánh sáng là khi chiếu một chùm sáng vào các bề mặt nhẵn bóng thì chùm sáng bị hắt trở lại theo hướng khác.

- Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng người ta quy ước (hình vẽ):

- G: gương phẳng (mặt phản xạ).

- Tia sáng tới (SI): tia sáng chiếu vào gương.

- Tia sáng phản xạ (IR): tia sáng bị gương hắt trở lại.

- Điểm tới (I): giao điểm của tia sáng tới và gương.

- Pháp tuyến (IN) tại I: đường thẳng vuông góc với gương tại I.

- Mặt phẳng tới: mặt phẳng chứa tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

- Góc tới  góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

- Góc phản xạ  góc tạo bởi tia sáng phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

II. Định luật phản xạ ánh sáng

1. Thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm như hình vẽ

2. Định luật phản xạ ánh sáng

- Tia sáng phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.

- Góc phản xạ bằng góc tới (i'=i)

III. Phản xạ và phản xạ khuếch tán

- Hiện tượng phản xạ (phản xạ gương) xảy ra khi các tia sáng song song tới mặt phản xạ nhẵn bị phản xạ theo một hướng. Khi có phản xạ ta có thể nhìn thấy ảnh của vật.

- Hiện tượng phản xạ khuếch tán (tán xạ) xảy ra khi các tia sáng song song tới mặt phản xạ không nhẵn bị phản xạ theo mọi hướng. Khi có phản xạ khuếch tán ta không nhìn thấy ảnh của vật.

 

Sơ đồ tư duy bài học

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Câu 1. Hình ảnh dưới đây là hiện tượng gì?

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 9)

A. Phản xạ gương.

B. Phản xạ khuếch tán.

C. In bóng.

D. Khúc xạ.

Đáp án đúng là: A

Phản xạ gương là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt nhẵn bị phản xạ theo một hướng.

Khi có phản xạ gương ta có thể quan sát được ảnh của vật.

Câu 2. Hiện tượng phản xạ khuếch tán khác hiện tượng phản xạ gương như thế nào?

A. Hiện tượng phản xạ khuếch tán quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì không.

B. Hiện tượng phản xạ khuếch tán không quan sát được ảnh của vật còn hiện tượng phản xạ gương thì có.

C. Khi chiếu chùm tia sáng song song đến bề mặt nhẵn thì bị phản xạ theo một hướng đối với hiện tượng phản xạ khuếch tán và theo mọi hướng đối với hiện tượng phản xạ gương.

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án đúng là: B

+ Phản xạ gương là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt nhẵn bị phản xạ theo một hướng.

Khi có phản xạ gương ta có thể quan sát được ảnh của vật.

+ Phản xạ khuếch tán là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn bị phản xạ theo mọi hướng.

Khi có phản xạ khuếch tán ta không quan sát được ảnh của vật.

Câu 3. Khi có phản xạ khuếch tán ta thấy ảnh của vật như thế nào?

A. Ảnh của vật ngược chiều.

B. Ảnh của vật cùng chiều.

C. Ảnh của vật quay một góc bất kì.

D. Không quan sát được ảnh của vật.

Đáp án đúng là: D

Khi có phản xạ khuếch tán ta không quan sát được ảnh của vật.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 10)

Khi mặt nước gọn sóng

Câu 4. Phản xạ khuếch tán là gì?

A. Là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt nhẵn bị phản xạ theo một hướng.

B. Là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn bị phản xạ theo mọi hướng.

C. Là hiện tượng các tia sáng hội tụ truyền đến bề mặt không nhẵn bị phản xạ theo mọi hướng.

D. Là hiện tượng các tia sáng phân kỳ truyền đến bề mặt nhẵn bị phản xạ theo một hướng.

Đáp án đúng là: B

Phản xạ khuếch tán là hiện tượng các tia sáng song song truyền đến bề mặt không nhẵn bị phản xạ theo mọi hướng.

Câu 5. Góc tới là góc tạo bởi hai tia nào?

A. Tia sáng tới và tia phản xạ.

B. Tia sáng tới và mặt gương.

C. Tia sáng tới và pháp tuyến.

D. Tia phản xạ và pháp tuyến.

Đáp án đúng là: C

Góc tới là góc tạo bởi tia sáng tới và pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 6. Pháp tuyến là

A. đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới.

B. đường thẳng song song với gương.

C. đường thẳng trùng với tia sáng tới.

D. đường thẳng vuông góc với tia sáng tới.

Đáp án đúng là: A

Pháp tuyến là đường thẳng vuông góc với gương tại điểm tới.

Câu 7. Bề mặt nào dưới đây không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng?

A. Mặt vải thô.

B. Nền đá hoa.

C. Giấy bạc.

D. Mặt bàn thủy tinh.

Đáp án đúng là: A

Hiện tượng phản xạ ánh sáng có thể xảy ra trên bề mặt nhẵn bóng.

A –Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 1)

Mặt vải thô không phải bề mặt nhẵn bóng nên không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.

B –Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 2)

Nền đá hoa là một bề mặt nhẵn bóng.

C -Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 3)

Giấy bạc là một bề mặt nhẵn bóng.

D -Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 4)

Mặt bàn thủy tinh nhẵn là một bề mặt nhẵn bóng.

Câu 8. Hiện tượng phản xạ ánh sáng không thể xảy ra trên bề mặt nào?

A.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 5)

B.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 6)

C.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 7)

D.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 16 (có đáp án): Sự phản xạ ánh sáng (ảnh 8)

Đáp án đúng là: D

Hiện tượng phản xạ ánh sáng có thể xảy ra trên các bề mặt nhẵn bóng.

A – mặt gương, là bề mặt nhẵn bóng nên có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.

B – mặt đá hoa, là bề mặt nhẵn bóng nên có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C – mặt nước phẳng lặng, là bề mặt nhẵn bóng nên có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.

D – mặt giấy, không phải bề mặt nhẵn bóng nên không thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mối liên hệ giữa tia phản xạ và tia tới.

A. Tia phản xạ và tia tới nằm trong cùng một mặt phẳng.

B. Góc hợp bởi tia phản xạ và pháp tuyến tại điểm tới bằng đúng góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến tại điểm tới.

C. Tia tới và tia phản xạ luôn vuông góc với nhau.

D. Tia phản xạ và tia tới luôn nằm về hai phía của pháp tuyến tại điểm tới.

Đáp án đúng là: C

Tia tới và tia phản xạ vuông góc với nhau khi và chỉ khi góc tới bằng 450.

Câu 10. Khi tia tới hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc i = 300 thì tia phản xạ hợp với pháp tuyến tại điểm tới một góc bao nhiêu?

A. i’ = 300.

B. i’ = 400.

C. i’ = 600.

D. i’ = 450.

Đáp án đúng là: A

Theo định luật phản xạ ánh sáng, góc tới bằng góc phản xạ nên khi i = 300 thì i’ = 300.

 

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Bài 18: Nam châm

Bài 19: Từ trường

Đánh giá

0

0 đánh giá