Lý thuyết KHTN 7 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

4.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

I. Ảnh của vật qua gương phẳng

Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng.

II. Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng

1. Dự đoán về tính chất của ảnh qua gương phẳng

- Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn).

- Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương phẳng (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng).

2. Thí nghiệm kiểm tra dự đoán

III. Dựng ảnh của vật qua gương phẳng

1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)

Bước 1. Từ S vẽ một chùm sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.

Bước 2. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1R1 và I2R2 tương ứng.

Bước 3. Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S.

Khi đặt màn hứng chùm tia sáng phản xạ ta sẽ thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ tới mắt ta.

2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng

Dựa vào tính chất đối xứng của ảnh và vật qua gương phẳng ta có thể dựng được ảnh của vật.

Sơ đồ tư duy bài học

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 17: Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói với ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng?

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn lớn hơn vật.

B. Nếu đặt màn hứng ảnh ở vị trí thích hợp, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

C. Ảnh của một vật qua gương phẳng có thể nhỏ hơn vật, tùy thuộc vào vị trí của vật trước gương.

D. Cả ba phát biểu trên đều sai.

Đáp án đúng là: D

Ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn, có kích thước bằng vật.

Câu 2. Khi đứng trước gương soi, nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong gương lại giơ tay trái lên. Tại sao lại như vậy?

A. Vì ảnh của vật qua gương cùng chiều vật.

B. Vì ảnh và vật có kích thước bằng nhau.

C. Vì ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.

D. Vì ảnh và vật không thể giống nhau về hình dạng và kích thước.

Đáp án đúng là: C

Khi đứng trước gương soi, nếu ta giơ tay phải lên thì ảnh của mình trong gương lại giơ tay trái lên vì ảnh và vật đối xứng với nhau qua gương.

Câu 3. Chọn đáp án đúng? Ảnh em bé nhìn thấy trong gương có đặc điểm gì?

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 1)

A. Ảnh của em bé qua gương lớn hơn em bé.

B. Ảnh của em bé qua gương nhỏ hơn em bé.

C. Ảnh của em bé qua gương bằng em bé.

D. Ảnh của em bé qua gương to hơn nếu em bé ở gần và ngược lại.

Đáp án đúng là: C

Ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn, có kích thước bằng vật.

Ảnh của em bé nhìn thấy trong gương phẳng có kích thước bằng em bé.

Câu 4. Ảnh của vật qua gương phẳng có đặc điểm gì?

A. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn.

B. Là ảnh thật, hứng được trên màn.

C. Là ảnh ảo, hứng được trên màn.

D. Là ảnh thật, không hứng được trên màn.

Đáp án đúng là: A

Ảnh của vật qua gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn.

Câu 5. Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước như thế nào với vật?

A. Bằng vật.

B. Lớn hơn vật.

C. Nhỏ hơn vật.

D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

Đáp án đúng là: A

Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước bằng vật.

Câu 6. Có mấy cách dựng ảnh của một vật qua gương phẳng?

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

Đáp án đúng là: D

Hai cách dựng ảnh của vật qua gương phẳng:

Cách 1: Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng

Cách 2: Dựa vào tính chất ảnh.

Câu 7. Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: một cái treo trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế người ngồi. Việc làm này có mục đích gì?

A. Làm cho tiệm cắt tóc thêm đẹp.

B. Làm cho người đi cắt tóc có thể nhìn thấy ảnh của mình cả phía trước lẫn sau.

C. Làm cho tiệm cắt tóc sáng hơn.

D. Làm cho người cắt tóc cảm thấy thoải mái hơn.

Đáp án đúng là: B

Trong các tiệm cắt tóc người ta thường bố trí hai cái gương: một cái treo trước mặt người cắt tóc và một cái treo hơi cao ở phía sau lưng ghế người ngồi. Việc làm này có mục đích làm cho người đi cắt tóc có thể nhìn thấy ảnh của mình cả phía trước lẫn sau.

Câu 8. Hình dưới đây vẽ ảnh của mũi tên AB qua gương phẳng theo cách nào?

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 2)

A. Dựa vào định luật khúc xạ ánh sáng.

B. Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng.

C. Dựa vào tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

D. Dựa vào tính chất ảnh của vật qua kính.

Đáp án đúng là: C

Hình trên vẽ ảnh của mũi tên AB dựa vào tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

Câu 9. Tại sao chữ AMBULANCE trên đầu xe cứu thương lại được viết ngược từ phải sang trái?

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 3)

A. Để trang trí cho đẹp.

B. Vì đây là xe của nước ngoài.

C. Vì để người lái xe nhìn thấy từ đúng trong gương chiếu hậu của họ và nhường đường cho xe qua trước.

D. Cả ba đáp án đều sai.

Đáp án đúng là: C

Chữ AMBULANCE nghĩa là xe cấp cứu, thường bị đảo ngược thành “ECNALUBMA” trên các xe vận chuyển cứu thương.

Theo một số lái xe cấp cứu chuyên nghiệp, khi vận chuyển cấp cứu, loại xe này được ưu tiên tuyệt đối, vì lý do phải di chuyển nhanh để cứu sống người bệnh nên chữ "AMBULANCE" ngược, mục đích để khi nghe còi hú từ xa người đi đường sẽ nhìn vào kính chiếu hậu của mình sẽ dễ dàng đọc được chữ "AMBULANCE" theo chiều xuôi, từ đó dễ nhận ra xe cứu thương mà nhường đường cho xe qua.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 4)

Câu 10.

Hình nào dưới đây vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng?

A.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 5)

B.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 6)

C.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 7)

D.Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 17 (có đáp án): Ảnh hưởng của vật qua gương phẳng (ảnh 8)

Đáp án đúng là: B

Hình B vẽ đúng ảnh của mũi tên qua gương phẳng, dựa vào tính chất ảnh của vật qua gương phẳng.

 

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Bài 18: Nam châm

Bài 19: Từ trường

Bài 20: Chế tạo nam châm điện đơn giản

Đánh giá

0

0 đánh giá