Lý thuyết KHTN 7 Bài 13 (Kết nối tri thức 2024): Độ to và độ cao của âm

6.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm

I. Độ to và biên độ của sóng âm

1. Biên độ dao động của nguồn âm, sóng âm

- Biên độ dao động của nguồn âm là khoảng cách từ vị trí ban đầu (cân bằng) đến vị trí xa nhất của vật khi dao động.

- Biên độ của sóng âm được biểu diễn bằng khoảng cách từ đường xy đến điểm cao nhất của đường biểu diễn trên màn hình.

2. Độ to của âm

Muốn âm phát ra to hơn ta cần làm nguồn âm dao động mạnh hơn để có biên độ dao động lớn hơn.

Ví dụ: Để thước phát ra âm to hơn người ta ấn mạnh thước để nó dao động với biên độ lớn hơn.

II. Độ cao và tần số của sóng âm

1. Tần số

- Số dao động vật thực hiện được trong một giây gọi là tần số. Đơn vị của tần số: Héc, kí hiệu là Hz.

- Tần số âm mà tai người có thể nghe được khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz.

Ví dụ: tần số của nốt nhạc: si là 494 Hz, đô là 523 Hz.

2. Độ cao của âm

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số: Sóng âm có tần số càng lớn thì nghe thấy âm càng cao (bổng) và ngược lại.

Ví dụ: Nguồn âm ở hình a phát ra âm trầm hơn nguồn âm ở hình b.

 

Sơ đồ tư duy bài học

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 13: Độ to và độ cao của âm

Câu 1. Tai con người có thể nghe thấy được các âm có tần số nằm trong khoảng nào?

A. Từ 16 Hz đến 160 Hz.

B. Từ 20 Hz đến 20 000 Hz.

C. Từ 16 Hz đến 160 000 Hz.

D. Từ 200 Hz đến 20 000 Hz.

Đáp án đúng là: B

Tai con người có thể nghe thấy được các âm có tần số nằm trong khoảng từ 20 Hz đến 20 000 Hz.

Câu 2. Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Hình dạng của nhạc cụ.

B. Vẻ đẹp của nhạc cụ.

C. Kích thước của nhạc cụ.

D. Tần số của âm phát ra.

Đáp án đúng là: D

Sự trầm hay bổng của âm do các nhạc cụ phát ra phụ thuộc vào tần số của âm phát ra.

Câu 3. Âm nghe thấy càng cao khi

A. tần số càng lớn.

B. tần số càng nhỏ.

C. tần số không đổi.

D. tần số lúc tăng, lúc giảm.

Đáp án đúng là: A

Sóng âm có tần số càng lớn thì âm nghe thấy càng cao (âm bổng) và ngược lại.

Câu 4. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Độ cao của âm.

B. Tần số dao động âm.

C. Biên độ dao động.

D. Cả A và B.

Đáp án đúng là: C

Sóng âm có biên độ càng lớn thì nghe thấy âm càng to (và ngược lại).

Câu 5. Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Biên độ dao động của mặt trống.

B. Độ căng của mặt trống.

C. Kích thước của mặt trống.

D. Kích thước của dùi trống.

Đáp án đúng là: A

Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động.

⇒ Âm thanh phát ra từ một cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ phụ thuộc biên độ dao động của mặt trống.

Câu 6. Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào là đúng khi nói về tần số của dao động?

A. Tần số là số dao động mà vật thực hiện trong 5 giây.

B. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.

C. Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giờ.

D. Tần số là số dao động vật thực hiện trong một ngày.

Đáp án đúng là: B

Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.

Câu 7. Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của tần số?

A. Kilomet (km).

B. Mét (m).

C. Héc (Hz).

D. Kilogam (kg).

Đáp án đúng là: C

Đơn vị của tần số là Héc (Hz).

Câu 8. Trong 20s một lá thép thực hiện được 5000 dao động. Hỏi tần số dao động của lá thép là bao nhiêu?

A. 500 Hz.

B. 20 Hz.

C. 250 Hz.

D. 100 000 Hz.

Đáp án đúng là: C

Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1s.

Tần số dao động của lá thép là: 5000 : 20 = 250 Hz.

Câu 9. Một vật thực hiện dao động với tần số 8 Hz. Hỏi trong 15 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động?

A. 15 dao động.

B. 20 dao động.

C. 12 dao động.

D. 120 dao động.

Đáp án đúng là: D

Tần số là số dao động vật thực hiện trong 1 giây.

Trong 15 giây, vật thực hiện được số dao động là:

15 . 8 = 120 dao động.

Câu 10. Khái niệm nào về biên độ dao động là đúng?

A. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí gần nhau nhất.

B. Biên độ dao động là khoảng cách giữa hai vị trí xa nhau nhất.

C. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.

D. Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí gần nhất của chuyển động.

Đáp án đúng là: C

Biên độ dao động là khoảng cách từ vị trí cân bằng đến vị trí xa nhất của dao động.

 

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 12: Sóng âm

Bài 14: Phản xạ âm, chống ô nhiễm tiếng ồn

Bài 15: Năng lượng ánh sáng. Tia sáng, vùng tối

Bài 16: Sự phản xạ ánh sáng

Đánh giá

0

0 đánh giá