Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đo tốc độ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 9: Đo tốc độ
Lời giải:
Vì chỉ đo được trực tiếp các đại lượng quãng đường và thời gian, còn muốn biết tốc độ phải thông qua công thức liên hệ mới tính được. Nên cách đo đó gọi là cách đo gián tiếp.
Bài 9.2 trang 31 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một bạn đo tốc độ đi học của mình bằng cách sau:
- Đếm bước đi từ nhà đến trường;
- Đo thời gian đi bằng đồng hồ bấm giây;
- Tính tốc độ bằng công thức: .
Biết số bước bạn đó đếm được là 1 212 bước, mỗi bước trung bình dài 0,5 m và thời gian đi là 10 min. Tính tốc độ đi của bạn đó.
Lời giải:
Tóm tắt:
1 bước chân = 0,5 m
Bước 1 212 bước chân
t = 10 min
Hỏi v = ?
Giải:
- Quãng đường bạn học sinh đi từ nhà đến trường là
s = 1212.0,5 = 606 m
Đổi 10 min = 600 s
- Tốc độ đi của bạn học sinh đó là
m/s
Lời giải:
Tóm tắt:
s = 10 m
t = 0,50 s
Hỏi có vượt quá tốc độ không?
Giải:
Tốc độ của xe ô tô là
(m/s) = 72 (km/h)
Ta thấy, 72 > 60. Vậy xe ô tô có vượt quá tốc độ cho phép.
Lần đo |
Quãng đường (cm) |
Thời gian đi (s) |
1 |
60 |
1,65 |
2 |
60 |
1,68 |
3 |
60 |
1,70 |
a) ĐCNN trên thước và đồng hồ bấm giây dùng trong thí nghiệm này là bao nhiêu?
b) Tính độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ ra m/s và km/h.
Lời giải:
a)
- ĐCNN trên thước là 0,1 cm.
- ĐCNN của đồng hồ bấm giây là 0,01 s.
b)
- Tốc độ đo được ở lần 1 là
cm/s
- Tốc độ đo được ở lần 2 là
cm/s
- Tốc độ đo được ở lần 3 là
cm/s
- Độ lớn trung bình của kết quả đo tốc độ của ô tô là
cm/.s
Xem thêm các bài giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian
Bài 11: Thảo luận về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông
Lý thuyết KHTN 7 Bài 9: Đo tốc độ
I. Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây
1. Dụng cụ đo
Gồm đồng hồ bấm giây đo thời gian chuyển động t và thước để đo độ dài quãng đường đi được s.
2. Cách đo
Có hai cách đo:
- Cách 1: Chọn quãng đường s trước, đo thời gian t sau.
- Cách 2: Chọn thời gian t trước, đo quãng đường s sau.
3. Ví dụ
Đo tốc độ của một bạn học sinh chạy quãng đường 60 m.
- Dụng cụ: thước dây, phấn, đồng hồ bấm giây.
- Tiến hành:
+ Dùng phấn vẽ vạch xuất phát và vạch đích, sử dụng thước dây để đo khoảng cách giữa hai vạch cách nhau 60 m.
+ Bạn học sinh đứng trước vạch xuất phát, khi bạn xuất phát đồng thời bấm đồng hồ bắt đầu đo thời gian học sinh đó chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích.
- Xử lý kết quả: Sử dụng công thức để tính tốc độ của bạn học sinh.
II. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
1. Dụng cụ đo
Gồm đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện để đo thời gian chuyển động và thước đo quãng đường chuyển động (trên máng chạy thường có gắn kèm thước đo).
2. Cách đo
Ví dụ: Đo tốc độ của viên bi sắt chuyển động.
- Xác định quãng đường s cần đo trên thước kim loại, rồi gắn các cổng quang vào điểm đầu và điểm cuối của quãng đường.
- Bật đồng hồ đo thời gian hiện số (được chọn ở chế độ A ↔ B để đo khoảng thời gian vật chuyển động từ cổng quang thứ nhất đến cổng quang thứ hai).
- Ngắt công tắc để bi sắt chuyển động qua các cổng quang. Đọc kết quả thời gian t hiển thị trên đồng hồ.
- Dùng công thức v= để tính tốc độ.
III. Thiết bị bắn tốc độ
Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc trên mặt đường, cách nhau khoảng từ 5 m đến 10 m tùy theo cung đường. Khi phát hiện ô tô vượt tốc độ giới hạn, camera tự động chụp số liệu về tốc độ kèm theo biển số ô tô, gửi về các trạm kiểm soát giao thông để xử lí.