Sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phong trào cải cách tôn giáo

5.1 K

Với giải sách bài tập Lịch Sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch Sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Lịch Sử lớp 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Bài tập 1 trang 19 SBT Lịch sử 7: Chọn các từ hoặc cụm từ đã cho dưới đây, điền vào chỗ trống (......) thích hợp.

Martin Luther (Mác-tin Lu-thơ)

Luận văn 95 điều

kinh phí

nhà cải cách

phép giải tội

 

Tại Rô-ma (Roma), Giáo hoàng Lê-ô X (Leo X) cần nhiều ………………… để tiếp tục xây dựng nhà thờ Thánh Pi-tơ (Peter) thật tráng lệ nên đã cử giáo sĩ Tét-xen (Tetzel) đến vùng Bắc Đức để gây quỹ. Tét-xen yêu cầu giáo dân mua phép giải tội. Hành động này đơn thuần là để có tiền chứ không phải từ niềm tin tôn giáo nên đã bị phản đối, trong đó, nổi bật nhất phải kể đến ………………………......... (tu sĩ dòng Au-gát-xti-nô (Augustine)). Năm 1517, ông đã công bố trước cửa nhà thờ bảng ........................ kịch liệt phê phán hành động bán .......................... Với hành động vừa kể, Mác-tin Lu-thơ đã cho thấy ông là một .......................... Tin tức nhanh chóng lan truyền khắp châu  u về một giáo sĩ đã công khai thách thức việc bán phép giải tội. Mặc dù bản thân Mác-tin Lu-thơ không có ý định đoạn tuyệt với Rô-ma và Giáo hội Va-ti-căng (Vatican) nhưng vì ông đã thách thức các thực hành tín ngưỡng của Giáo hội nên Giáo hội đã li khai ông.

Trả lời:

Tại Rô-ma (Roma), Giáo hoàng Lê-ô X (Leo X) cần nhiều kinh phí để tiếp tục xây dựng nhà thờ Thánh Pi-tơ (Peter) thật tráng lệ nên đã cử giáo sĩ Tét-xen (Tetzel) đến vùng Bắc Đức để gây quỹ. Tét-xen yêu cầu giáo dân mua phép giải tội. Hành động này đơn thuần là để có tiền chứ không phải từ niềm tin tôn giáo nên đã bị phản đối, trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Martin Luther (Mác-tin Lu-thơ) (tu sĩ dòng Au-gát-xti-nô (Augustine)). Năm 1517, ông đã công bố trước cửa nhà thờ bảng Luận văn 95 điều kịch liệt phê phán hành động bán phép giải tội. Với hành động vừa kể, Mác-tin Lu-thơ đã cho thấy ông là một nhà cải cách. Tin tức nhanh chóng lan truyền khắp châu Âu về một giáo sĩ đã công khai thách thức việc bán phép giải tội. Mặc dù bản thân Mác-tin Lu-thơ không có ý định đoạn tuyệt với Rô-ma và Giáo hội Va-ti-căng (Vatican) nhưng vì ông đã thách thức các thực hành tín ngưỡng của Giáo hội nên Giáo hội đã li khai ông.

Bài tập 2 trang 19 SBT Lịch sử 7: Dựa vào đoạn văn vừa hoàn chỉnh ở câu 1 và trả lời các câu hỏi:

1. Theo đoạn văn, tại sao Mác-tin Lu-thơ kịch liệt phản đối hành động bán phép giải tội của Giáo hội?

2. Ông đã có hành động gì để thể hiện sự phản đối? Nếu em là Mác-tin Lu-thơ, em sẽ làm gì để thể hiện sự phản đối?

3. Em ủng hộ việc bán phép giải tội của Giáo hội hay hành động phản đối của giáo sĩ Mác-tin Lu-thơ? Tại sao?

Trả lời:

- Yêu cầu số 1: Mác-tin Lu-thơ kịch liệt phản đối hành động bán phép giải tội của Giáo hội, vì: hành động bán phép giải tội của Giáo hoàng không xuất phát từ niềm tin tôn giáo; thực chất, hành động này của Giáo hoàng là để kiếm tiền, thu lợi bất chính từ lòng tin của các giáo dân.

- Yêu cầu số 2:

+ Mác-tin Lu-thơ đã công bố Luận văn 95 điều để phản đối hành động bán phép giải tội của Giáo hội.

+ Nếu em là Mác-tin Lu-thơ, em sẽ: tổ chức các buổi diễn thuyết để vạch rõ mục đích của Giáo hoàng khi bán phép giải tội

- Yêu cầu số 3: Em không ủng hộ hành động bán phép giải tội, vì: nếu như con người có thể giải trừ tội lỗi bằng tiền thì: nhiều người sẽ lao vào kiếm tiền, thực hiện nhiều hành vi bất chính và sẽ không biết ăn năn, hối cải trước những tội lỗi mà mình gây ra…

Bài tập 3 trang 20 SBT Lịch sử 7: Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa Công giáo (Cựu giáo) và tôn giáo cải cách (Tân giáo).

Trả lời:

- Giống nhau: đều tôn thờ Thiên Chúa và lấy Kinh thánh làm nền tảng giáo lí

- Khác nhau:

+ Cựu giáo là Thiên Chúa giáo nguyên thủy; có những luật lệ, lễ nghi phức tạp, cầu kì

+ Tân giáo là tôn giáo cải cách; luật lệ, lễ nghi đơn giản.

Xem thêm các bài giải Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 4: Văn hóa Phục hưng

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

1. Nguyên nhân của phong trào Cải các tôn giáo.

Thiên Chúa giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.

Vào thời kì Phục hưng, Giáo hội công khai đàn áp những tư tưởng tiến bộ, trở thành một thế lực cản trở bước tiến xã hội. Vì thế , giai cấp tư sản đang lên muốn thay đổi và cải cách lại tổ chức Giáo hội.

- Năm 1517 do cần tiền, Giaó hội cho phép tự do bán “thẻ miễn tội” => đã làm bùng lên phong trào Cải cách tôn giáo ở Tây Âu cuối thời kì Trung đại.

2. Nội dung và tác động của Cải cách tôn giáo đối với xã hội Tây Âu.

a. Nội dung

Phê phán những hành vi sai trái của giáo hội, chống lại việc tùy tiện giải thích Kinh Thánh.

- Họ cũng cho rằng, chỉ cần đặt niềm tin vào Thiên Chúa và Kinh Thánh thì con gười sẽ được cứu rỗi không cần phải thông qua Giáo sĩ hay những lễ nghi phức tạp, phiền toái.

- Phủ nhận vai trò của Giáo hoàng, Giáo hội, chủ trương không thờ tranh tượng, xây dựng một Giáo hội đơn giản, tiện lợi, tiết kiệm thời gian.

b. Tác động

- Đạo Ki-tô bị chia thành 2 giáo phái:

+ Cựu giáo: Thiên Chúa Giáo

+ Tân giáo: Tôn giáo Tin Lành

- Các thế lực bảo thủ đã đàn áp những người theo tân giáo dẫn đến tình trạng bất ổn trong xã hội, châm ngòi cho cuộc chiến tranh nông dân ở Đức năm 154.

- Tác động thuận lợi đến hoạt động phát kiển kinh tế của tư sản.  Hầu hết các thành phố theo đạo Tin Lành có nền kinh tế phát triển hơn các thành phố theo Công giáo.

Đánh giá

0

0 đánh giá