Sách bài tập Sinh học 11 Chương 2 (Kết nối tri thức): Cảm ứng ở sinh vật

3.3 K

Với giải sách bài tập Sinh học 11 Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học 11 Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật

Câu 1 trang 64 sách bài tập Sinh học 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng ở thực vật liên quan đến sự sinh trưởng của các tế bào nên diễn ra chậm.

B. Cảm ứng ở động vật là những phản ứng trả lời kích thích từ môi trường bên ngoài.

C. Cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh và đa dạng.

D. Cảm ứng ở thực vật bao gồm những phản ứng phức tạp, không quan sát được bằng mắt thường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Sai. Cảm ứng ở thực vật có thể liên quan đến sự sinh trưởng của các tế bào hoặc có thể không liên quan đến sự sinh trưởng của các tế bào.

B. Sai. Kích thích gây ra cảm ứng ở sinh vật có thể đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

C. Đúng. Cảm ứng ở động vật diễn ra với tốc độ nhanh và đa dạng.

D. Sai. Cảm ứng ở thực vật vẫn có thể quan sát bằng mắt thường chỉ là khó quan sát bằng mắt thường trong thời gian ngắn.

Câu 2 trang 65 sách bài tập Sinh học 11: Nối mỗi hiện tượng cảm ứng ở cột A với một vai trò tương ứng ở cột B.

Cột A – Hiện tượng cảm ứng

Cột B - Vai trò

1. Khí khổng đóng khi cường độ ánh sáng cao

a) giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

2. Ngọn cây hướng về phía ánh sáng

b) tránh bị tổn thương.

3. Đồng tử mắt co lại khi bị ánh sáng chiếu vào

c) tránh mất nước.

4. Cơ thể người toát mồ hôi khi trời nóng

d) lấy được ánh sáng.

Phương án ghép đúng giữa cột A và cột B là:

A. 1-c, 2-d, 3-b, 4-a.

B. 1-a, 2-d, 3-b, 4-c.

C. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c.

D. 1-c, 2-b, 3-d, 4-a.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1-c: Khí khổng đóng khi cường độ ánh sáng cao giúp tránh mất nước.

2-d: Ngọn cây hướng về phía ánh sáng giúp lấy được ánh sáng.

3-b: Đồng tử mắt co lại khi bị ánh sáng chiếu vào giúp tránh bị tổn thương.

4-a: Cơ thể người toát mồ hôi khi trời nóng giúp hạ nhiệt độ cơ thể.

Câu 3 trang 65 sách bài tập Sinh học 11: Cơ chế cảm ứng ở sinh vật có sự tham gia của các bộ phận và theo thứtự như sau:

A. Tiếp nhận kích thích → Đáp ứng → Dẫn truyền thông tin kích thích → Xử lí thông tin.

B. Tiếp nhận kích thích → Dẫn truyền thông tin kích thích → Xử lí thông tin → Đáp ứng.

C. Tiếp nhận kích thích → Xử lí thông tin → Dẫn truyền thông tin kích thích → Đáp ứng.

D. Xử lí thông tin → Dẫn truyền thông tin kích thích → Tiếp nhận kích thích → Đáp ứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cơ chế cảm ứng ở sinh vật có sự tham gia của các bộ phận và theo thứ tự như sau: Tiếp nhận kích thích → Dẫn truyền thông tin kích thích → Xử lí thông tin→Đáp ứng.

Câu 4 trang 65 sách bài tập Sinh học 11: Các giai đoạn trong cơ chế cảm ứng và diễn biến tương ứng của chúng được thể hiện như bảng dưới đây:

Các giai đoạn

Diễn biến

1. Tiếp nhận kích thích

a) Các kích thích từ môi trường, khi tác động vào các cơ quan tiếp nhận được các thụ thể đặc hiệu tiếp nhận.

2. Dẫn truyền thông tin kích thích

b) Phân tích, tổng hợp thông tin, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của sinh vật.

3. Xử lí thông tin

c) Sự tương tác giữa tín hiệu kích thích và thụ thể sẽ được dẫn truyền đến bộ phận xử lí thông tin.

4. Đáp ứng

d) Các cơ quan thực hiện phản ứng để trả lời kích thích từ môi trường.

Các thông tin được cho ở bảng có một số vị trí bị nhầm, đó là các vị trí:

A. 2-b và 3-c.

B. 1-a và 2-b.

C. 1-a và 4-d.

D. 3-b và 4-d.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1 – a: Dẫn truyền thông tin kích thích: Sự tương tác giữa tín hiệu kích thích và thụ thể sẽ được dẫn truyền đến bộ phận xử lí thông tin.

3 – b: Xử lí thông tin: Phân tích, tổng hợp thông tin, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của sinh vật.

4 – d: Đáp ứng: Các cơ quan thực hiện phản ứng để trả lời kích thích từ môi trường.

Câu 5 trang 66 sách bài tập Sinh học 11: Trong phản ứng rụt tay lại khi tay vô tình chạm vào gai nhọn như hình bên, bộ phận tiếp nhận thông tin là ...(1)... chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin là...(2)..., thông tin từ bộ phận xử lí truyền đến ...(3)... làm tay rụt lại.

Trong phản ứng rụt tay lại khi tay vô tình chạm vào gai nhọn

Các từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) trong câu trên lần lượt là:

A. (1) - Thụ thể đau ở tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống,(3) - Cơ xương.

B. (1) - Cơ xương ở tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Thụ thể đau ở tay.

C. (1) - Da tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Thụ thể đau ở tay.

D. (1) - Da tay, (2) - Não bộ và tuỷ sống, (3) - Cơ xương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong phản ứng rụt tay lại khi tay vô tình chạm vào gai nhọn như hình bên, bộ phận tiếp nhận thông tin là thụ thể đau ở tay chuyển thông tin đau về bộ phận xử lí thông tin là não bộ và tuỷ sống, thông tin từ bộ phận xử lí truyền đến cơ xươnglàm tay rụt lại.

Câu 6 trang 66 sách bài tập Sinh học 11: Những ý nào sau đây là đặc điểm của cảm ứng ở động vật?

1. Phản ứng chậm.

2. Phản ứng khó nhận thấy.

3. Phản ứng nhanh.

4. Hình thức phản ứng kém đa dạng.

5. Hình thức phản ứng đa dạng.

6. Phản ứng dễ nhận thấy.

Phương án trả lời đúng là:

A. 1, 4 và 5.

B. 3, 4 và 5.

C. 2, 4 và 5.

D. 3, 5 và 6.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cảm ứng ở động vật có các đặc điểm là:

3. Phản ứng nhanh.

5. Hình thức phản ứng đa dạng.

6. Phản ứng dễ nhận thấy.

Câu 7 trang 66 sách bài tập Sinh học 11: Điều nào sau đây đúng khi nói về cơ chế cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng ở thực vật khởi đầu là các tế bào của rễ, thân, lá,... tiếp nhận kích thích.

B. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh là phản xạ.

C. Thực vật đáp trả kích thích bằng sinh trưởng dãn dài tế bào.

D. Bộ phận dẫn truyền kích thích đến thần kinh trung ương là các thụ thể cảm giác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Cảm ứng ở thực vật khởi đầu là các thụ thể trên màng tế bào hoặc tế bào chất tiếp nhận kích thích.

B. Đúng. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh là phản xạ.

C. Sai. Thực vật đáp trả kích thích bằng phản ứng gắn với sinh trưởng hoặc không gắn với sinh trưởng của tế bào.

D. Sai. Bộ phận dẫn truyền kích thích đến thần kinh trung ương là các neuron hướng tâm.

Câu 8 trang 66 sách bài tập Sinh học 11:Cảm ứng của sinh vật không có vai trò nào sau đây?

A. Đảm bảo cho sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

B. Đảm bảo cho sinh vật tồn tại.

C. Đảm bảo cho sinh vật phát triển.

D. Nâng cao năng suất cho cây trồng, vật nuôi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cảm ứng của sinh vật là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với những thay đổi của môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại, phát triển và thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 9 trang 67 sách bài tập Sinh học 11: Cảm ứng ở động vật được thực hiện thông qua các bộ phận nào?

A. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lí thông tin và đáp ứng.

B. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích lên, xử lí thông tin và dẫn truyền thông tin xuống.

C. Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích lên, xử lí và đáp ứng.

D. Bộ phận tiếp nhận kích thích, phân tích thông tin, xử lí thông tin và đáp ứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Cảm ứng ở động vật được thực hiện thông qua các bộ phận là: Bộ phận tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lí thông tin và đáp ứng.

Câu 10 trang 67 sách bài tập Sinh học 11: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về cảm ứng ở thực vật?

A. Ánh sáng, nhiệt độ, trọng lực,... là các tác nhân kích thích gây ra cảm ứng ở thực vật.

B. Cảm ứng được biểu hiện bằng các vận động ở thực vật.

C. Mọi phản ứng của thực vật trả lời lại các kích thích từ môi trường đều liên quan đến sinh trưởng.

D. Vận động của thực vật thường diễn ra chậm và khó nhận biết bằng mắt thường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

C. Sai. Phản ứng của thực vật trả lời lại các kích thích từ môi trường có thể liên quan đến sinh trưởng (tốc độ phân chia và sinh trưởng không đều của các tế bào ở hai phía đối diện của cơ quan) hoặc không liên quan đến sinh trưởng (sự thay đổi độ trương nước, co rút chất nguyên sinh,…).

Câu 11 trang 67 sách bài tập Sinh học 11: Cảm ứng ở thực vật có vai trò

A. rút ngắn thời gian ra hoa của thực vật.

B. tăng kích thước của quả và thúc đẩy quả chín sớm.

C. tiêu diệt sâu và bệnh hại thực vật.

D. tận dụng tối đa nguồn sống (nước, ánh sáng,...).

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Cảm ứng ở thực vật là sự thu nhận và trả lời kích thích của các cơ quan trên cơ thể thực vật đối với các kích thích từ môi trường. Các cảm ứng như hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng tiếp xúc,… sẽ giúp thực vật tận dụng tối đa nguồn sống (nước, ánh sáng,…).

Câu 12 trang 67 sách bài tập Sinh học 11: Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ thuộc kiểu hướng động?

1. Vận động bắt mồi của cây gọng vó.

2. Vận động đóng mở của khí khổng.

3. Vận động uốn cong của thân cây non về phía ánh sáng.

4. Vận động leo giàn của cây thiên lí.

5. Vận động tránh xa chất độc trong đất của rễ

6. Vận động cụp, nở hoa của cây mười giờ.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Các ví dụ thuộc kiểu hướng động gồm: 3 – hướng sáng, 4 – hướng tiếp xúc, 5 – hướng hoá.

- Các ví dụ còn lại thuộc kiểu ứng động gồm: 1, 2 – ứng động không sinh trưởng; 6 – ứng động sinh trưởng.

Câu 13 trang 67 sách bài tập Sinh học 11: Phát biểu nào dưới đây chỉ ra đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hướng động và ứng động?

A. Vận động trong hình thức hướng động đều liên quan đến sự sinh trưởng, còn ứng động thì không.

B. Tác nhân kích thích gây ra hướng động có hướng xác định còn kích thích gây phản ứng ứng động không có hướng.

C. Phản ứng hướng động diễn ra nhanh còn các phản ứng ứng động diễn ra chậm.

D. Ánh sáng là tác nhân gây ra tính hướng động nhưng không phải là kích thích của ứng động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Vận động trong hình thức hướng động đều liên quan đến sự sinh trưởng, còn ứng động thì có thể liên quan đến sự sinh trưởng (ứng động sinh trưởng) hoặc không liên quan đến sinh trưởng (ứng động không sinh trưởng).

B. Đúng. Tác nhân kích thích gây ra hướng động có hướng xác định còn kích thích gây phản ứng ứng động không có hướng.

C. Sai. Các phản ứng cảm ứng của thực vật thường diễn ra với tốc độ chậm,

D. Sai. Ánh sáng có thể là tác nhân gây ra tính hướng động (hướng sáng) cũng có thể là tác nhân gây ra tính ứng động (quang ứng động).

Câu 14 trang 68 sách bài tập Sinh học 11:Phát biểu nào dưới đây giải thích đúng cho cơ chế của phản ứng hướng động?

A. Sự khác nhau về nồng độ ion H+ giữa hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều.

B. Sự khác nhau về hàm lượng nước trong bộ phận đáp ứng kích thích dẫn đến tốc độ dãn dài không đều của bộ phận đáp ứng.

C. Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía đối diện của bộ phận đáp ứng dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều giữa các tế bào của chúng.

D. Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía của bộ phận tiếp nhận dẫn đến ức chế sinh trưởng của tế bào ở bộ phận này.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hướng động là hình thức phản ứng của cây đối với tác nhân kích thích từ một hướng xác định. Cơ chế của phản ứng hướng động liên quan chặt chẽ đến sự phân bố hormone auxin ở bộ phận đáp ứng: Sự khác nhau về hàm lượng auxin ở hai phía đối diện của bộ phận đáp ứng dẫn đến tốc độ sinh trưởng không đều giữa các tế bào của chúng.

Câu 15 trang 68 sách bài tập Sinh học 11: Sự thay đổi tương quan hàm lượng hormone kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng trong cây trước các tác nhân kích thích có tính chu kì giải thích cho hình thức cảm ứng nào của thực vật?

A. Ứng động không sinh trưởng.

B. Hướng sáng.

C. Hướng hoá.

D. Ứng động sinh trưởng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sự thay đổi tương quan hàm lượng hormone kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng trong cây trước các tác nhân kích thích có tính chu kì giải thích cho hình thức cảm ứng ứng động sinh trưởng: Tác nhân nhiệt độ, ánh sáng mang tính chu kì tác động lên chồi cây làm thay đổi tương quan giữa các hormone, gây kích thích hoặc ức chế sinh trưởng của chồi cây, hoặc tác động lên mặt trên và mặt dưới của hoa làm phân bố lại hormone dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau của mặt trên và mặt dưới của hoa, làm hoa nở hoặc khép.

Câu 16 trang 68 sách bài tập Sinh học 11: Bón phân và tưới nước quanh gốc nhằm mở rộng đường kính của hệ rễ là ứng dụng dựa trên hiểu biết về loại cảm ứng nào?

A. Hướng sáng và hướng trọng lực.

B. Hướng nước và hướng tiếp xúc.

C. Hướng nước và hướng trọng lực.

D. Hướng nước và hướng hoá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Rễ có tính hướng nước và hướng hoá nên có thể ứng dụng để bón phân và tưới nước quanh gốc nhằm mở rộng đường kính của hệ rễ.

Câu 17 trang 68 sách bài tập Sinh học 11:Những hiện tượng nào dưới đây thuộc kiểu ứng động?

1. Hoa bồ công anh nở lúc sáng sớm và khép lại vào chiều tối.

2. Rễ đâm sâu để tìm kiếm nước.

3. Vận động bắt mồi ở cây bắt ruồi.

4. Lá cây rụng khi già.

5. Phản ứng khép lá của cây họ Đậu lúc hoàng hôn.

6. Phản ứng ra hoa của cây cà chua khi đủ 14 lá.

A. 1, 2 và 6.

B. 1, 3 và 4.

C. 3, 5 và 6.

D. 1, 3, và 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Những hiện tượng thuộc kiểu ứng động gồm: 1, 5 – ứng động sinh trưởng, 3 – ứng động không sinh trưởng.

Câu 18 trang 69 sách bài tập Sinh học 11: Động vật nào sau đây phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể?

A. Thuỷ tức.

B. Rắn.

C. Giun đất.

D. Ếch đồng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thuỷ tức là động vật có hệ thần kinh dạng lưới → Thuỷ tức phản ứng lại kích thích bằng cách chuyển động cả cơ thể.

Câu 19 trang 69 sách bài tập Sinh học 11Hình thức cảm ứng nào sau đây được gọi là phản xạ?

A. Trùng giày bơi tới chỗ có nhiều oxygen.

B. Trùng biến hình thu chân giả để tránh ánh sáng.

C. Trùng roi xanh bơi về phía có ánh sáng để quang hợp.

D. Chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

- Trùng giày, trùng biến hình và trùng roi xanh chưa có tổ chức thần kinh nên hình thức cảm ứng A, B, C không được coi là phản xạ.

- D. Đúng. Chim là động vật có hệ thần kinh dạng ống → Phản ứng chim xù lông để giữ ấm cơ thể vào mùa đông lạnh giá chính là phản xạ.

Câu 20 trang 69 sách bài tập Sinh học 11: Cho các đặc điểm sau:

1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể.

2. Động vật đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp,...

3. Phản ứng mang tính chất định khu (một vùng xác định trên cơ thể), chính xác hơn.

4. Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.

5. Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như ngành Ruột khoang.

6. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh.

7. Tiêu tốn nhiều năng lượng.

8. Tiết kiệm năng lượng hơn.

Hãy sắp xếp các đặc điểm trên vào đúng kiểu hệ thần kinh dạng lưới, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Phương án đúng là:

A. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 6 và 7; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 5 và 8.

B. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 8 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 7.

C. Hệ thần kinh dạng lưới: 1, 4, 5 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 2, 3, 6 và 8.

D. Hệ thần kinh dạng lưới : 4, 5, 6 và 7 ; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch: 1, 2, 3 và 8.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Đặc điểm của hệ thần kinh dạng lưới:

1. Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể.

4. Phản ứng với kích thích bằng cách co toàn bộ cơ thể.

5. Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn như ngành Ruột khoang.

7. Tiêu tốn nhiều năng lượng.

- Đặc điểm của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:

2. Động vật đối xứng hai bên thuộc ngành Giun dẹp, Giun tròn, Chân khớp,...

3. Phản ứng mang tính chất định khu (một vùng xác định trên cơ thể), chínhxác hơn.

6. Các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh.

8. Tiết kiệm năng lượng hơn.

Câu 21 trang 69 sách bài tập Sinh học 11: Các động vật sau đây có hệ thần kinh dạng nào?

1. Thuỷ tức.

2. Giun đốt.

3. San hô.

4. Mực.

5. Cá.

6. Sứa.

7. Chim.

8. Rắn

9. Nhện

10. Giun tròn

A. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

B. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 8.

C. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 4, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm: 5, 7, 9, 8.

D. Hệ thần kinh dạng lưới gồm: 1, 3, 4, 6; Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch gồm: 2, 6, 9, 10; Hệ thần kinh dạng ống gồm:5, 7, 8.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

- 1. Thuỷ tức, 3. San hô, 6. Sứa là động vật có hệ thần kinh dạng lưới.

- 2. Giun đốt, 4. Mực, 9. Nhện, 10. Giun tròn là động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

- 5. Cá, 7. Chim, 8. Rắn là động vật có hệ thần kinh dạng ống.

Câu 22 trang 70 sách bài tập Sinh học 11: Chức năng của neuron là

A. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.

B. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.

C. tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron khác.

D. tiếp nhận kích thích, truyền xung thần kinh đến neuron khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chức năng của neuron là tiếp nhận kích thích, tạo ra xung thần kinh và truyền xung thần kinh đến neuron hoặc tế bào khác.

Câu 23 trang 70 sách bài tập Sinh học 11: Điện thế ...(1)... là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng tích điện ...(2)... so với bên ngoài tích điện ...(3)…

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2), (3) lần lượt là:

A. 1 – hoạt động; 2 – âm; 3 – dương.

B. 1 – hoạt động; 2 – dương; 3 – âm.

C. 1 – nghỉ; 2 – dương; 3 – âm.

D. 1 – nghỉ; 2 – âm; 3 – dương.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, bên trong màng tích điện âm so với bên ngoài tích điện dương.

Câu 24 trang 70 sách bài tập Sinh học 11: Điện thế hoạt động được hình thành qua các giai đoạn theo trình tự:

A. điện thế nghỉ → khử cực → đảo cực.

B. khử cực → đảo cực → tái phân cực.

C. đảo cực → khử cực → tái phân cực.

D. khử cực → đảo cực → điện thế nghỉ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Điện thế hoạt động được hình thành qua các giai đoạn theo trình tự:khử cực → đảo cực → tái phân cực.

Điện thế hoạt động được hình thành qua các giai đoạn

Câu 25 trang 70 sách bài tập Sinh học 11: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục được mô tả ở hình a và hình b dưới đây.

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục được mô tả

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

A. Hình (a) mô tả sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin, hình (b) mô tả sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao myelin.

B. Lan truyền xung thần kinh trên sợi trục ở hình (b) theo kiểu từ eo Ranviernày sang eo Ranvier khác.

C. Lan truyền xung thần kinh trên sợi trục ở hình (a) do đảo cực, khử cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

D. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên cả hai sợi trục là như nhau, nhưng lan truyền trên sợi trục như hình (b) tiêu tốn nhiều ATP hơn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Sai. Hình (a) mô tả sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao myelin, hình (b) mô tả sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trụccó bao myelin.

B. Đúng. Lan truyền xung thần kinh trên sợi trục ở hình (b) theo kiểu từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác.

C. Sai. Lan truyền xung thần kinh trên sợi trục ở hình (a) do khử cực, đảo cực và tái phân cực liên tiếp từ vùng này sang vùng khác kế tiếp.

D. Sai. Tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi trục (a) chậm hơn tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi trục (b).

Câu 26 trang 71 sách bài tập Sinh học 11: Cấu trúc synapse hoá học được mô tả như hình bên, các vị trí từ 1 – 8 mô tả cấu trúc nào của synapse?

Cấu trúc synapse hoá học được mô tả như hình bên trang 71 sách bài tập Sinh học 11

A. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chuỳ synapse.

B. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – khe synapse ; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – kênh Ca2+; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.

C. 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.

D. 1 – chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – túi chứa chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – chùy synapse; 8 – màng trước synapse.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cấu trúc synapse hoá học được mô tả trong hình trên: 1 – túi chứa chất trung gian hoá học; 2 – kênh Ca2+; 3 – chất trung gian hoá học; 4 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học; 5 – màng sau synapse; 6 – khe synapse; 7 – màng trước synapse; 8 – chùy synapse.

Câu 27 trang 71 sách bài tập Sinh học 11: Cho các đặc điểm của synapse hoá học như sau:

1. Là synapse phổ biến ở động vật.

2. Trong mỗi synapse có nhiều túi chứa chất trung gian hoá học, mỗi túi chứa một loại chất trung gian hoá học khác nhau.

3. Mỗi chất trung gian hoá học có một loại enzyme phân giải tương ứng ở màng sau synapse.

4. Có nhiều chất trung gian hoá học khác nhau ở chuỳ synapse, nhưng chỉ có một loại thụ thể liên kết ở màng sau synapse.

Các đặc điểm đúng là:

A. 1, 3.

B. 1, 2.

C. 2, 3.

D. 3, 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1. Đúng. Synapse hoá học là synapse phổ biến ở động vật.

2, 4. Sai. Trong mỗi synapse có nhiều túi chứa nhưng thường chứa cùng một chất trung gian hoá học.

3. Đúng. Mỗi chất trung gian hoá học có một loại enzyme phân giải tương ứng ở màng sau synapse.

Câu 28 trang 72 sách bài tập Sinh học 11:Acetylcholinesterase ở màng sau synapse có vai trò nào sau đây?

A. Tổng hợp acetylcholine từ acetate và choline để chuyển vào chuỳ synapse.

B. Phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline.

C. Phân huỷ túi chứa chất trung gian hoá học.

D. Tổng hợp thêm các thụ thể tiếp nhận acetylcholine.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sau khi điện thế hoạt động xuất hiện, acetylcholinesterase ở màng sau synapse có vai trò phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline.

Câu 29 trang 72 sách bài tập Sinh học 11: Khi nói về quá trình truyền tin qua synapse hoá học, cho các phát biểu sau:

1. Xung thần kinh đến gây mở kênh ion, Na+ vào trong chùy synapse.

2.Màng trước synapse xuất bào túi chứa chất trung gian hoá học, enzyme ở khe synapse phân giải túi, giải phóng chất trung gian hoá học.

3. Chất trung gian hoá học, sau khi liên kết với thụ thể, được enzyme tương ứng phân giải thành các tiểu phần, sau đó các tiểu phần quay lại tái tổng hợp chất trung gian hoá học ở màng trước.

4. Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể trên màng sau synapse có thể gây mở kênh Na+, làm xuất hiện điện thế hoạt động dẫn truyền xung thần kinh.

Số các phát biểu đúng là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1. Sai. Xung thần kinh đến gây mở kênh ion, Ca2+ vào trong chùy synapse.

2. Sai. Ca2+ đi vào chuỳ synapse làm các túi chứa chất trung gian hoá học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hoá học vào khe synapse.

3. Sai. Chất trung gian hoá học, sau khi liên kết với thụ thể và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền mới được enzyme tương ứng phân giải thành các tiểu phần, sau đó các tiểu phần có thể quay lại tái tổng hợp chất trung gian hoá học ở màng trước.

4. Đúng. Chất trung gian hoá học gắn vào thụ thể trên màng sau synapse có thể gây mở kênh Na+, làm xuất hiện điện thế hoạt động dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 30 trang 72 sách bài tập Sinh học 11: Một số các hợp chất hữu cơ chứa phosphorus như các chất độc thần kinh, thuốc trừ sâu gây ức chế hoạt động của enzyme acetylcholinesterase ở màng sau synapse. Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật bị nhiễm những chất độc này?

A. Tăng giải phóng acetylcholine qua khe synapse, kích thích lên cơ, cơ co dãn liên tục, lâu dài gây liệt cơ và tử vong.

B. Acetylcholine không bị phân huỷ, kích thích lên cơ, cơ co dãn liên tục, lâu dài gây liệt cơ và tử vong.

C. Không có acetate và choline ở chuỳ synapse, không xuất hiện điện thế hoạt động, xung thần kinh không được truyền đi, động vật ở trạng thái nghỉ ngơi.

D. Acetylcholine không liên kết với thụ thể ở màng sau synapse, không xuất hiện điện thể hoạt động, xung thần kinh không được truyền đi, động vật ở trạng thái nghỉ ngơi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Khi động vật bị nhiễm những chất độc này, enzyme acetylcholinesterase ở màng sau synapse sẽ bị ức chế hoạt động dẫn đến acetylcholine không bị phân huỷ, kích thích lên cơ, cơ co dãn liên tục, lâu dài gây liệt cơ và tử vong.

Câu 31 trang 73 sách bài tập Sinh học 11: Trong dẫn truyền xung thần kinh qua synapse hóa học, khi chất trung gian hoá học liên kết với thụ thể trên màng sau synapse, xung thần kinh được truyền từ màng trước ra màng sau như hình minh hoạ. Nếu một hợp chất khác có thể liên kết với thụ thể của chất trung gian hoá học sẽ dẫn đến kết quả gì?

Trong dẫn truyền xung thần kinh qua synapse hóa học

A. Chất dẫn truyền thần kinh không liên kết được với thụ thể, không gây mở kênh Na+, không xuất hiện điện thể hoạt động ở màng sau synapse, không dẫn truyền xung thần kinh.

B. Chất dẫn truyền thần kinh liên kết vào thụ thể khác của màng sau, mở kênh Na+, xuất hiện điện thể hoạt động và xung thần kinh dẫn truyền bình thường.

C. Chất dẫn truyền thần kinh liên kết vào thụ thể khác của màng sau, mở kênh Na+, xuất hiện điện thế hoạt động nhưng xung thần kinh dẫn truyền chậm hơn bình thường.

D. Chất dẫn truyền thần kinh liên kết vào thụ thể khác của màng sau, mở kênh Na+, xuất hiện điện thế hoạt động nhưng xung thần kinh dẫn truyền yếu hơn bình thường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Trong quá trình truyền tin qua synapse, nếu một hợp chất khác có thể liên kết với thụ thể của chất trung gian hoá học sẽ dẫn đến chất dẫn truyền thần kinh không liên kết được với thụ thể, không gây mở kênh Na+, không xuất hiện điện thể hoạt động ở màng sau synapse, không dẫn truyền xung thần kinh.

Câu 32 trang 73 sách bài tập Sinh học 11: Phản xạ là ...(1)... của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường ...(2)... thông qua hệ thần kinh.

Từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là:

A. 1 - tiếp nhận và phản ứng; 2 - bên trong hoặc bên ngoài.

B. 1 - tiếp nhận và phản ứng; 2 - bên ngoài.

C. 1 - phản ứng; 2 - bên trong hoặc bên ngoài.

D. 1 - phản ứng; 2 - bên ngoài.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài thông qua hệ thần kinh.

Câu 33 trang 73 sách bài tập Sinh học 11: Một cung phản xạ điển hình bao gồm 5 bộ phận như sau:

1. Bộ phận tiếp nhận

a) là thụ thể cảm giác.

2. Đường dẫn truyền hướng tâm

b) là dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành.

3. Bộ phận trung ương

c) là tuỷ sống và não bộ do các neuron trung gian (còn gọi là neuron liên lạc) tạo thành.

4. Đường dẫn truyền li tâm

d) là dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành.

5. Bộ phận đáp ứng

e) là cơ hay tuyến.

Mô tả trong bảng trên có các vị trí chưa chính xác là:

A. 1 – a và 2 – b.

B. 1 – a và 3 – c.

C. 2 – b và 4 – d.

D. 4 − d và 5 – e.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

1 – a: Bộ phận tiếp nhận là thụ thể cảm giác.

2 – d: Đường dẫn truyền hướng tâm là dây thần kinh cảm giác do các neuron cảm giác tạo thành.

3 – c: Bộ phận trung ương là tuỷ sống và não bộ do các neuron trung gian (còn gọi là neuron liên lạc) tạo thành.

4 – b: Đường dẫn truyền li tâm là dây thần kinh vận động do các neuron vận động tạo thành.

5 – e: Bộ phận đáp ứng là cơ hay tuyến.

Câu 34 trang 74 sách bài tập Sinh học 11: Cho các bộ phận sau đây:

1. Cơ ngón tay.

2. Tuỷ sống.

3. Dây thần kinh vận động.

4. Dây thần kinh cảm giác.

5. Thụ thể đau ở da.

6. Não.

Trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là:

A. 5 → 3 → 6 → 2 → 4 → 1.

B. 5 → 3 → 2 → 4 → 1.

C. 5 → 4 → 6 → 2 → 3 → 1.

D. 5 → 4 → 2 → 3 → 1

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Khi lỡ tay chạm vào gai nhọn, tín hiệu đau từ thụ thể đau ở da chuyển về tuỷ sống theo dây thần kinh cảm giác, các neuron trong tuỷ sống gửi xung thần kinh đến cơ tay theo dây thần kinh vận động, làm cơ tay co và tay rụt lại. Do đó, trật tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ co ngón tay khi lỡ tay chạm vào gai nhọn là:5. Thụ thể đau ở da→4. Dây thần kinh cảm giác→2. Tuỷ sống →3. Dây thần kinh vận động→1. Cơ ngón tay.

Câu 35 trang 74 sách bài tập Sinh học 11: Ghép mỗi loại thụ thể với vai trò tương ứng.

Loại thụ thể

Vai trò

1. Thụ thể cơ học

a) Phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể.

2. Thụ thể hoá học

b) Phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học.

3. Thụ thể điện từ

c) Phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra.

4. Thụ thể nhiệt

d) Phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

5. Thụ thể đau

e) Phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.

A. 1-b, 2-e, 3-d, 4-c, 5-a.

B. 1-c, 2-e, 3-d, 4-a, 5-b.

C. 1-b, 2-e, 3-d, 4-a, 5-c.

D. 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-a.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

1-b: Thụ thể cơ học phát hiện các biến dạng vật lí gây ra do các dạng năng lượng cơ học.

2-e: Thụ thể hoá học phát hiện các phân tử hoá học đặc hiệu và nồng độ của chúng trong máu.

3-d: Thụ thể điện từ phát hiện các dạng khác nhau của năng lượng điện từ như ánh sáng nhìn thấy, dòng điện và từ trường.

4-a: Thụ thể nhiệt phát hiện nóng, lạnh, gửi thông tin đến trung khu điều hoà thân nhiệt nằm ở phần sau vùng dưới đồi, qua đó điều hoà nhiệt độ cơ thể.

5-c: Thụ thể đau phát hiện tổn thương mô do tác nhân cơ học (va đập), hoá học (acid,...), điện, nhiệt (lửa,...), áp lực mạnh (do đè nén) gây ra.

Câu 36 trang 74 sách bài tập Sinh học 11: Cho các ví dụ sau về các loại thụ thể cảm giác:

1. Các mô bị tổn thương sản sinh ra prostaglandin, prostaglandin tăng tính nhạy cảm của thụ thể gây cảm giác đau đớn.

2. Thụ thể ở dạ dày chuyển thông tin về độ dãn của dạ dày về hành não, qua đó điều chỉnh sự co bóp và tiết dịch tiêu hoá của dạ dày.

3. Thụ thể ở tế bào tuyến tụy phát hiện và điều chỉnh nồng độ glucose trong máu.

4. Rắn chuông có thụ thể nhạy cảm với tia hồng ngoại phát hiện được thân nhiệt của con mồi.

5. Protein thụ thể mở kênh Ca2+ đáp ứng với chất capsaicin (có trong hạt tiêu) có vị cay nóng.

Các ví dụ trên mô tả loại thụ thể cảm giác tương ứng nào?

A. 1 – thụ thể cơ học; 2 – thụ thể hoá học; 3 – thụ thể đau; 4 – thụ thể nhiệt; 5 – thụ thể điện từ.

B. 1 – thụ thể hoá học; 2 – thụ thể cơ học; 3 – thụ thể đau; 4 – thụ thể nhiệt; 5 – thụ thể điện từ.

C. 1 – thụ thể đau; 2 – thụ thể cơ học; 3 – thụ thể nhiệt; 4 – thụ thể điện từ; 5 – thụ thể hoá học.

D. 1 – thụ thể đau; 2 – thụ thể cơ học; 3 – thụ thể hoá học; 4 – thụ thể điện từ; 5 – thụ thể nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

1. Các mô bị tổn thương sản sinh ra prostaglandin, prostaglandin tăng tính nhạy cảm của thụ thể gây cảm giác đau đớn→thụ thể đau.

2. Thụ thể ở dạ dày chuyển thông tin về độ dãn của dạ dày về hành não, qua đó điều chỉnh sự co bóp và tiết dịch tiêu hoá của dạ dày→thụ thể cơ học.

3. Thụ thể ở tế bào tuyến tụy phát hiện và điều chỉnh nồng độ glucose trong máu → thụ thể hoá học.

4. Rắn chuông có thụ thể nhạy cảm với tia hồng ngoại phát hiện được thân nhiệt của con mồi→thụ thể điện từ.

5. Protein thụ thể mở kênh Ca2+ đáp ứng với chất capsaicin (có trong hạt tiêu) có vị cay nóng→thụ thể nhiệt.

Câu 37 trang 75 sách bài tập Sinh học 11: Ở võng mạc, ánh sáng qua các lớp neuron nào trước khi tới các thụ thể quang học?

Ở võng mạc ánh sáng qua các lớp neuron nào trước khi tới các thụ thể quang học

A. Tế bào hạch, tế bào amacrine, tế bào lưỡng cực, tế bào ngang.

B. Tế bào hạch, tế bào lưỡng cực, tế bào que, tế bào nón.

C. Tế bào hạch, tế bào amacrine, tế bào que, tế bào nón.

D. Tế bào amacrine, tế bào lưỡng cực, tế bào que, tế bào nón.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ở võng mạc, ánh sáng qua các lớp neuron gồm tế bào hạch, tế bào amacrine, tế bào lưỡng cực, tế bào ngang trước khi tới các thụ thể quang học.

Câu 38 trang 75 sách bài tập Sinh học 11: Các tín hiệu từ tế bào que và tế bào nón có thể truyền trực tiếp đến

Các tín hiệu từ tế bào que và tế bào nón có thể truyền trực tiếp

A. tế bào lưỡng cực, tế bào amacrine.

B. tế bào hạch, tế bào amacrine.

C. tế bào ngang, tế bào hạch.

D. tế bào ngang, tế bào lưỡng cực.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Các tín hiệu từ tế bào que và tế bào nón có thể truyền trực tiếp đến tế bào ngang, tế bào lưỡng cực.

Câu 39 trang 76 sách bài tập Sinh học 11: Tín hiệu được truyền đi (mũi tên) từ tế bào que và tế bào nón như thế nào là hợp lí?

Tín hiệu được truyền đi (mũi tên) từ tế bào que và tế bào nón

A. Tế bào que, tế bào nón → tế bào lưỡng cực → tế bào hạch → các sợi dây thần kinh thị giác.

B. Tế bào que, tế bào nón → tế bào amacrine → tế bào hạch → sợi dây thần kinh thị giác.

C. Tế bào que, tế bào nón → tế bào ngang → tế bào hạch → các sợi dây thần kinh thị giác.

D. Tế bào que, tế bào nón → tế bào lưỡng cực → tế bào ngang → các sợi dây thần kinh thị giác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tín hiệu được truyền đi (mũi tên) từ tế bào que và tế bào nón theo trình tự: Tế bào que, tế bào nón → tế bào lưỡng cực → tế bào hạch → các sợi dây thần kinh thị giác.

Câu 40 trang 76 sách bài tập Sinh học 11: Cho các bước truyền âm thanh từ nguồn âm như sau:

1. Sóng áp lực kích thích tế bào lông làm xuất hiện điện thế hoạt động.

2. Truyền qua chuỗi xương tai giữa.

3. Kích thích được lan truyền về thuỳ thái dương của vỏ não.

4. Sóng âm vào màng nhĩ.

5. Rung màng cửa sổ bầu dục tạo sóng áp lực truyền trong ốc tai.

Thứ tự đúng của cơ chế truyền âm thanh ở tai là

A. 4 → 2 → 5 → 1 → 3.

B. 1 → 2 → 4 → 5 → 3.

C. 4 → 2 → 5 → 3 → 1.

D. 1 → 2 → 4 → 3 → 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Các bước truyền âm thanh từ nguồn âm:

Bước 1: Sóng âm vào màng nhĩ.

Bước 2: Truyền qua chuỗi xương tai giữa.

Bước 3: Rung màng cửa sổ bầu dục tạo sóng áp lực truyền trong ốc tai.

Bước 4: Sóng áp lực kích thích tế bào lông làm xuất hiện điện thế hoạt động.

Bước 5: Kích thích được lan truyền về thuỳ thái dương của vỏ não.

Câu 41 trang 76 sách bài tập Sinh học 11:Cho các phát biểu sau đây về chức năng thăng bằng của tai:

1. Cơ quan tiền đình nằm ở tai trong tham gia vào chức năng thăng bằng của cơ thể gồm nang cầu, nang bầu dục và hai ống bán khuyên.

2. Dịch lỏng trong các bộ phận của cơ quan tiền đình có thể chuyển dịch theo nhiều hướng khác nhau.

3. Chuyển dịch của dịch lỏng làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não.

4. Xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não đi theo hai hướng: giúp cơ thể giữ thăng bằng hoặc cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ thể.

Có bao nhiêu phát biểu ở trên đúng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

1. Sai. Cơ quan tiền đình nằm ở tai trong tham gia vào chức năng thăng bằng của cơ thể gồm nang cầu, nang bầu dục và ba ống bán khuyên.

2. Sai. Tuỳ theo tư thế và hoạt động của cơ thể, dịch lỏng chuyển dịch trong các bộ phận của cơ quan tiền đình theo một hướng nhất định.

3. Đúng. Chuyển dịch của dịch lỏng làm tế bào có lông hưng phấn, xuất hiện xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não.

4. Đúng. Xung thần kinh truyền về hành não và tiểu não đi theo hai hướng: giúp cơ thể giữ thăng bằng hoặc cảm nhận về vị trí, chuyển động của cơ thể.

Câu 42 trang 76 sách bài tập Sinh học 11: Biểu đồ cho thấy hàm lượng serotonin trên hai nhóm chuột. Những con chuột thuộc nhóm “KO” bị trầm cảm và nhóm “Con” là nhóm đối chứng. Kết luận nào có thể được rút ra từ biểu đồ này?

Biểu đồ cho thấy hàm lượng serotonin trên hai nhóm chuột

A. Những con chuột bị trầm cảm không sản xuất bất kì lượng serotonin nào.

B. Những con chuột bị trầm cảm sản xuất cùng một lượng serotonin như những con chuột khác.

C. Những con chuột bị trầm cảm sản xuất nhiều serotonin hơn những con chuột khác.

D. Những con chuột bị trầm cảm sản xuất ít serotonin hơn những con chuột khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Serotonin là chất dẫn truyền tín hiệu cho các tế bào thần kinh, điều chỉnh khả năng nhận thức, vận động, cảm xúc, duy trì tâm trạng và cảm giác thèm ăn. Theo biểu đồ ta thấy, những con chuột bị trầm cảm sản xuất ít serotonin hơn những con chuột khác.

Câu 43 trang 77 sách bài tập Sinh học 11: Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường ...(1)..., đảm bảo cho động vật ...(2)....

Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1) và (2) lần lượt là:

A. 1 – trong và ngoài, 2 – phát triển.

B. 1 – trong, 2 – tồn tại và phát triển.

C. 1 – ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.

D. 1 – trong và ngoài, 2 – tồn tại và phát triển.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 44 trang 77 sách bài tập Sinh học 11: Tập tính của động vật không có vai trò nào sau đây?

A. Tăng khả năng sinh tồn của động vật.

B. Đảm bảo cho sự thành công sinh sản.

C. Đảm bảo cho động vật phát triển.

D. Tăng số lượng con trong mỗi lần sinh sản.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Tập tính là những hành động của động vật trả lời lại kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại, phát triển đồng thời cũng đảm bảo cho sự thành công sinh sản.

Câu 45 trang 77 sách bài tập Sinh học 11: Trong các tập tính sau đây, có bao nhiêu tập tính học được?

1. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

2. Khi tham gia giao thông, thấy tín hiệu đèn đỏ thì dừng lại.

3. Gà chạy tới quanh quẩn dưới chân của người khi nghe tiếng gọi cho ăn.

4. Ve kêu vào mùa hè.

5. Chuột nghe tiếng mèo thì bỏ chạy.

6. Tinh tinh đặt quả cọ dầu lên phiến đá và cầm cục đá khác đập vỡ quả cọ dầu để lấy nhân ăn.

A. 6.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Tập tính học được là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền được. Do đó, trong các tập tính trên, các tập tính học được gồm: 2, 3, 5, 6.

Câu 46 trang 78 sách bài tập Sinh học 11: Ở một số loài chim, chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là dạng tập tính phổ biến nào của động vật?

A. Tập tính kiếm ăn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

C. Tập tính xã hội.

D. Tập tính di cư.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Chim đực đậu trên cành cây cao và cất tiếng hót nhằm thông báo cho các con chim đực khác cùng loài biết khu vực này đã có chủ. Đây là biểu hiện của tập tính bảo vệ lãnh thổ.

Câu 47 trang 78 sách bài tập Sinh học 11: Thả một hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. Hình thức học tập nào của động vật được mô tả trong ví dụ trên?

A. Bắt chước.

B. Quen nhờn.

C. Học nhận biết không gian.

D. Học liên hệ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sau một vài lần thả hòn đá nhỏ vào cạnh con rùa, con rùa nhận thấy kích thích này không kèm theo sự nguy hiểm nên đã phớt lờ, không đáp ứng lại kích thích này. Do đó, đây chính là hình thức học tập quen nhờn.

Câu 48 trang 78 sách bài tập Sinh học 11: Trong tổ ong mật, các con ong thợ kiếm ăn cho cả đàn ong, chúng cũng sẵn sàng chiến đấu hi sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Đó là biểu hiện của tập tính nào sau đây?

A. Thứ bậc.

B. Vị tha.

C. Bảo vệ lãnh thổ.

D. Kiếm ăn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong tổ ong mật, các con ong thợ kiếm ăn cho cả đàn ong, chúng cũng sẵn sàng chiến đấu hi sinh thân mình để bảo vệ tổ và ong chúa. Đó là biểu hiện của tập tính vị tha – một trong những tập tính của tập tính xã hội (tập tính sống theo bầy đàn).

Câu 49 trang 78 sách bài tập Sinh học 11: Ghép mỗi ví dụ ở cột A với một hình thức học tập tương ứng của động vật ở cột B trong bảng sau:

Cột A – Ví dụ

Cột B – Hình thức học tập của động vật

1. Tinh tinh biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối.

a) Quen nhờn

2. Vừa bật đèn, vừa cho chó ăn, sau nhiều lần lặp lại thì sau đó chỉ cần bật đèn chó đã chạy lạivàchảy nước bọt.

b) In vết

3. Ong bắp cày quan sát và ghi nhớ các “cột mốc” quanh tổ của mình trước khi chúng bay đi kiếm ăn.

c) Học xã hội

4. Vịt con mới nở sẽ đi theo vịt mẹ hoặc chủ lò ấp hoặc vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy.

d) Học liên hệ

5. Tinh tinh con quan sát cách bẻ hạt cọ dầu của con trưởng thành khác.

e) Học nhận biết không gian

6. Doạ phạt trẻ em khi chúng làm sai nhưng không thực hiện, nhiều lần sẽ không làm chúng sợ nữa.

f) Học nhận biết và giải quyết vấn đề

A. 1-f, 2-d, 3-e, 4-b, 5-c, 6-a.

B. 1-f, 2-d, 3-c, 4-b, 5-e, 6-a.

C. 1-e, 2-d, 3-f, 4-b, 5-c, 6-a.

D. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-f, 6-a.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

1-f: Tinh tinh biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối → Đây là ví dụ về hình thức học tập: Học nhận biết và giải quyết vấn đề.

2-d: Vừa bật đèn, vừa cho chó ăn, sau nhiều lần lặp lại thì sau đó chỉ cần bật đèn chó đã chạy lạivàchảy nước bọt→ Đây là ví dụ về hình thức học tập: Học liên hệ.

3-e: Ong bắp cày quan sát và ghi nhớ các “cột mốc” quanh tổ của mình trước khi chúng bay đi kiếm ăn→ Đây là ví dụ về hình thức học tập: Học nhận biết không gian.

4-b: Vịt con mới nở sẽ đi theo vịt mẹ hoặc chủ lò ấp hoặc vật chuyển động đầu tiên chúng nhìn thấy→ Đây là ví dụ về hình thức học tập: In vết.

5-c: Tinh tinh con quan sát cách bẻ hạt cọ dầu của con trưởng thành khác → Đây là ví dụ về hình thức học tập: Học xã hội.

6-a: Doạ phạt trẻ em khi chúng làm sai nhưng không thực hiện, nhiều lần sẽ không làm chúng sợ nữa→ Đây là ví dụ về hình thức học tập: Quen nhờn.

Câu 50 trang 79 sách bài tập Sinh học 11: Loại thụ thể nào tiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật?

A. Thụ thể cơ học.

B. Thụ thể hoá học.

C. Thụ thể điện từ.

D. Thụ thể nhiệt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Pheromone là chất hoá học do động vật sản sinh và giải phóng vào môi trường sống, gây các đáp ứng khác nhau ở các cá thể cùng loài → Thụ thểtiếp nhận tín hiệu pheromone ở động vật là thụ thể hoá học.

Câu 51 trang 79 sách bài tập Sinh học 11: Dạng tập tính và vai trò của nó đối với động vật được mô tả ở hình bên là

Dạng tập tính và vai trò của nó đối với động vật được mô tả ở hình trang 79 SBT Sinh học 11

A. tập tính kiếm ăn; đảm bảo cho động vật có nguồn dinh dưỡng để tồn tại và phát triển.

B. tập tính bảo vệ lãnh thổ; bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản.

C. tập tính chăm sóc con non; tăng tỉ lệ sống sót của con non, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

D. tập tính di cư; giúp động vật tránh khỏi sự khắc nghiệt hoặc không phù hợp của môi trường.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Hình trên mô tả hình ảnh chim mẹ đang mớm mồi cho chim con → Tập tính được mô tả là tập tính chăm sóc con non; có vai trò giúp tăng tỉ lệ sống sót của con non, đảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của loài.

Câu 52 trang 79 sách bài tập Sinh học 11:Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:

Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình trang 79 SBT Sinh học 11

Đây là hình thức học tập nào của động vật?

A. Điều kiện hoá hành động.

B. Điều kiện hoá đáp ứng.

C. Học xã hội.

D. Học giải quyết vấn đề.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn. Đây chính là hình thức học tập điều kiện hoá đáp ứng.

Câu 53 trang 80 sách bài tập Sinh học 11: Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:

Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình trang 80 SBT Sinh học 11

Có bao nhiêu nhận định sau đây về thí nghiệm cho chó ăn của I. Pavlov là đúng?

1. Chó có thói quen tiết nước bọt trước khi ăn.

2. Tiếng chuông gây cảm giác nguy hiểm nên chó không tiết nước bọt.

3. Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do hành vi quen nhờn.

4. Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hìnhthành trong thần kinh trung ương.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn. Do đó:

1. Sai. Chó có thói quen tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn.

2. Sai. Tiếng chuông không phải tác nhân kích thích gây cảm giác nguy hiểm cho chó.

3. Sai. Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do trong não chó đã hình thành liên kết tiếng chuông với thức ăn (kiểu học điều kiện hoá đáp ứng).

4. Đúng. Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hìnhthành trong thần kinh trung ương.

Câu 54 trang 80 sách bài tập Sinh học 11: Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:

Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình trang 80 SBT Sinh học 11

Đặc điểm nào sau đây đúng khi nói về hình thức học tập này?

A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.

C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động củacác kích trước và sau.

D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc nhau.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn. Đây chính là hình thức học tập điều kiện hoá đáp ứng. Do đó, hình thức học tập này đã hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

Câu 55 trang 80 sách bài tập Sinh học 11: Các con gấu xám Bắc Mỹ dành hàng giờ để đào sóc đất Bắc Cực trong hang, chúng phớt lờ những con mồi lớn như tuần lộc.Việc đào bới tìm sóc sẽ tiết kiệm năng lượng hơn và có thể sẽ giúp chúng bắt được con mồi. Hành vi này là một ví dụ về dạng tập tính nào và tại sao gấu không bắt tuần lộclàm thức ăn?

A. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.

C. Tập tính kiếm ăn; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn.

D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ; Vì các con tuần lộc có kích thước lớn, gấu không bắt được để làm thức ăn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Hành vi trên của gấu là tập tính kiếm ăn.

Sở dĩ, các con gấu xám Bắc Mỹ dành hàng giờ để đào sóc đất Bắc Cực trong hang, chúng phớt lờ những con mồi lớn như tuần lộc  các con tuần lộc lớn, có khả năng cao sẽ trốn thoát, gấu mất nhiều năng lượng hơn.

Câu 56 trang 80 sách bài tập Sinh học 11: Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng.Đây là ví dụ về hình thức

A. học liên hệ.

B. học xã hội.

C. học nhận thức và giải quyết vấn đề.

D. học nhận biết không gian.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Cô giáo cho một ví dụ về hình thức học tập ở động vật và yêu cầu học sinh xác định loại hình thức học tập nào tương ứng→ Để giải quyết được bài tập mới này, học sinh cần phối hợp các kiến thức đã được học → Đây là hình thức học nhận thức và giải quyết vấn đề.

Câu 57 trang 81 sách bài tập Sinh học 11: Khi nói về cơ chế học tập ở người, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

1. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Học tập nhiều làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.

3. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

4. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi, ... ở người.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

1. Đúng. Học tập làm tăng cường liên kết thần kinh trong vỏ não.

2. Sai. Học tập không làm tổn hại các neuron truyền dẫn truyền xung thần kinh.

3. Đúng. Học tập gồm các giai đoạn tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

4. Đúng. Kết quả của học tập là thay đổi sự hiểu biết, thái độ, hành vi, ... ở người.

Câu 58 trang 81 sách bài tập Sinh học 11: Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

A. Tiếp nhận, dẫn truyền, tăng cường và củng cố thông tin.

B. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và củng cố thông tin.

C. Tiếp nhận, xử lí, tăng cường và phát triển thông tin.

D. Tiếp nhận, dẫn truyền, xử lí và củng cố thông tin.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Quá trình học tập diễn ra gồm các giai đoạn:

- Giai đoạn tiếp nhận và xử lí thông tin: Khi tiếp nhận thông tin, não bộ chuyển hoá thông tin (thông qua chuyển đổi vật chất trong não) hình thành nhận thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành vi.

- Giai đoạn tăng cường và củng cố: Tập trung trí não để ghi nhớ thông tin, đồng thời sắp xếp thông tin ổn định theo trật tự nhất định để sử dụng khi cần đến.

Câu 59 trang 81 sách bài tập Sinh học 11: Có bao nhiêu ví dụ sau đây là ứng dụng sự hiểu biết về tập tính của động vật vào trong cuộc sống?

1. Đặt bù nhìn hình người trong ruộng lúa, nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.

2. Nuôi mèo để bắt chuột.

3. Dùng pheromone nhân tạo làm chất dẫn dụ để bắt côn trùng hại cây ăn quả.

4. Nuôi heo lấy thịt.

5. Sử dụng chó nghiệp vụ để bắt kẻ gian, phát hiện ma tuý.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các ví dụlà ứng dụng sự hiểu biết về tập tính của động vật vào trong cuộc sống: 1, 2, 3, 5.

4. Sai. Nuôi heo lấy thịt là hình thức chăn nuôi thông thường, không có sự ứng dụng tập tính của động vật.

Câu 60 trang 81 sách bài tập Sinh học 11: Cho biết tính đúng, sai của các phát biểu dưới đây bằng cách ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào cột tương ứng trong bảng sau:

Phát biểu

Đúng/Sai

Cảm ứng của thực vật được chia thành 2 kiểu là hướng động và ứng động.

 

Hướng động là phản ứng của thực vật đối với các kích thích không có hướng.

 

Ứng động là các phản ứng đáp ứng với các kích thích có hướng xác định.

 

Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc thuộc kiểu hướng động.

 

Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là hai kiểu biểu hiện của ứng động.

 
 

Lời giải:

Phát biểu

Đúng/Sai

Cảm ứng của thực vật được chia thành 2 kiểu là hướng động và ứng động.

Đ

Hướng động là phản ứng của thực vật đối với các kích thích không có hướng.

S

Ứng động là các phản ứng đáp ứng với các kích thích có hướng xác định.

S

Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực và hướng tiếp xúc thuộc kiểu hướng động.

Đ

Ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng là hai kiểu biểu hiện của ứng động.

Đ

 

Câu 61 trang 82 sách bài tập Sinh học 11:Ghép các ví dụ ở cột A với các hình thức cảm ứng tương ứng ở cột B.

Cột A – Ví dụ về các hình thức

vận động của thực vật

Cột B – Kiểu cảm ứng của thực vật

Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ khi bị chạm vào.

Hướng hoá

Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây mướp khi chạm giàn.

Ứng động sinh trưởng

Rễ uốn cong về phía có phân bón.

Hướng trọng lực

Phản ứng nảy chồi của cây bàng vào mùa xuân.

Ứng động không sinh trưởng

Rễ uốn cong, cắm xuống đất khi thân cây nằm ngang.

Hướng tiếp xúc

 

Lời giải:

1 – d: Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ khi bị chạm vào thuộc kiểu ứng động không sinh trưởng.

2 – e: Vận động quấn vòng của tua cuốn ở cây mướp khichạm giàn thuộc kiểu hướng tiếp xúc.

3 – a: Rễ uốn cong về phía có phân bón thuộc kiểu hướng hoá.

4 – b: Phản ứng nảy chồi của cây bàng vào mùa xuân thuộc kiểu ứng động sinh trưởng.

5 – c: Rễ uốn cong, cắm xuống đất khi thân cây nằm ngang thuộc kiểu hướng trọng lực.

Câu 62 trang 82 sách bài tập Sinh học 11: Trong canh tác cây khoai tây, khoai lang người ta tiến hành trồng khoai trên luống được đánh cao và tưới nước theo hình thức tưới rãnh thay vì trồng trên mặt ruộng phẳng nhằm tăng năng suất của cây trồng. Giải thích.

Lời giải:

Củ khoai lang do những rễ bên của dây khoai lang đâm xuống đất, lúc đầu nhỏ sau to dần do tích luỹ tinh bột mà thành. Còn củ khoai tây do những cành ở gần gốc khi bị vùi xuống đất, cành sẽ phát triển thành củ. Như vậy, trong canh tác cây khoai tây, khoai lang người ta tiến hành trồng khoai trên luống được đánh cao và tưới nước theo hình thức tưới rãnh thay vì trồng trên mặt ruộng phẳng thì sẽ lợi dụng được tính hướng đất và hướng nước của cây, giúp cây có hệ rễ bên (ở cây khoai lang) hay hệ cành vùi xuống đất (ở cây khoai tây) phát triển. Nhờ đó, năng suất củ của cây sẽ được nâng cao rõ rệt.

Câu 63 trang 82 sách bài tập Sinh học 11: Rễ đáp ứng như thế nào với tác nhân kích thích là ánh sáng và trọng lực. Đáp ứng đó có ý nghĩa gì với đời sống của thực vật?

Lời giải:

Rễ cây có tính hướng sáng âm và hướng trọng lực dương. Đáp ứng này của rễ đảm bảo cho hệ rễ của cây mọc đâm sâu, lan rộng vào đất, nhờ đó, giúp giữ cây đứng vững đồng thời tăng cường khả năng hút nước và khoáng trong đất của cây.

Câu 64 trang 82 sách bài tập Sinh học 11: Hình dưới đây mô tả cấu tạo của một neuron có bao myelin. Cho biết các vị trí từ 1 – 6 trong hình mô tả cấu trúc nào? Trình bày đặc điểm của các cấu trúc đó.

Hình dưới đây mô tả cấu tạo của một neuron có bao myelin

Lời giải:

Vị trí

Tên cấu trúc

Đặc điểm của cấu trúc

(1)

Thân neuron

Được cấu tạo như một tế bào điển hình, các neuron trưởng thành thiếu đi trung thể nên chúng không có khả năng phân chia.

(2)

Sợi trục

Được cấu tạo từ màng sinh chất và tế bào chất, đầu tận cùng sợi trục phân thành nhiều nhánh và đầu nhánh phình lên tạo thành chuỳ synapse.

(3)

Eo Ranvier

Là các đoạn nhỏ trên sợi trục không được bao myelin bao bọc, không có tính cách điện.

(4)

Bao myelin

Bao quanh sợi trục, có bản chất là lipid nên có tính cách điện.

(5)

Nhân

Chứa vật chất di truyền.

(6)

Sợi nhánh

Được cấu tạo từ màng sinh chất và tế bào chất, mỗi neuron có từ một đến hàng nghìn sợi nhánh tiếp nhận thông tin đưa về thân.

 

Câu 65 trang 82 sách bài tập Sinh học 11: Phản xạ rút tay ra khi vô tình chạm vào ngọn lửa được minh hoạ như hình dưới đây.

Phản xạ rút tay ra khi vô tình chạm vào ngọn lửa

a) Các bộ phận tham gia vào cung phản xạ này là gì? Đánh số thứ tự từ 1 – 5 thứ tự các bộ phận tham gia vào cung phản xạ.

b) Trình bày vai trò của các bộ phận trong cung phản xạ.

Lời giải:

a) Các bộ phận tham gia vào cung phản xạrút tay ra khi vô tình chạm vào ngọn lửa:

(1) Bộ phận tiếp nhận kích thích: Thụ thể đau ở da tay.

(2) Đường dẫn truyền hướng tâm: Dây thần kinh cảm giác.

(3) Bộ phận trung ương: Tuỷ sống.

(4) Đường dẫn truyền li tâm: Dây thần kinh vận động.

(5) Bộ phận đáp ứng: Cơ tay.

b) Vai trò của các bộ phận trong cung phản xạ:

Cơ quan, bộ phận

Trong cung phản xạ

Vai trò của mỗi cơ quan, bộ phận

Trong cung phản xạ

(1) Bộ phận tiếp nhận kích thích: Thụ thể đau ở da tay

Tiếp nhận kích thích từ ngọn lửa và hình thành xung thần kinh.

(2) Đường dẫn truyền hướng tâm: Dây thần kinh cảm giác

Tiếp nhận, dẫn truyền xung thần kinh từ thụ thể đau ở da tay đến trung ương thần kinh (tuỷ sống).

(3) Bộ phận trung ương: Tuỷ sống

Tiếp nhận, xử lí thông tin, đưa ra quyết định trả lời kích thích, lưu giữ thông tin.

(4) Đường dẫn truyền li tâm: Dây thần kinh vận động

Tiếp nhận, dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh (tuỷ sống) đến cơ quan đáp ứng (cơ tay).

(5) Bộ phận đáp ứng: Cơ tay

Thực hiện phản ứng rụt tay lại để trả lời kích thích.

Câu 66 trang 83 sách bài tập Sinh học 11: Trình bày cơ chế truyền tin qua synapse thần kinh – cơ xương ở độngvật. Vì sao xung thần kinh chỉ truyền một chiều từ màng trước tới màng sau synapse?

Lời giải:

- Cơ chế truyền tin qua synapse thần kinh – cơ xương ở động vật:

1 – Xung thần kinh đến làm Ca2+ đi vào trong chuỳ synapse.

2 – Ca2+ vào làm túi chứa acetylcholine gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng acetylcholine vào khe synapse.

3 – Acetylcholine gắn vào thụ thể trên màng sau, mở kênh Na+ làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền.

4 – Sau khi điện thế hoạt động xuất hiện ở màng sau và lan truyền đi tiếp, enzyme acetylcholinesterase có ở màng sau sẽ phân huỷ acetylcholine thành acetate và choline. Choline quay trở lại màng trước, đi vào chuỳ synapse và tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine chứa trong các túi.

- Xung thần kinh chỉ truyền một chiều từ màng trước tới màng sau synapse vì: Thông tin truyền qua synape nhờ chất chuyển giao thần kinh đi qua màng trước gắn vào thụ thể ở màng sau synapse. Thông tin không đi theo chiều ngược lại vì màng sau không có chất chuyển giao thần kinh và màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất chuyển giao thần kinh.

Câu 67 trang 83 sách bài tập Sinh học 11: Monoamine là các chất dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc từ amino acid như dopamine, norepinephrine, serotonin,... Các amino acid này bị bất hoạt và phân giải bởi monoamine oxidase (MAO). Thuốc ức chế MAO đã được chứng minh là hữu ích trong điều trị trầm cảm lâm sàng (thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh monoamine), hay bệnh Parkinson do nó làm tăng hoạt động của dopamin ở khớp thần kinh. Dựa vào kiến thức đã học và thông tin mô tả, em hãy cho biết:

a) Các monoamine truyền tin theo cơ chế nào?

b) MAO là gì? Trình bày vai trò của MAO.

c) Vì sao những người dùng thuốc ức chế MAO khi sử dụng các thực phẩm như phô mai, cá và thịt có các chất bảo quản,... có thể nguy hiểm đến tính mạng, biết rằng các thực phẩm này giàu tyramine (một loại monoamine bị MAO phân huỷ và hoạt động như một chất giải phóng adrenaline, norepinephrine).

Lời giải:

a) Các monoamine truyền tin theo cơ chế truyền tin qua tín hiệu hoá học.

b) MAO (monoamine oxidase) là một loại enzyme có tác dụng bất hoạt và phân giải các monoamine (các chất dẫn truyền thần kinh có nguồn gốc từ amino acid như dopamine, norepinephrine, serotonin,...).

c) Các thực phẩm như phô mai, cá và thịt có các chất bảo quản,... là các thực phẩm giàu tyramine. Mà tyramine có thể làm tăng huyết áp nếu không bị phá vỡ. Vì vậy, khi những người dùng thuốc ức chế MAO ăn các loại thực phẩm này, lượng tyramine tăng cao và không được phân giải kịp thời dẫn đến họ có thể bị tăng huyết áp nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Câu 68 trang 83 sách bài tập Sinh học 11: Bệnh Alzheimer có biểu hiện suy giảm trí nhớ và những khiếm khuyết ngôn ngữ cùng nhận thức không gian,... do thiếu hụt chất trung gian hóa học. Bệnh không thể chữa khỏi nhưng có thể thuyên giảm do dùng một số thuốc tác động vào cơ chế truyền tin qua synapse. Hãy đưa ra ít nhất 2 phương pháp trong điều chế thuốc dùng cho bệnh nhân Alzheimer.

Lời giải:

Một số phương pháp trong điều chế thuốc dùng cho bệnh nhân Alzheimer:

- Điều trị Alzheimer bằng thuốc ức chế enzyme acetylcholinesterase: Thuốc hoạt động dựa theo cơ chế ngăn chặn sự phân hủy acetylcholine, làm tăng nồng độ acetylcholine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, chịu trách nhiệm về trí nhớ và khả năng nhận thức của não.

- Điều trị Alzheimer bằng Memantine: Thuốc hoạt động bằng cách ức chế thụ thể NMDA nhằm ngăn chặn hoạt động của glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh kích thích ở não. Do đó, tránh trường hợp mức glutamate quá cao dẫn đến sự chết tế bào thần kinh – được cho là góp phần vào sinh bệnh học của Alzheimer.

Câu 69 trang 83 sách bài tập Sinh học 11: Trình bày cơ chế giảm đau của thuốc giảm đau. Có nên sử dụng thuốc giảm đau liều cao và thường xuyên không? Vì sao?

Lời giải:

- Cơ chế giảm đau của thuốc giảm đau:

+ Thuốc tác động lên thần kinh trung ương: Ví dụ: Morphin và codein nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp có cấu trúc tương tự như endorphins, enkephalin nội sinh. Hai chất này tạo cảm giác khoan khoái, dễ chịu nhưng lại ức chế giải phóng chất chuyển giao thần kinh ở não (chất P, glutamic acid), vì vậy giảm cảm giác đau.

+ Thuốc tác động lên thần kinh ngoại biên: Ví dụ: Thuốc gây tê như procaine, novocaine làm giảm tính thấm của màng tế bào thần kinh đối với Na+, do đó ngăn chặn khử cực, đảo cực và tái phân cực trên sợi thần kinh cảm giác, dẫn đến xung thần kinh mang thông tin đau không thể lan truyền về đồi thị và vỏ não, làm giảm cảm giác đau.

- Không nên sử dụng thuốc giảm đau liều cao và thường xuyên. Vì sử dụng thuốc giảm đau liều cao và thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng nghiện và lệ thuộc vào thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc giảm đau liều cao thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, đau tim, đột quỵ, tăng gãy xương ở người lớn tuổi, tăng men gan, suy giảm chức năng thận,…

Câu 70 trang 83 sách bài tập Sinh học 11: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần phải làm gì trong học tập và sinh hoạt hằng ngày?

Lời giải:

Một số biện pháp bảo vệ hệ thần kinh:

- Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày hợp lí (ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc).

- Có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.

- Không sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, ma tuý,…

- Không lạm dụng chất ức chế hoạt động của hệ thần kinh cũng như các loại thuốc giảm đau.

- Cần có chế độ ăn uống hợp lí.

- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.

Câu 71 trang 83 sách bài tập Sinh học 11: Các ví dụ sau đây là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? Giải thích.

a) Mọt gỗ thay đổi mức tăng động tuỳ theo độ ẩm của môi trường.

b) Nhện thực hiện nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành tấm lưới.

c) Chim non có “tính bám" và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy lần đầu tiên.

d) Khi nghe tiếng gọi của chủ nhà, chó chạy tới vẫy đuôi.

Lời giải:

- Ví dụ a, b, c thuộc loại tập tính bẩm sinh. Giải thích: Các ví dụ này là tập tính bẩm sinh vì đây là những tập tính sinh ra đã có, di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Ví dụ d thuộc loại tập tính học được. Giải thích: Ví dụ này là tập tính học được vì đây là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền được.

Câu 72 trang 84 sách bài tập Sinh học 11: Hình dưới mô tả một hình thức học tập ở các loài chim, gà, vịt, ngỗng,…

Hình dưới mô tả một hình thức học tập ở các loài chim trang 84 SBT Sinh học 11

a) Hình thức học tập nào của động vật đã được mô tả?

b) Hình thức học tập này có đặc điểm gì khác biệt với những hình thức học tập khác?

c) Hình thức học tập này có ý nghĩa gì ở các loài động vật?

Lời giải:

a) Hình thức học tập được mô tả là in vết.

b) Đặc điểm của hình thức học tập in vết khác so với các hình thức học tập khác ở chỗ: In vết có giai đoạn then chốt, còn gọi là giai đoạn quyết định. Trong giai đoạn then chốt, con non có thể “in vết” vào não hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản của loài.

c) Ý nghĩa của hình thức học tập in vết: Nhờ hình thức học tập in vết con non nhận diện được hình dạng bố mẹ và các hành vi cơ bản của loài, điều này quyết định cho sự phát triển của con non sau này. Ở gà, vịt, ngỗng, chim,… nhờ in vết, con non di chuyển theo con bố mẹ nên được chăm sóc và bảo vệ tốt hơn.

Câu 73 trang 84 sách bài tập Sinh học 11: Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được theo các tiêu chí nhưbảng dưới đây:

Tiêu chí

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Tính di truyền

?

?

Tính ổn định

?

?

Cơ sở thần kinh

?

?

Ví dụ

?

?

 

Lời giải:

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học:

Tiêu chí

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Tính di truyền

Không

Tính ổn định

Rất bền vững

Dễ mất đi nếu không được củng cố

Cơ sở thần kinh

Gen quy định hình thành hệ thần kinh và các con đường thần kinh của tập tính.

Có sự hình thành các liên kết thần kinh mới giữa các neuron trong não bộ.

Ví dụ

Tập tính giăng tơ của nhện; Chim di cư để tránh rét;…

Tập thể dục buổi sáng ở người; tập tính săn mồi của hổ;…

Câu 74 trang 84 sách bài tập Sinh học 11: Tại sao pheromone là tín hiệu hoá học giao tiếp đặc trưng cho các cá thể cùng loài? Ưu điểm và hạn chế của pheromone là gì?

Lời giải:

- Pheromone là tín hiệu hoá học giao tiếp đặc trưng cho các cá thể cùng loài vì: Cấu tạo phân tử của pheromone khác nhau ở các loài động vật và chỉ có các cá thể cùng loài mới có thụ thể cảm giác tiếp nhận tương ứng, vì vậy pheromone mang thông tin đặc trưng cho loài và được coi là tín hiệu hoá học giao tiếp của các cá thể cùng loài.

- Ưu điểm và hạn chế của pheromone:

+ Ưu điểm của pheromone: Tín hiệu pheromone mang tính đặc trưng loài và có thể truyền đi ở những khoảng cách rất xa, ngay cả với nồng độ thấp giúp động vật cùng loài có thể nhận biết và giao tiếp với nhau trong quá trình sinh sản, chống lại kẻ thù,…

+ Nhược điểm của pheromone: Dễ bay hơi, dễ bị phân huỷ bởi nhiệt độ cao, độ khuếch tán phụ thuộc vào tốc độ gió hay nước.

Đánh giá

0

0 đánh giá