Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới: Có bao nhiêu nhận định sau đây về thí nghiệm

527

Với giải Câu 53 trang 80 SBT Sinh học 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 11 . Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Sinh học 11 Chương 2: Cảm ứng ở sinh vật

Câu 53 trang 80 sách bài tập Sinh học 11: Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình dưới:

Thí nghiệm kinh điển của I. Pavlov được mô tả như hình trang 80 SBT Sinh học 11

Có bao nhiêu nhận định sau đây về thí nghiệm cho chó ăn của I. Pavlov là đúng?

1. Chó có thói quen tiết nước bọt trước khi ăn.

2. Tiếng chuông gây cảm giác nguy hiểm nên chó không tiết nước bọt.

3. Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do hành vi quen nhờn.

4. Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hìnhthành trong thần kinh trung ương.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thí nghiệm của I. Pavlov tiến hành kết hợp đồng thời 2 kích thích là tiếng chuông và thức ăn, sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông đồng thời với cho chó ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt. Như vậy, trong não bộ của chó đã có liên kết tiếng chuông với thức ăn. Do đó:

1. Sai. Chó có thói quen tiết nước bọt khi nhìn thấy thức ăn.

2. Sai. Tiếng chuông không phải tác nhân kích thích gây cảm giác nguy hiểm cho chó.

3. Sai. Rung chuông làm chó tiết nước bọt sau nhiều lần rung chuông trước đó là do trong não chó đã hình thành liên kết tiếng chuông với thức ăn (kiểu học điều kiện hoá đáp ứng).

4. Đúng. Sau nhiều lần kết hợp vừa rung chuông vừa cho chó ăn, sau đó chỉ cần rung chuông chó sẽ tiết nước bọt do mối liên hệ giữa hai kích thích đã được hìnhthành trong thần kinh trung ương.

Đánh giá

0

0 đánh giá