Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.
Sinh học lớp 11 Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
I. Khái niệm và vai trò của cảm ứng
1. Khái niệm cảm ứng
- Cảm ứng là sự tiếp nhận và phản ứng của sinh vật đối với thay đổi môi trường.
- Thực vật cảm ứng chậm, biểu hiện qua các cử động, hướng hoá, hướng sáng,... Ví dụ: Lá cây trinh nữ (Mimosa pudica L.) cụp lại khi bị chạm phải.
- Động vật cảm ứng nhanh và đa dạng. Mức độ, tính chính xác, hình thức cảm ứng thay đổi tuỳ thuộc vào bộ phận phụ trách cảm ứng. Ví dụ: Khi bị gai đâm vào tay, thụ thể đau ở tay. Thông tin truyền đến bộ phận xử lí thông tin (tuỷ sống và não bộ), và truyền đến cơ xương, gây tay rut lại.
2. Vai trò của cảm ứng đối với sinh vật
- Cảm ứng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh vật thích ứng với môi trường sống.
- Nhờ cảm ứng mà các loài thực vật và động vật có thể tìm kiếm thức ăn, tìm nguồn nước và nguồn ánh sáng, tránh những mối nguy hiểm, phản ứng với các tác nhân gây hại như nhiệt độ cao, ánh sáng mạnh, âm thanh ồn ào... Điều này giúp cho sinh vật có thể tồn tại và phát triển trong môi trường sống của mình.
II. Cơ chế cảm ứng ở sinh vật
- Các bộ phận tham gia vào cảm ứng ở sinh vật bao gồm: tiếp nhận kích thích, dẫn truyền thông tin kích thích, xử lí thông tin và đáp ứng.
- Thực vật bắt đầu quá trình cảm ứng thông qua thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận kích thích. Thông tin kích thích được truyền qua tế bào chất dưới dạng dòng điện tử hoặc chất hoá học đến bộ phận xử lí thông tin và đáp ứng, gây ra đáp ứng phù hợp. Cả ba bộ phận tham gia vào cảm ứng ở thực vật đều là rễ, thân hoặc lá.
- Ở động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện thông qua cung phản xạ. Thụ thể cảm giác tiếp nhận kích thích từ môi trường và tạo ra xung thần kinh truyền về thần kinh trung ương. Từ đây, xung thần kinh truyền đến cơ quan đáp ứng để tạo ra đáp ứng phù hợp.
Sơ đồ tư duy Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Câu 1: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng nào sau đây?
A. Tính hướng nước.
B. Tính hướng sáng.
C. Tính hướng tiếp xúc.
D. Tính hướng hóa.
Giải thích: Hiện tượng thân cây cong về phía nguồn sáng thuộc kiểu cảm ứng tính hướng sáng. Cảm ứng tính hướng sáng giúp cây có thể tìm về phía nguồn sáng, hấp thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo nhu cầu ánh sáng cho quá trình quang hợp của cây. Nhờ vậy mà cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Câu 2: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?
A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
C. Thân cây uốn cong theo phía ngược lại với bờ ao.
D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều.
Giải thích: Đối với thực vật, rễ cây có tính hướng nước, thân cây không có tính hướng nước. Bởi vậy khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
Câu 3: Cơ chế cảm ứng sinh vật qua các giai đoạn nào?
A. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → lưu trữ thông tin → trả lời kích thích
B. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → nhân đôi thông tin → trả lời kích thích
C. Thu nhận kích thích → dẫn truyền kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích
D. Thu nhận kích thích → bảo quản kích thích → xử lý thông tin → trả lời kích thích
Câu 4: Đặc điểm của các hình thức cảm ứng ở động vật là
A. diễn ra nhanh, dễ nhận thấy.
B. hình thức phản ứng đa dạng.
C. dễ nhận thấy, diễn ra mãnh liệt.
D. mức độ chính xác cao, dễ nhận thấy.
Giải thích: Các hình thức cảm ứng ở động vật thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy. Một số ví dụ cảm ứng ở động vật như: Chim xù lông khi trời lạnh, người rụt tay lại khi chạm vào vật nóng; chó thè lưỡi khi trời nóng,…
Câu 5: Hiện tượng cảm ứng “Chó vẫy đuôi khi nghe tiếng chân người quen” thuộc loại kích thích nào
A. Nước
B. Ánh sáng
C. Trụ bám
D. Âm thanh
Câu 6: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là
A. các kích thích.
B. các nhận biết.
C. các đáp ứng.
D. các cảm ứng.
Đáp án đúng là: A
Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là các kích thích.
Câu 7: Phát biểu nào sai khi nói về cơ chế cảm ứng ở sinh vật?
A. Cảm ứng ở thực vật khởi đầu bằng thụ thể trên màng tế bào tiếp nhận kích thích.
B. Ở động vật có hệ thần kinh, cảm ứng thực hiện qua cung phản xạ.
C. Cảm ứng ở thực vật, thông tin kích thích được truyền dưới dạng xung thần kinh.
D. Cả ba bộ phận tham gia vào cảm ứng ở thực vật đều là rễ, thận hoặc lá.
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Cảm ứng ở thực vật, thông tin kích thích từ thụ thể được truyền qua tế bào chất dưới dạng dòng điện tử hoặc chất hóa học.
Câu 8: Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là
A. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn và khó nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.
B. hình thức phản ứng ở động vật đa dạng hơn nhưng kém chính xác hơn ở thực vật.
C. cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm và khó nhận thấy hơn.
D. hình thức cảm ứng ở thực vật nhẹ nhàng và yếu ớt hơn ở động vật.
Đáp án đúng là: C
Đặc điểm khác nhau giữa cảm ứng động vật và cảm ứng thực vật là cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh, dễ nhận thấy hơn, còn cảm ứng ở thực vật chậm và khó nhận thấy hơn.
Câu 9: Khi chạm vào vật nóng, bộ phận tiếp nhận kích thích là
A. tủy sống.
B. não bộ.
C. thụ thể đau ở tay.
D. xương và khớp.
Đáp án đúng là: C
Khi chạm vào vật nóng, bộ phận tiếp nhận kích thích là thụ thể đau ở tay.
Câu 10: Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, một thời gian sau thấy ngọn cây vươn ra ngoài phía cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình nào của thực vật?
A. Quang hợp.
B. Hô hấp.
C. Thoát hơi nước.
D. Cảm ứng.
Đáp án đúng là: D
Khi đặt chậu cây bên trong cửa sổ, một thời gian sau thấy ngọn cây vươn ra ngoài phía cửa sổ. Đây là ví dụ mô tả quá trình cảm ứng của thực vật.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 13: Bài tiết và cân bằng nội môi
Lý thuyết Bài 14: Khái quát về cảm ứng ở sinh vật
Lý thuyết Bài 15: Cảm ứng ở thực vật
Lý thuyết Bài 17: Cảm ứng ở động vật
Lý thuyết Bài 18: Tập tính ở động vật