Với lời giải SBT Hoá học 10 trang 21 chi tiết trong Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 8.1 trang 21 SBT Hóa học 10: Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là
A. 1s22s22p6
B. 1s22s22p63s23p1
C. 1s22s22p63s3
D. 1s22s22p63s2
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Nguyên tố X ở chu kì 3 ⇒ Có 3 lớp electron.
Nguyên tố X thuộc nhóm IIA ⇒ Lớp ngoài cùng có 2 electron.
⇒ 1s22s22p63s2
Bài 8.2 trang 21 SBT Hóa học 10: Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Nguyên tử chromium có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d54s1. Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 17, chu kì 4, nhóm IA.
B. ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
C. ô số 24, chu kì 3, nhóm VB
D. ô số 27, chu kì 4, nhóm IB.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử chromium có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d54s1. Suy ra:
- Số electron = vị trí của ô nguyên tố = 24.
- Có 4 lớp electron ⇒ thuộc chu kì 4.
- Có tổng số electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng là 6 ⇒ thuộn nhóm VIB.
Bài 8.3 trang 21 SBT Hóa học 10: Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau
X (1s22s22p63s1); Y (1s22s22p63s2) và Z (1s22s22p63s23p1)
Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là
A. Z, Y, X
B. X, Y, Z
C. Y, Z, X
D. Z, X, Y
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào cấu hình electron ta biết được X, Y, Z đều thuộc chu kì 3, số đơn vị điện tích hạt nhân tăng dần từ X, Y, Z.
Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm, tính phi kim tăng.
⇒Dãy các nguyên tố xếp theo chiều tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là:
Z, Y, X.
Bài 8.4 trang 21 SBT Hóa học 10: Anion X2- có cấu hình electron [Ne]3s23p6. Nguyên tố X có tính chất nào sau đây?
A. Kim loại
B. Phi kim
C. Trơ của khí hiếm
D. Lưỡng tính
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử X nhận thêm 2 electron để trở thành ion X2-
⇒ Cấu hình electron của nguyên tử X là: [Ne]3s23p4
X có 6 electron hóa trị ⇒ là phi kim.
Bài 8.5 trang 21 SBT Hóa học 10: Cation R3+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của R và tính acid – base của chúng là
A. R2O3, R(OH)3 (đều lưỡng tính)
B. RO3 (acidic oxide), H2RO4 (acid).
C. RO2 (acidic oxide), H2RO3 (acid)
D. RO (basic oxide), R(OH)2 (base)
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Nguyên tử R nhường 3 electron để tạo thành cation R3+
⇒ Nguyên tử R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 3s23p1
Cấu hình electron đầy đủ của R là: 1s22s22p63s23p1
⇒ R thuộc ô số 13, chu kì 3, nhóm IIA trong bảng tuần hoàn.
⇒ Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là R2O3 có tính lưỡng tính và hydroxide tương ứng của R là R(OH)3 có tính lưỡng tính.
Bài 8.6 trang 21 SBT Hóa học 10: Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là
A. X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tính.
B. XO3, H2XO4, tính acid.
C. XO2, H2XO3, tính acid.
D. XO, X(OH)2, tính base.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4
⇒ Cấu hình electron đầy đủ của X là: 1s22s22p63s23p4
⇒ X thuộc nhóm VIA
⇒ Hóa trị cao nhất trong hợp chất oxide và hydroxide của X là 6.
⇒ Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là XO3 (có tính acid) và hydroxide là
H2XO4 (có tính acid).
Xem thêm các bài giải sách bài tập Hoá học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: