Giải SBT Hoá học 10 trang 15 Kết nối tri thức

1.2 K

Với lời giải SBT Hoá học 10 trang 15 chi tiết trong Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Hoá học 10. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Hoá học lớp 10 Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố trong một nhóm

Bài 6.1 trang 15 SBT Hóa học 10: Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?

A. Số lớp electron

B. Số electron ở lớp ngoài cùng

C. Nguyên tử khối

D. Số electron trong nguyên tử

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Các đại lượng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử gồm:

Số electron lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại – phi kim.

Bài 6.2 trang 15 SBT Hóa học 10: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là

A. np2

B. ns2

C. ns2np2

D. ns2np4

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là ns2

Chú ý: Số electron hóa trị = số thứ tự nhóm (trừ He).

Bài 6.3 trang 15 SBT Hóa học 10: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử

A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm

B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.

C. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm.

D. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.

Bài 6.4 trang 15 SBT Hóa học 10: Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là đúng?

A. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.

B. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4.

C. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4

D. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng.

Y thuộc nhóm IA nên Y đứng đầu chu kì.

⇒ Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4.

Bài 6.5 trang 15 SBT Hóa học 10: Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử,

A. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.

B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.

C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.

D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.

+ Tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

Bài 6.6 trang 15 SBT Hóa học 10: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19.

B. Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10.

C. Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 13.

D. Các nguyên tố kim loại kiềm có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Chú ý:

- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:

+ Bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện tăng dần.

+ Tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

Trong một nhóm A (trừ nhóm VIIIA), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử:

+ Bán kính nguyên tử tăng dần, độ âm điện giảm dần.

+ Tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

A. Nguyên tử có Z = 11 và Z = 19 thuộc cùng nhóm A (số hiệu nguyên tử chênh nhau 8 nguyên tử).

⇒ Bán kính nguyên tử tăng dần

Nguyên tử có Z = 11 có bán kính nhỏ hơn nguyên tử có Z = 19.

⇒ Phát biểu A đúng.

B. Nguyên tử có Z = 12 và Z = 4 thuộc cùng nhóm A (số hiệu nguyên tử chênh nhau 8 nguyên tử). ⇒ Nguyên tử Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 4. (1)

Nguyên tử có Z = 4 và Z = 10 thuộc cùng một chu kì ⇒ Nguyên tử có Z = 4 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10. (2)

Từ (1) và (2) ⇒ Nguyên tử có Z = 12 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 10.

⇒ Phát biểu B đúng.

C. Nguyên tử có Z = 11 và Z = 13 thuộc cùng một chu kì

⇒ Bán kính nguyên tử giảm dần

Nguyên tử có Z = 11 có bán kính lớn hơn nguyên tử có Z = 13.

⇒ Phát biểu C sai ⇒ Chọn C

D. Các nguyên tố kim loại kiềm đứng đầu chu kì nên có bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì. ⇒ Phát biểu D đúng.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Hoá học 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giải SBT Hoá học 10 trang 16

Giải SBT Hoá học 10 trang 17

Đánh giá

0

0 đánh giá