20 Bài tập Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (sách mới) có đáp án – Toán 8

9.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập Toán lớp 8 Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều, được sưu tầm và biên soạn theo chương trình học của 3 bộ sách mới. Bài viết gồm 20 bài tập với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập Toán 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều. Mời các bạn đón xem:

Bài tập Toán 8 Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

A. Bài tập Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Bài 1.

a) Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chóp tam giác đều có tất cả các cạnh bằng 9 cm và chiều cao của tam giác mặt bên kẻ từ đỉnh của hình chóp bằng 932 cm.

b) Tính thể tích của hình chóp A.BCD sau biết AO = 15 cm, BC = 10 cm, DH=53 cm.

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Hướng dẫn giải

a)

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đã cho là

Sxq=3.12.9.932=24334 (cm2).

Do hình chóp tam giác đều này có tất cả các cạnh bằng nhau nên tất cả các mặt là tam giác đều.

Diện tích đáy là

Sđáy=12.9.932=8134(cm2)

Diện tích toàn phần của hình chóp tam giác đều S.ABC là

Stp= Sxq+Sđáy=24334+8134=813(cm2).

b) Diện tích đáy là

Sđáy=12.10.53=253(cm2)

Thể tích hình chóp tam giác đều đã cho là:

V=13.Sđáy.h=13.253.15=1253(cm3).

Bài 2. Cho hình chóp tứ giác đều A.BCDE có đáy là hình vuông cạnh 4 cm. Biết thể tích của hình chóp A.BCDE bằng 40 cm3. Tính độ dài đường cao của hình chóp?

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều ta có

V=13.Sđáy.h

Suy ra h=3VSđáy=3.4042=7,5(cm).

Bài 3. hình chóp tứ giác đều có thể tích là 147 cm3, chiều cao của hình chóp là 9 cm. Tính chu vi đáy của hình chóp tứ giác đều đó.

Hướng dẫn giải

Áp dụng công thức tính thể tích của hình chóp tứ giác đều ta có:

V=13.Sđáy.h

Hay 147=13.Sđáy.9

Suy ra Sđáy = 49 (cm2)

Do đó cạnh đáy của hình chóp tứ giác đều bằng 49=7 (cm).

Chu vi đáy là: 4.7 = 28 (cm).

Vậy chu vi đáy bằng 28 cm.

Bài 4. Trong dịp đi cắm trại, các bạn học sinh lớp 8 làm một chiếc lều trại hình chóp tứ giác đều có chiều cao 2 m, đáy là hình vuông cạnh 3 m, chiều cao của mỗi mặt bên của chiếc lều là 2,5 m.

a) Tính thể tích không khí bên trong lều.

b) Tính số mét vải bạt cần thiết để dựng lều (không tính đến đường viền, nếp gấp...).

Hướng dẫn giải

Lý thuyết Toán 8 Chân trời sáng tạo Bài 2: Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

a) Thể tích không khí trong lều bằng thể tích lều và bằng:

V=13.Sđáy.h=13.32.2=6(m3).

b) Số vải bạt cần thiết để dựng lều chính là diện tích xung quanh của lều.

Số mét vải bạt cần thiết để dựng lều là: Sxq=4.12.3.2,5=15 (m2).

Câu 5. Cho hình chóp tứ giác đều S. ABCD có diện tích xung quanh bằng 72 cm2, chiều cao có độ dài bằng 6 cm, chiều cao một mặt bên là 4 cm. Thể tích của khối chóp đó là

A. 36 cm3

B. 162 cm3

C. 1623  cm3

D. 72 cm3

Đáp án đúng là: B

Diện tích một mặt bên là: 72:4=18  (cm2)

Độ dài cạnh đáy là: 18.2:4=9  (cm)

Diện tích mặt đáy là: SABCD=9.9=81   cm2

Áp dụng công thức thể tích khối chóp ta được: V=13.81.6=162  cm3

Câu 6. Một cái bể hình hộp chữ nhật đựng nước, có chiều dài 1,2 m; chiều rộng 0,9m, chiều cao 1m. Hiện tại mực nước trong bể cao 0,5 m. Người ta dùng một chiếc gàu hình chóp tam giác đều diện tích đáy 180 cm2, chiều cao 20 cm để múc nước vào bể. Cần múc bao nhiêu lần để đầy nước trong bể? (mỗi lần múc đầy gàu)

A. 25 lần.

B. 15 lần.

C. 45 lần.

D. 30 lần.

Đáp án đúng là: C

15 Bài tập Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 8

Thể tích nước cần để đổ vào bể là:

Vnuoc=1,2.0,9.10,5=0,54  (m3)=540(lít)

Thể tích gầu nước là:

Vgàu13.180 . 20 = 1200  (cm3) = 12(lít).

Số lần cần múc để hết nước trong bể là: 540:12=45(lần).

Câu 7. Người ta làm một bugalow dạng hình chóp tứ giác đều có chiều cao 4 m, cạnh sàn nhà bằng 6 m. Người ta chia đôi làm hai tầng bằng một mặt phẳng song song với sàn, cách đỉnh của hình chóp một khoảng bằng nửa chiều cao, cạnh mặt sàn tầng hai bằng một nửa cạnh mặt sàn tầng một. Biết một người cần 3 m3 không khí, tính số người tối đa ở tầng dưới (hình vẽ bên dưới).

15 Bài tập Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 8

A. 16 người.

B. 20 người.

C. 18 người.

D. 14 người.

Đáp án đúng là: D

15 Bài tập Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 8

SH=4  m là chiều cao của bugalow

SH'=SH2=2  (m)

A'B'=12AB=12.6=3  (m)

Ta có:

SA'B'C'D'=3.3=9  m2

SABCD= 6.6 = 36m2

VS.A'B'C'D'=13.SA'B'C'D'.SH'=13.9.2=6  m3

VS.ABCD=13.SABCD.SH=13.36.4=48  m3

Thể tích phần không gian còn lại ở tầng dưới là: 

V = VS.ABCDVS= 486=42  m3

B. Lý thuyết Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều

1. Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều (hình chóp tứ giác đều) bằng tổng diện tích của các mặt bên.

Chú ý: Diện tích toàn phần của hình chóp tam giác đều (hình chóp tứ giác đều) bằng tổng của diện tích xung quanh và diện tích đáy:

Stp = Sxq + Sđáy

(Stp là diện tích toàn phần, Sxq là diện tích xung quanh, Sđáy là diện tích đáy).

Ví dụ 1. Tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều biết độ dài cạnh đáy bằng 2 cm, chiều cao của tam giác mặt bên kẻ từ đỉnh của hình chóp tam giác đều bằng 4 cm.

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều đã cho là:

Sxq=3.12.4.2=12 (cm2).

Ví dụ 2. Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều có cạnh đáy bằng 5 cm, chiều cao của tam giác mặt bên kẻ từ đỉnh của hình chóp bằng 8 cm.

Hướng dẫn giải

Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều là:

Sxq=4.12.8.5=80 (cm2).

Diện tích toàn phần của hình chóp tứ giác đều là:

Stp = Sxq + Sđáy = 80 + 52 = 80 + 25 = 105 (cm2).

2. Thể tích của hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều

Thể tích của hình chóp tam giác đều (hình chóp tứ giác đều) bằng 13 diện tích đáy nhân với chiều cao:

V=13.Sđáy.h

(V là thể tích, Sđáy là diện tích đáy và h là chiều cao).

Ví dụ 3. Tính thể tích hình chóp tứ giác đều có chiều cao 5 cm, độ dài cạnh của tứ giác đáy là 8 cm.

Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

Thể tích hình chóp tứ giác đều đã cho là:

V=13.Sđáy.h=13.82.5=3203(cm3).

Ví dụ 4. Tính thể tích hình chóp tam giác đều biết chiều cao của hình chóp là 3 cm, tam giác đáy có cạnh bằng 7 cm và chiều cao bằng 732 cm.

Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (Lý thuyết Toán lớp 8) | Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải

Diện tích đáy của hình chóp tam giác đều là:

Sđáy=12.7.732=4934 (cm2).

Thể tích hình chóp tam giác đều đã cho là:

V=13.Sđáy.h=13.4934.3=4934(cm3).

Video bài giảng Toán 8 Diện tích xung quanh và thể tích của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều - Chân trời sáng tạo

Đánh giá

0

0 đánh giá