Lý thuyết KHTN 6 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024): Đo nhiệt độ

3.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 8: Đo nhiệt độ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

KHTN lớp 6 Bài 8: Đo nhiệt độ

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 8: Đo nhiệt độ

I. Đo nhiệt độ

- Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm nhiệt độ.

- Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng cao.

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

Mặt Trời rất nóng, nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời khoảng 5505 0C

- Thang nhiệt độ Xen – xi – út: Ông Xen – xi – út đã đề nghị chia nhỏ khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan (0 0C) và nhiệt độ của nước đang sôi (100 0C) thành 100 phần bằng nhau, mỗi phần ứng với 1 độ, kí hiệu là 1 0C. Những nhiệt độ thấp hơn 0 0C gọi là nhiệt độ âm.

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

- Ngoài ra còn có thang nhiệt độ Farenhai, Kenvin:

+ Thang nhiệt độ Farenhai, đơn vị là oF, quy ước nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và nhiệt độ của hơi nước đang sôi là 212oF. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 1,8oF trong thang nhiệt độ Farenhai.

0F = (0C x 1,8) + 32

+ Thang nhiệt độ Kenvin, đơn vị là oK, quy ước là nhiệt độ 0oC tương ứng với 273oK và 100oC tương ứng với 373oK. Vậy 1oC trong thang nhiệt độ Xenxiut bằng 274oK trong thang nhiệt độ Kenvin.

K = 0C + 273

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

II. Dụng cụ đo nhiệt độ

1. Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Chất lỏng nở ra khi nóng lên, nhiệt độ càng cao thì chất lỏng nở ra càng nhiều.

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

2. Các loại nhiệt kế

- Dụng cụ đo nhiệt độ được gọi là nhiệt kế.

- Tùy theo mục đích sử dụng và giới hạn nhiệt độ muốn đo, người ta chế tạo nhiều loại nhiệt kế khác nhau như:

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

Lưu ý: Ngoài ra còn có một số loại nhiệt kế như: Nhiệt kế kim loại (hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép) và nhiệt kế đổi màu (dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ, thường dùng trong y tế).

Đo nhiệt độ | Kết nối tri thức

III. Sử dụng nhiệt kế y tế

1. Nhiệt kế y tế thủy ngân

Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế.

Bước 2: Vẩy mạnh cho thủy ngân bên trong nhiệt kế tụt xuống.

Bước 3: Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế.

Bước 4: Chờ khoảng 2-3 phút, lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

2. Nhiệt kế y tế điện tử

Bước 1: Lau sạch đầu kim loại của nhiệt kế.

Bước 2: Bấm nút khởi động.

Bước 3: Đặt đầu kim loại của nhiệt kế xuống lưỡi.

Bước 4: Chờ khi có tín hiệu “bíp”, rút nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.

Bước 5: Tắt nút khởi động.

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 8: Đo nhiệt độ

Câu 1. Để đo nhiệt độ cơ thể người ta nên dùng nhiệt kế nào?

A. Nhiệt kế rượu

B. Nhiệt kế y tế

C. Nhiệt kế điện tử

D. Cả B và C

Trả lời

A – Thường dùng trong phòng thí nghiệm hoặc đo nhiệt độ phòng

B – Thường dùng đo nhiệt độ cơ thể

C - Thường dùng đo nhiệt độ cơ thể

Chọn đáp án D

Câu 2. Những thao tác nào cần thực hiện khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể?

A. Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 350C.

B. Đặt bầu nhiệt kế vào nách và chờ khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra.

C. Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn.

D. Cả 3 thao tác trên đều cần thực hiện.

Trả lời

khi dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể cần thực hiện các thao tác sau để đo nhiệt độ cơ thể được chính xác:

- Vẩy mạnh nhiệt kế để thủy ngân tụt xuống mức 350C.

- Đặt bầu nhiệt kế vào nách và chờ khoảng 2 – 3 phút rồi lấy ra.

- Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đọc kết quả đo luôn.

- Không cầm vào bầu nhiệt kế.

Chọn đáp án D

Câu 3. Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là bao nhiêu?

A. 00C

B. 1000C

C. 2730K

D. 3730K

Trả lời

Trong thang nhiệt độ Xen – xi – út, nhiệt độ nước đá đang tan là 00C.

Chọn đáp án A

Câu 4. Trong thang nhiệt độ Fa – ren - hai, nhiệt độ nước đang sôi là bao nhiêu?

A. 320F

B. 2120F

C. 1000C

D. 3730K

Trả lời

Trong thang nhiệt độ Fa – ren - hai, nhiệt độ nước đang sôi là 2120F.

Chọn đáp án B

Câu 5. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 800C và 3570C.

A. Nhiệt kế thủy ngân

B. Nhiệt kế rượu

C. Nhiệt kế y tế

D. Cả ba nhiệt kế trên

Trả lời

Người ta sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ của nước đang sôi.

Chọn đáp án A

Câu 6. Điền vào chỗ trống “…” trong câu sau để được câu phát biểu đúng:

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1)…: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2)…

A. (1) nóng – lạnh; (2) cao.

B. (1) nóng – lạnh; (2) thấp.

C. (1) nhiệt độ; (2) cao.

D. (1) nhiệt độ; (2) thấp.

Trả lời

Để xác định mức độ nóng, lạnh của vật, người ta dùng khái niệm (1) nhiệt độ: Vật càng nóng thì nhiệt độ của vật càng (2) cao.

Chọn đáp án C

Câu 7. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo nhiệt độ?

A. Nhiệt kế

B. Tốc kế

C. Cân

D. Đồng hồ

Trả lời

A – Đúng

B – Đo vận tốc

C – Đo khối lượng

D – Đo thời gian

Chọn đáp án A

Câu 8. Nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế là dựa trên hiện tượng nào?

A. Dãn nở vì nhiệt của chất khí

B. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn

C. Dãn nở vì nhiệt của các chất

D. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng

Trả lời

Có nhiều loại nhiệt kế:

+ Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân… các loại nhiệt kế này dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lòng.

+ Nhiệt kế kim loại hoạt động dựa trên sự dãn nở vì nhiệt của một băng kép.

+ Nhiệt kế đổi màu dựa vào đặc điểm của một số chất có tính đổi màu theo nhiệt độ.

Chọn đáp án C

Câu 9. Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Ken – vin nào sau đây là đúng?

A. T(K) = t(0C) + 273

B. t0C = (t - 273)0K

C. t0C = (t + 32)0K

D. t0C = (t.1,8)0F + 320F

Trả lời

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Ken – vin là

t0C = (t + 273)0K

Chọn đáp án A

Câu 10. Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Fahrenheit nào sau đây là đúng?

A. t0C = (t + 273)0K

B. t0F = (t (0C) x 1,8) + 32

C. t0K = (T - 273)0C

D. t0F = Bài tập trắc nghiệm Đo nhiệt độ có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức C

Trả lời

Cách đổi nhiệt độ từ nhiệt giai Xen – xi – út sang nhiệt giai Fahrenheit là:

t0C = (t.1,8)0F + 320F

Chọn đáp án B

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Đo thời gian

Bài 9: Sự đa dạng của chất

Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Bài 11: Oxygen. Không khí

Đánh giá

0

0 đánh giá