Lý thuyết KHTN 6 Bài 9 (Kết nối tri thức 2024): Sự đa dạng của chất

3.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

KHTN lớp 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất

I. Tóm tắt lý thuyết

1. Chất quanh ta

Vật thể tự nhiên: là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

 dụ : núi đá vôi, con sư tử, cây cối,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật thể nhân tạo: là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

 Ví dụ : cầu, bánh mì,nước có gas,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật sống: có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

Ví dụ :con sư tử, con mèo, con người,...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

Vật không sống:không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển

 dụ: núi đá vôi, nhà cửa, xe cộ, ...

Sự đa dạng của chất | Kết nối tri thức

2. Một số tính chất của chất

- Tính chất vật lí: thể(rắn, lỏng, khí), màu sắc, mùi vị, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,...

Ví dụ: Điều kiện thường, nước thể lỏng, không màu, không mùi, không vị, nhiệt độ nóng chảy (00C), nhiệt độ sôi (1000C).

- Tính chất hóa học: sự biến đổi một chất tạo chất mới.

Ví dụ: Đá vôi rắn chắc, khi nung tạo ra chất mới là vôi sống, xốp và mềm hơn,...

II. Phương pháp giải

1. So sánh sự giống và khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

 

Vật thể tự nhiên

Vật thể nhân tạo

Giống nhau

Đều được hình thành từ các chất

Khác nhau

là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

                               

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 9: Sự đa dạng của chất

Câu 1: Dãy gồm các vật sống là:

A. Cây nho, cây cầu, đường mía

B. Con chó, cây bàng, con cá

C. Cây cối, đồi núi, con chim

D. Muối ăn, đường thốt nốt, cây cam

Lời giải Vật thể sống có khả năng như trao đổi chất với môi trường, lớn lên và sinh sản. Vậy vật thể sống là con chó, cây bàng, con cá.

Đáp án: B

Câu 2: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan muối vào nước

B. Đun nóng bát đựng muối đến khi có tiếng nổ lách tách

C. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng

D. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen

Lời giải Các đáp án A, B, C là các hiện tượng vật lí, chất không bị biến đổi.

Đáp án: D

Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất vật lí ?

A. Cô cạn nước đường thành đường

B. Đun nóng đường đến khi xuất hiện chất màu đen

C. Để lâu ngoài không khí, lớp ngoài của đinh sắt biến thành gỉ sắt màu nâu, giòn và xốp.

D. Hơi nến cháy trong không khí chứa oxygen tạo thành carbon dioxide và hơi nước.

Lời giải Các đáp án B, C, D là các hiện tượng hóa học, có sự biến đổi về chất tạo chất mới.

Đáp án: A

Câu 4: Tính chất nào sau đây là tính chất hóa học của khí carbon dioxide?

A. Tan rất ít trong nước 

B. Chất khí, không màu

C. Không mùi, không vị

D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide).

Lời giải Các đáp án A,B,C là tính chất vật lý

Đáp án: D

Câu 5: Cho các nhận định sau:

1. Tính chất của chất thay đổi theo hình dạng của nó

2. Kích thước miếng đồng càng lớn thì khối lượng riêng của đồng càng lớn

3. Vật thể được tạo nên từ chất

4. Mỗi chất có tính chất nhất định, không đổi.

5. Quá trình có xuất hiện chất mới nghĩa là nó thể hiện tính chất hóa học của chất.

Số nhận định đúng là:

A. 1                      B. 2                      C. 3                                D. 4

Lời giải

Các nhận định đúng là : 3,4,5

1, 2 sai vì mỗi chất có tính chất nhất định, không đổi khi thay đổi hình dạng hay kích thước.

Đáp án: C

Câu 6: Các chất trong dãy nào sau đây đều là chất?

A. Đồng, muối ăn, đường mía

B. Muối ăn, nhôm, cái ấm nước

C. Đường mía, xe máy, nhôm

D. Cốc thủy tinh, cát, con mèo

Lời giải

B sai vì cái ấm nước là vật thể

C sai vì xe máy là vật thể

D sai vì cốc thủy tinh, con mèo, cát đều là vật thể

Đáp án: A

Câu 7: Các chất trong dãy nào sau đây đều là vật thể?

A. Cái thìa nhôm, cái ấm sắt, canxi

B. Con chó, con dao, đồi núi

C. Sắt, nhôm, mâm đồng

D. Bóng đèn, điện thoại, thủy ngân

Lời giải

A sai vì canxi là chất

C sai vì sắt, nhôm là chất

D sai vì thủy ngân là chất

Đáp án: B

Câu 8: Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là:

A. Vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên

B. Vật thể tự nhiên làm bằng chất, vật thể nhân tạo làm từ vật liệu

C. Vật thể nhân tạo do con người tạo ra

D. Vật thể tự nhiên làm bằng các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo

Lời giải Vật thể nhân tạo do con người tạo ra, còn vật thể tự nhiên có sẵn trong tự nhiên.

Đáp án: C

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Vật không sống có khả năng trao đổi chất với môi trường nhưng không có khả năng sinh sản và phát triển

B. Vật thể tự nhiên là vật sống

C. Vật không sống là vật thể nhân tạo

D. Vật sống có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển còn vật không sống không có các khả năng trên.

Lời giải

A sai vì vật không sống không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.

B sai vì vật thể tự nhiên chưa chắc đã là vật sống, ví dụ: núi đá vôi là vật thể tự nhiên nhưng không có khả năng trao đổi chất với môi trường, sinh sản và phát triển.

C sai vì vật không sống chưa chắc là vật thể nhân tạo ví dụ: mủ cao su không sống, nhưng nó là vật thể tự nhiên, lấy từ cây cao su.

Đáp án: D

Câu 10: Dãy gồm các vật thể tự nhiên là:

A. Con mèo, xe máy, con người

B. Con sư tử, đồi núi, mủ cao su

C. Bánh mì, nước ngọt có gas, cây cối

D. Cây cam, quả nho, bánh ngọt

Lời giải

A sai vì xe máy là vật thể nhân tạo

C sai vì bánh mì và nước ngọt có gas là vật thể nhân tạo

D sai vì bánh ngọt là vật thể nhân tạo

Đáp án: B

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 8: Đo nhiệt độ

Bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Bài 11: Oxygen. Không khí

Bài 12: Một số vật liệu

Đánh giá

0

0 đánh giá