10 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Sinh sản ở sinh vật

2.5 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 37: Sinh sản ở sinh vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Câu 1.Cho sơ đồ sinh sản hữu tính ở sinh vật sau:

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 37 (có đáp án): Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

(1) và (2) lần lượt là

A. giao tử, hợp tử.

B. hợp tử, phôi.

C. phôi, hợp tử.

D. hợp tử, giao tử.

Đáp án đúng là: B

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 37 (có đáp án): Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Câu 2. Cho bảng thông tin sau:

Cột A

Cột B

(1) Hoa

(a) là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy

(2) Thụ phấn

(b) là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.

(3) Thụ tinh

(c) là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.

(4) Quả

(d) do bầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.

Cách ghép nối cột A và cột B để tạo thành thông tin phù hợp khi nói về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật là

A. 1-a; 2-b; 3-c; 4-d.

B. 1-b; 2-a, 3-c; 4-d.

C. 1-a; 2-b; 3-d; 4-c.

D. 1-b; 2-a; 3-d; 4-c.

Đáp án đúng là: B

1-b: Hoa là cơ quan sinh sản hữu tính ở thực vật.

2-a: Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc lên đầu nhụy.

3-c: Thụ tinh là sự kết hợp của giao tử đực với giao tử cái để tạo thành hợp tử.

4-d: Quả do bầu nhụy phát triển thành, quả lớn lên được là do tế bào phân chia.

Câu 3. Cho các sự kiện về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật sau:

(1) Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử

(2) Ống phấn tiếp xúc với noãn

(3) Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm

(4) Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy.

(5) Nhụy và nhị cùng chín

Thứ tự đúng của các sự kiện trên là

A. 5 → 3 → 4 → 2 → 1.

B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5.

C. 3 → 2 → 1 → 5 → 4.

D. 2 → 5 → 1 → 2 → 4.

Đáp án đúng là: A

Các sự kiện trên diễn ra theo thứ tự như sau:

- Nhụy và nhị cùng chín.

- Hạt phấn rơi vào đầu nhụy và nảy mầm.

- Ống phấn mọc dài ra trong vòi nhụy và đi vào bầu nhụy.

- Ống phấn tiếp xúc với noãn.

- Giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

Câu 4. Đối với động vật đẻ trứng, sự thụ tinh diễn ra

A. ngoài môi trường cạn.

B. ngoài môi trường nước.

C. ngoài môi trường nước hoặc trong cơ thể mẹ.

D. ngoài môi trường cạn hoặc ngoài môi trường nước.

Đáp án đúng là: C

Đối với động vật đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước (cá, một số loài lưỡng cư,…) hoặc trứng được thụ tinh trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài (chim, bò sát,…).

Câu 5. Cho các ưu điểm sau:

(1) Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt

(2) Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục

(3) Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một lần sinh

(4) Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển

Số ưu điểm của hình thức đẻ con là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Ưu điểm của hình thức đẻ con là:

- Được bảo vệ tốt hơn trước sự tấn công của vật ăn thịt

- Được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục

- Có điều kiện nhiệt độ thích hợp và ổn định để phôi phát triển

Câu 6. Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm

A. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

B. sinh sản phân đôi và sinh sản nảy chồi.

C. sinh sản phân đôi và sinh sản phân mảnh.

D. sinh sản nảy chồi và sinh sản phân mảnh.

Đáp án đúng là: A

Trong tự nhiên, có hai hình thức sinh sản ở sinh vật gồm sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Câu 7. Sinh sản vô tính khác sinh sản hữu tính ở điểm là

A. không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái.

B. không có sự kế thừa đặc điểm di truyền từ cơ thể mẹ.

C. có ít nhất hai cá thể tham gia quá trình hình thành nên cơ thể con.

D. có nhiều hơn hai cá thể con được sinh ra từ một cơ thể mẹ ban đầu.

Đáp án đúng là: A

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản mà cơ thể con được hình thành chỉ từ cơ thể mẹ, mang đặc điểm giống mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 8. Ưu điểm của hình thức sinh sản hữu tính so với hình thức sinh sản vô tính là

A. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp duy trì khả năng thích nghi của thế hệ sau với môi trường sống ổn định.

B. có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

C. có thể tạo ra được một số lượng cá thể con rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn từ một cá thể mẹ ban đầu.

D. có thể thực hiện được ngay cả trong trường hợp số lượng cá thể của loài bị giảm sút nghiêm trọng.

Đáp án đúng là: B

Trong sinh sản hữu tính, có sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái để tạo nên hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể con. Do đó, sinh sản hữu tính tạo ra các cơ thể con đa dạng về mặt di truyền giúp tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Câu 9. Sinh sản là

A. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra đặc điểm thích nghi mới đảm bảo sự sinh trưởng liên tục của loài.

B. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các thể mới (con) đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

C. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các loài mới đảm bảo sự phát triển liên tục của sinh giới.

D. một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các đặc điểm thích nghi mới đảm bảo sự phát triển liên tục của sinh giới.

Đáp án đúng là: B

Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản của cơ thể sống nhằm tạo ra các thể mới (con) đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Câu 10. Nhóm sinh vật nào sau đây có hình thức sinh sản vô tính?

A. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.

B. Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.

C. Sứa, san hô, giun đất, tôm, cua, thủy tức.

D. Sứa, trùng roi, trùng biến hình, tôm, cua.

Đáp án đúng là: B

Nhóm sinh vật có hình thức sinh sản vô tính là: Sứa, thủy tức, trùng roi, hải quỳ, san hô.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

1. Khái niệm sinh sản

- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 1)

Sinh sản ở sư tử và sinh sản ở cây dâu tây

- Ví dụ:

+ Sư tử bố mẹ giao phối sinh ra các con sư tử con.

+ Cây dâu tây con được sinh ra từ thân bò của cây dâu tây mẹ.

- Phân loại: Trong tự nhiên,có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

2. Sinh sản vô tính ở sinh vật

2.1. Khái niệm sinh sản vô tính ở sinh vật

- Khái niệm: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sảnkhông có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính ở cây thuốc bỏng

- Đại diện: Hình thức sinh sản vô tính thường có ở đa số sinh vật thuộc giới Khởi sinh và giới Nguyên sinh; một số động vật như sứa, san hô, giun.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính ở trùng biến hình

- Đặc điểm:

+ Chỉ có một cá thể tham gia sinh sản.

+ Tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn.

+ Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ → Tạo ra thế hệ con thích nghi với điều kiện môi trường ổn định.

2.2. Các hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

- Khái niệm: Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ.

- Ví dụ:

+ Cây thuốc bỏng sinh sản bằng lá.

+ Cây khoai lang sinh sản bằng rễ củ.

+ Cây gừng sinh sản bằng thân rễ.

+ Cây nghệ sinh sản bằng thân củ.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 4)

Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật

2.3. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

Ở động vật có các hình thức sinh sản vô tính như:

- Nảy chồi: Trên cơ thể mẹ, mọc ra một chồi. Chồi phát triển hình thành cơ thể mới. Cơ thể mới có thể tách rời khỏi cơ thể mẹ và sống tự do hoặc gắn với cơ thể mẹ.

+ Ví dụ: thủy tức, san hô,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 5)

Sinh sản vô tính bằng nảy chồi ở thủy tức

- Phân mảnh: Cơ thể ban đầu phân thành những mảnh nhỏ. Mỗi mảnh bắt đầu quá trình sinh sản tạo ra các tế bào mới hoàn chỉnh một cơ thể. Kết quả, mỗi mảnh tạo nên một cơ thể mới.

+ Ví dụ: sao biển, giun dẹp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính bằng phân mảnh ở sao biển

- Trinh sản: Trứng không thụ tinh mà phát triển thành cá thể mới.

+ Ví dụ: ong, kiến,... và một số loài cá, lưỡng cư, bò sát.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản vô tính bằng trinh sản ở ong

2.4. Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn

- Mục đích ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn: Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn và duy trì được những đặc điểm tốt của cơ thể mẹ.

- Một số ứng dụng sinh sản vô tính trong thực tiễn:

a) Giâm cành

- Phương pháp: Cắt một đoạn cành (có chồi mầm) → Cắm đoạn cành (nghiêng một góc 30o) vào đất ẩm để̉dễ chăm sóc → Sau khi cành được giâm ra rễ, chuyển cành sang đất trồng đại trà.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bước giâm cành

- Ứng dụng: Nhân nhanh giống cây trồng có khả năng ra rễ nhanh như mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,…

b) Chiết cành

- Phương pháp: Bóc vỏ đoạn cành cây cần chiết để trồng → Làm bầu và bọc vào đoạn cành cần chiết → Chăm sóc đoạn cành cần chiết, sau khi ra rễ, cắt chuyển sang đất trồng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bước chiết cành

- Ứng dụng: Nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng để nhanh cho thu hoạch. Thường áp dụng đối với các cây ăn quả lâu năm, có khả năng ra rễ chậm hơn như chanh, cam, bưởi,…

c) Ghép cành

- Phương pháp: Cắt ngang vị trí đoạn gốc cây được sử dụng để ghép cành, xẻ đôi thân cây theo chiều dọc → Lựa chọn đoạn cành muốn ghép (bao gồm chồi) và cắt vát hai bên ở vị trí đoạn cành cần ghép vào thân cây → Ghép đoạn cành vào thân cây và cố định bằng đai, chăm sóc cây cho đến khi cành và thân sau khi ghép kết nối liền nhau.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bước ghép cành

- Ứng dụng: Tạo ra cây trồng mang đặc điểm của hai hay nhiều loài khác nhau. Ghép cành thường được áp dụng đối với một số cây ăn quả, cây cảnh.

d) Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật

- Phương pháp: Lựa chọn loại hoa cần nhân giống → Tách tế bào/ mô ở cây gốc và cho vào bình nuôi cấy (xử lí kĩ thuật làm sạch tế bào/ mô) → Nuôi cấy trong bình (có đủ chất dinh dưỡng) cho đến khi mô phát triển thành rễ, thân, lá → Chuyển cây mầm ra bầu hoặc vườn ươm và chăm sóc.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Nuôi cấy tế bào/ mô ở thực vật

- Ứng dụng: Sử dụng phương pháp này có thể nhân nhanh giống cây trồng, tạo giống cây sạch bệnh, phục chế giống quý đang bị thoái hóa,… Phương pháp này thường được áp dụng đối với các cây như phong lan, sâm ngọc linh, hoa lan,…

3. Sinh sản hữu tính ở sinh vật

3.1. Khái niệm sinh sản hữu tính

- Khái niệm: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Đại diện: Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản phổ biến ở các loài động vật và thực vật, một số loài nấm và một số nguyên sinh vật.

- Đặc điểm:

+ Hai loại giao tử trong sinh sản hữu tính có thể được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).

+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ → Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

3.2. Sinh sản hữu tính ở thực vật

a) Cơ quan sinh sản của thực vật

- Ở thực vật Hạt kín, hoa là cơ quan sinh sản. Trong đó, nhị là cơ quan sinh sản đực (chứa giao tử đực – hạt phấn), nhụy là cơ quan sinh sản cái (chứa giao tử cái – noãn).

- Phân loại: Có hai loại hoa là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

Hoa đơn tính

Hoa lưỡng tính

+ Chỉ có nhị hoặc nhuỵ trên một hoa.

+ Ví dụ: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Hoa đơn tính

+ Có cả nhị lẫn nhụy trên cùng một hoa.

+ Ví dụ: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,...

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ cấu tạo hoa lưỡng tính

b) Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật

Sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra với các sự kiện liên tiếp xảy ra: sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sơ đồ sinh sản hữu tính ở thực vật

- Thụ phấn: là quá trình hạt phấn được chuyển từ nhị đến đầu nhụy. Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn.

Thụ phấn chéo

Tự thụ phấn

- Hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhuỵ của hoa cây khác.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

- Hạt phấn từ nhị được chuyển đến đầu nhuỵ của cùng một hoa hoặc hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhuỵ của bông hoa khác trên cùng một cây.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

- Thụ tinh: Hạt phấn bám lên đầu nhụy, nảy mầm thành ống phấn, ống phấn xuyên qua đầu nhụy theo vòi nhụy đến bầu nhụy và noãn. Tại noãn, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

- Hình thành quả và hạt: Hợp tử phát triển thành phôi, noãn biến đổi thành hạt chứa phôi, bầu nhụy biến đổi thành quả chứa hạt. Quả lớn lên nhờ sự phân chia của tế bào. Khi quả lớn lên và chuyển từ xanh đến chín, quả có độ cứng, màu sắc, hương vị đặc trưng.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sự hình thành và lớn lên của quả

3.3. Sinh sản hữu tính ở động vật

- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Sinh sản hữu tính ở gà và mèo

- Động vật sinh sản hữu tính có thể đẻ trứng hoặc đẻ con.

+ Ở động vật đẻ trứng (một số loài bò sát, chim), trứng được thụ tinh ngoài môi trường nước hoặc trứng được thụ tinh ngay trong cơ thể mẹ rồi mới được đẻ ra ngoài.

+ Ở động vật đẻ con (thú), trứng thụ tinh ngay trong cơ quan sinh sản của cá thể cái tạo hợp tử, phôi. Phôi phát triển thành con non trong cơ thể mẹ.

3.4. Một số ứng dụng sinh sản hữu tính ở sinh vật

- Mục đích của ứng dụng sinh sản hữu tính trong thực tiễn: Tạo ra các giống vật nuôi và cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi tốt với điều kiện môi trường và đáp ứng nhu cầu của con người.

- Ví dụ:

+ Lai tạo lợn có tỉ lệ thịt nạc cao và nhanh lớn.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Ứng dụng sinh sản hữu tính trong chăn nuôi

+ Thụ phấn nhân tạo bằng cách lấy nhị của hoa này đưa vào đầu nhụy của hoa cùng loài nhằm đảm bảo sự tạo quả cho các loài cây bí ngô, dưa chuột, mướp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 37: Sinh sản ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 21)

Ứng dụng sinh sản hữu tính để thụ phấn cho hoa

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hoà, điều khiển sinh sản ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất

Đánh giá

0

0 đánh giá