Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Câu 1. Các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật được gọi là
A. chất dinh dưỡng.
B. chất xúc tác sinh học.
C. đại phân tử sinh học.
D. chất điều hòa sinh trưởng.
Đáp án đúng là: A
Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.
Câu 2. Cho bảng thông tin sau:
Cột A |
Cột B |
(1) Các chất không cung cấp năng lượng (2) Các chất cung cấp năng lượng |
(a) Vitamin (b) Carbohydrate (c) Lipid (d) Chất khoáng (e) Protein |
Cách ghép nối cột A và cột B phù hợp là
A. 1-a,b; 2-c,d,e.
B. 1-a,d; 2-b,c,e.
C. 1-a,c; 2-b,d,e.
D. 1-a,e; 2-b,c,d.
Đáp án đúng là: B
- Các chất không cung cấp năng lượng là: vitamin và chất khoáng.
- Các chất cung cấp năng lượng là: carbohydrate, lipid và protein.
Câu 3. Cho bảng sau:
Nhóm chất |
Vai trò |
(1) Carbohydrate (2) Lipid (3) Protein (4) Vitamin và chất khoáng |
(a) Tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể. (b) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,… (c) Tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng. (d) Tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,… tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch,…). |
Cách ghép nối nhóm chất với vai trò phù hợp là
A. 1-c, 2-a, 3-d, 4-b.
B. 1-c, 2-a, 3-b, 4-d.
C. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.
D. 1-a, 2-c, 3-b, 4-d.
Đáp án đúng là: B
1-c: Carbohydrate tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng.
2-a: Lipid tham gia cấu tạo màng sinh chất, dự trữ và cung cấp năng lượng cho cơ thể.
3-b: Protein tham gia cấu tạo tế bào, cung cấp năng lượng, điều hòa các hoạt động của tế bào và cơ thể, vận chuyển các chất,…
4-d: Vitamin và chất khoáng tham gia cấu tạo tế bào, enzyme,… tham gia vào nhiều hoạt động chức năng sinh lí của tế bào và cơ thể (trao đổi chất, miễn dịch,…).
Câu 4. Nitrogen có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật vì
A. nitrogen là thành phần cấu tạo protein, chất diệp lục,…
B. nitrogen đảm bảo sự cân bằng nước và ion trong cây.
C. nitrogen giữ vai trò chính trong việc đóng mở khí khổng.
D. nitrogen giúp kích thích sự hấp thụ muối khoáng của rễ cây.
Đáp án đúng là: A
Nitrogen có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật vì nitrogen là thành phần cấu tạo protein, chất diệp lục,…
Câu 5. Chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chủ yếu để
A. giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn.
B. đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng năng lượng cần thiết.
C. cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
D. kích thích vị giác của cơ thể nhờ đó dung nạp được số lượng thức ăn nhiều nhất có thể.
Đáp án đúng là: C
Cơ thể cần đầy đủ các chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường. Trong khi đó, mỗi loại thức ăn sẽ chứa hàm lượng dinh dưỡng nhất định. Bởi vậy, chúng ta cần phải ăn nhiều loại thức ăn khác nhau chủ yếu để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
Câu 6. Phân tử nước có tính phân cực do
A. nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử hydrogen khiến đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.
B. nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử hydrogen khiến đầu oxygen tích điện dương một phần còn đầu hydrogen tích điện âm một phần.
C. nguyên tử hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử oxygen khiến đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.
D. nguyên tử hydrogen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử oxygen khiến đầu oxygen tích điện dương một phần còn đầu hydrogen tích điện âm một phần.
Đáp án đúng là: A
Phân tử nước có tính phân cực do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nguyên tử hydrogen khiến đầu oxygen tích điện âm một phần còn đầu hydrogen tích điện dương một phần.
Câu 7. Nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất là nhờ
A. tính phân cực của nước.
B. tính dẫn nhiệt của nước.
C. tính dẫn điện của nước.
D. tính chất lỏng của nước.
Đáp án đúng là: A
Do có tính phân cực mà các phân tử nước có thể liên kết với nhau và liên kết với các phân tử phân cực khác, nhờ đó nước trở thành dung môi hòa tan nhiều chất.
Câu 8. Cho đoạn thông tin sau: Nước chiếm hơn … (1)… khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật sống ở môi trường nước có hàm lượng nước trong cơ thể lên đến hơn … (2)… (các loài sứa biển).
(1) và (2) lần lượt là
A. (1) 70%; (2) 90%.
B. (1) 60%; (2) 90%.
C. (1) 70%; (2) 95%.
D. (1) 75%; (2) 90%.
Đáp án đúng là: A
Nước chiếm hơn 70% khối lượng cơ thể sinh vật, một số loài sinh vật ở môi trường nước có hàm lượng nước trong cơ thể lên đến hơn 90% (các loài sứa biển).
Câu 9. Một phân tử nước được cấu tạo gồm
A. một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
B. một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết bổ sung.
C. hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
D. hai nguyên tử oxygen và một nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết bổ sung.
Đáp án đúng là: A
Một phân tử nước được cấu tạo gồm một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
Câu 10. Cho các vai trò sau:
(1) Điều hòa thân nhiệt
(2) Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
(3) Là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất
(4) Là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hóa các chất trong cơ thể
Số vai trò của nước là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: C
Các vai trò của nước là: (1), (3), (4).
(2) Sai. Nước không có vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống.
Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
1. Vai trò của nước đối với cơ thể sinh vật
1.1. Cấu trúc và tính chất của nước
a) Tính chất của nước
- Là chất lỏng, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định.
- Sôi ở 100oC và đông đặc ở 0oC.
Nước ở trạng thái lỏng và trạng thái rắn
- Có tính phân cực nên có khả năng hòa tan nhiều chất nhưng không hòa tan được dầu, mỡ,…
Nước hòa tan muối; nước không hòa tan dầu ăn
- Có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
- Có khả năng kết hợp với các chất hóa học để tạo thành nhiều hợp chất khác nhau.
b) Cấu trúc của nước
- Mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị.
Cấu trúc của phân tử nước
- Sự phân bố của các electron trong phân tử nước: Trong phân tử nước, các liên kết cộng hóa trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen do nguyên tử oxygen có khả năng hút các electron mạnh hơn, dẫn đến phân tử nước có hai đầu tích điện trái dấu (đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích điện dương một phần).
1.2. Vai trò của nước
Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất:
Vai trò của nước |
Ví dụ chứng minh |
- Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên tế bào cơ thể sinh vật |
Đối với cơ thể con người nước chiếm 70 % ở lúc sơ sinh và giảm xuống còn 60 % khi trưởng thành, 85 % khối lượng bộ não được cấu tạo từ nước. |
- Là dung môi hòa tan và vận chuyển các chất |
Quá trình vận chuyển các chất trong thân cây luôn có sự tham gia của nước |
- Là nguyên liệu và môi trường diễn ra các phản ứng chuyển hóa |
Nước là nguyên liệu và là môi trường tham gia quá trình quang hợp ở thực vật |
- Tham gia điều hòa thân nhiệt |
Khi trời nóng, việc toát mồ hôi sẽ làm giảm thân nhiệt. |
- Là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật |
Cá, cua, tôm, trai sông, mực, sứa,… đều thích nghi với môi trường sống dưới nước. |
Nước là môi trường sống của các sinh vật thủy sinh
2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
2.1. Vai trò của các chất dinh dưỡng
- Khái niệm: Chất dinh dưỡng là các chất hóa học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài (thức ăn, phân bón,…), có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hóa học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật.
Protein cấu tạo nên tơ cơ
- Nguồn cung cấp: Động vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ môi trường qua thức ăn; còn thực vật có thể lấy chất dinh dưỡng từ đất, phân bón,…
- Phân loại:
+ Ở động vật: Các chất dinh dưỡng được chia thành 4 nhóm dựa vào bản chất hóa học cơ thể gồm carbohydrate (chất đường bột), lipid (chất béo), protein (chất đạm), vitamin và chất khoáng. Trong đó, carbohydrate, lipid, protein là các chất cung cấp năng lượng; còn vitamin và chất khoáng là các chất không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Vai trò của các nhóm chất đối với cơ thể sinh vật
+ Ở thực vật: Các chất dinh dưỡng là muối khoáng, được chia thành 2 nhóm lớn: nhóm có tỉ lệ lớn (C, H, O, N, P,…);nhóm có tỉ lệ nhỏ (Fe, Zn, Cu, Mo,…). Trong đó, nhóm có tỉ lệ lớn có vai trò chủ yếu là tham gia cấu tạo nên cơ thể thực vật; còn nhóm có tỉ lệ nhỏ có vai trò chủ yếu là tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất.
Nitrogen tham gia cấu tạo nên chất diệp lục
Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật