10 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Cảm ứng ở sinh vật

2.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Câu 1. Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là

A. cửa sổ.

B. ánh sáng.

C. độ ẩm không khí.

D. nồng độ oxygen.

Đáp án đúng là: B

Ngọn cây có tính hướng sáng nên khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ → Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là ánh sáng.

Câu 2. Cho thí nghiệm sau:

Bước 1. Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.

Bước 2. Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

Bước 3. Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

Bước 4. Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về kết quả quan sát của thí nghiệm trên?

A. Cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.

B. Cây ở cốc A mọc nghiêng ngược hướng lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.

C. Cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc nghiêng theo nhiều hướng khác nhau.

D. Cây ở cốc A mọc nghiêng ngược hướng lỗ khoét, cây ở cốc B mọc nghiêng theo nhiều hướng khác nhau.

Đáp án đúng là: A

Ngọn cây có tính hướng sáng. Mà nguồn sáng ở cốc A chỉ có ở phía lỗ khoét, nguồn sáng ở cốc B có đều ở mọi phía. Do đó, cây ở cốc A mọc nghiêng hướng về phía lỗ khoét, cây ở cốc B mọc thẳng.

Câu 3. Để chứng minh thực vật có tính hướng tiếp xúc trong thí nghiệm, nên sử dụng nhóm mẫu vật nào sau đây?

A. Cây đậu cô ve, bầu, bí, mướp.

B. Cây hoa hướng dương, bầu, bí, mướp.

C. Cây cà, bầu, bí, mướp, dưa chuột.

D. Cây hoa mười giờ, cây hoa hướng dương.

Đáp án đúng là: A

Để chứng minh thực vật có tính hướng tiếp xúc trong thí nghiệm, chúng ta nên chọn các loài cây thân leo như đậu cô ve, bầu, bí, mướp.

Câu 4. Khi trồng các loài cây thân leo như bầu, bí, mướp,... người ta thường làm giàn cho cây leo. Đây là ứng dụng dựa trên

A. tính hướng hóa.

B. tính hướng nước.

C. tính hướng tiếp xúc.

D. tính hướng ánh sáng.

Đáp án đúng là: C

Dựa trên tính hướng tiếp xúc của cây, khi trồng các loài cây thân leo như bầu, bí, mướp,... người ta thường làm giàn cho cây leo giúp tăng năng suất của cây trồng.

Câu 5. Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây?

A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

B. Rễ cây mọc ngược hướng bờ ao.

C. Thân cây uốn cong theo hướng ngược lại với bờ ao.

D. Thân cây uốn cong theo hướng bờ ao.

Đáp án đúng là: A

Rễ cây có tính hướng nước → Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng rễ cây mọc dài về phía bờ ao.

Câu 6. Cho các hiện tượng sau:

(1) Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.

(2) Cây bàng rụng lá vào mùa hè.

(3) Cây xoan rụng lá khi có gió thổi mạnh.

(4) Hoa hướng dương luôn hướng về phía Mặt Trời.

Số hiện tượng thể hiện tính cảm ứng của thực vật là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án đúng là: C

Các hiện tượng thể hiện tính cảm ứng ở thực vật là: (1), (2), (4).

(3) Sai. Cây xoan rụng lá khi có gió thổi mạnh không phải là hiện tượng cảm ứng vì đây không phải là phản ứng của cơ thể để trả lời tác nhân kích thích.

Câu 7. Cảm ứng ở thực vật có đặc điểm là

A. xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.

B. xảy ra chậm, khó nhận thấy.

C. xảy ra nhanh, khó nhận thấy.

D. xảy ra chậm, dễ nhận thấy.

Đáp án đúng là: B

Ở thực vật, cảm ứng là khả năng tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường của cơ thể thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm, khó nhận thấy.

Câu 8. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là

A. giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

B. giúp sinh vật tạo ra những cá thể mới để duy trì liên tục sự phát triển của loài.

C. giúp sinh vật tăng số lượng và kích thước tế bào để đạt khối lượng tối đa.

D. giúp sinh vật có tư duy và nhận thức học tập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

Đáp án đúng là: A

Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

Câu 9. Cảm ứng ở sinh vật là

A.khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

B. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

C. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.

D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

Đáp án đúng là: D

Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

Câu 10. Hiện tượng rễ cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là

A. tính hướng tiếp xúc.

B. tính hướng sáng.

C. tính hướng hóa.

D. tính hướng nước.

Đáp án đúng là: C

Hiện tượng rễ cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là tính hướng hóa.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

1. Khái quát về cảm ứng ở sinh vật

- Khái niệm: Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.

- Ví dụ:

+ Khi chạm tay vào lá cây xấu hổ, lá cây có hiện tượng khép lại.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Lá cây xấu hổ khép lại khi chạm tay vào

+ Khi chạm tay vào cốc nước nóng thì tay rụt lại.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Tay rụt lại khi chạm vào cốc nước nóng

- Đặc điểm: Cảm ứng có thể biểu hiện khác nhau ở từng loài, từng cá thể.

+ Cảm ứng ở thực vật được thực hiện thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm hơn.

+ Cảm ứng ở động vật được biểu hiện đa dạng hơn và thường diễn ra nhanh hơn.

- Vai trò: Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển.

2. Cảm ứng ở thực vật

- Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Ngọn cây có tính hướng sáng

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Rễ cây có tính hướng nước

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Tua quấn của cây thân leocó tính hướng tiếp xúc

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Rễ cây hướng đất dương và chồi cây hướng đất âm

- Một số thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng của thực vật:

2.1. Thí nghiệm 1. Chứng minh tính hướng sáng

Chuẩn bị:

- Dụng cụ: Cốc để trồng cây, hộp bìa carton có đục lỗ và có nắp mở để quan sát.

-Hóa chất: Nước.

- Mẫu vật: Hạt đỗ/ ngô (bắp)/ lạc (đậu phộng) nảy mầm, đất ẩm.

Cách tiến hành:

- Bước 1: Trồng vài hạt đỗ/ lạc/ ngô đang nảy mầm vào hai cốc chứa đất ẩm A, B.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Minh họa bước 1

- Bước 2: Đặt cốc A vào hộp bìa carton có khoét lỗ để ánh sáng lọt qua, cốc B để bên ngoài trong điều kiện thường.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Minh họa bước 2

- Bước 3: Đặt cả hộp giấy bìa carton chứa cốc trồng cây và cốc còn lại ở nơi có ánh sáng, tưới nước để giữ ẩm cho đất.

- Bước 4: Theo dõi và ghi chép lại hiện tượng thay đổi tư thế phát triển của cây trong hai cốc sau 1 tuần.

2.2. Thí nghiệm 2. Chứng minh tính hướng nước

Chuẩn bị:

-Dụng cụ: Khay đục lỗ nhỏ, giấy ăn.

- Hóa chất: Nước.

- Mẫu vật: Hạt đỗ/ ngô/ lạc nảy mầm, mùn cưa.

Cách tiến hành:

- Bước 1: Trải đều một lớp giấy ăn mỏng vào trong hai khay có đục lỗ.

- Bước 2: Rải mùn cưa ẩm đều khắp mặt các khay thành một lớp khoảng 1 cm.

- Bước 3:

+ Khay 1: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới nước phía đối diện.

+ Khay 2: Trồng một số hạt đỗ đang nảy mầm vào đều mặt khay và tưới nước.

-Bước 4:

+ Khay 1: Treo khay nghiêng một góc 45o, sao cho các hạt đỗ ở phía trên.

+ Khay 2: Để khay theo mặt phẳng nằm ngang và tưới nước đều hằng ngày.

-Bước 5: Theo dõi và ghi chép lại sự khác nhau về chiều phát triển của rễ giữa các cây trong khay 1 và khay 2 sau 1 tuần.

2.3. Thí nghiệm 3: Chứng minh tính hướng tiếp xúc

Chuẩn bị:

-Dụng cụ: Chậu để trồng cây, giá thể (cành cây khô, cọc gỗ, lưới thép,…)

- Hóa chất: Nước.

- Mẫu vật: Cây thân leo (đậu cô ve, bầu, bí, mướp) đang sinh trưởng, đất ẩm.

Cách tiến hành:

- Bước 1: Trồng ba cây thân leo (mướp/ bí/ bầu) vào ba chậu chứa đất ẩm.

- Bước 2: Cắm sát bên mỗi cây một giá thể (cành cây khô, cọc gỗ, lưới thép,…).

- Bước 3: Đặt chậu cây nơi có đủ ánh sáng và tưới nước hằng ngày.

- Bước 4: Theo dõi và ghi chép hiện tượng xảy ra của các cây này sau 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần.

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Các bước thực hiện thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của cây

3. Ứng dụng cảm ứng của thực vật trong thực tiễn

Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật vào thực tiễn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng:

- Ứng dụng tính hướng sáng: tạo hình cây bon sai, trồng xen canh các cây ưa sáng và ưa bóng để tận dụng triệt để nguồn ánh sáng,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 10)

Ứng dụng tính hướng sáng

- Ứng dụng tính hướng nước: trồng cây thủy sinh, cây gần bờ ao, mương nước,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 11)

Ứng dụng tính hướng nước

+ Ứng dụng tính hướng tiếp xúc: làm giàn cho các cây leo như bầu, bí, mướp,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 12)

Ứng dụng tính hướng tiếp xúc

+ Ứng dụng tính hướng hóa: một số loài cây cần bón phân sát bề mặt đất, một số khác khi bón phân cần đào hố sâu dưới đất,…

Lý thuyết KHTN 7 Chân trời sáng Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7 (ảnh 13)

Ứng dụng tính hướng hóa

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 33: Tập tính ở động vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật, động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá