10 câu Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27 (Chân trời sáng tạo) có đáp án 2024: Trao đổi khí ở sinh vật

1.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 10 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Phần 1. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Câu 1. Ở thực vật, sự vận chuyển khí oxygen vào bên trong khoang chứa khí và vận chuyển khí carbon dioxide ra bên ngoài môi trường thông qua khí khổng sẽ diễn ra vào

A. ban ngày.

B. ban đêm.

C. ban ngày và ban đêm.

D. lúc khí khổng đóng hoàn toàn.

Đáp án đúng là: C

Sự vận chuyển khí oxygen vào bên trong khoang chứa khí và vận chuyển khí carbon dioxide ra bên ngoài môi trường thông qua khí khổng sẽ diễn ra trong quá trình hô hấp. Mà thực vật thực hiện hô hấp suốt ngày đêm.

Câu 2. Trong các nhóm sinh vật dưới đây, nhóm sinh vật nào tiến hành trao đổi khí qua bề mặt cơ thể?

A. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, động vật nguyên sinh.

B. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, côn trùng, cá.

C. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, bò sát, côn trùng.

D. Ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, cá, chim, thú.

Đáp án đúng là: A

- Nhóm sinh vật trao đổi khí qua bề mặt cơ thể là: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, động vật nguyên sinh.

- Côn trùng trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

- Cá hô hấp bằng mang.

- Bò sát, chim, thú trao đổi khí qua phổi.

Câu 3. Cho hình ảnh mô tả đường đi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp ở người sau:

 

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 27 (có đáp án): Trao đổi khí ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

(1), (2), (3) lần lượt là

A. khí quản; thanh quản; phế quản.

B. thanh quản; khí quản; phế quản.

C. phế quản; khí quản; thanh quản.

D. thanh quản; phế quản; khí quản.

Đáp án đúng là: B

Trắc nghiệm KHTN 7 Chân trời sáng tạo Bài 27 (có đáp án): Trao đổi khí ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

Câu 4. Vì sao vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?

A. Vì khi không có ánh sáng, thực vật chỉ thực hiện hô hấp (lấy O2 và thải CO2) dẫn đến trong phòng kín, O2 sẽ cạn kiệt trong khi CO2 tăng lên có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.

B. Vì khi không có ánh sáng, thực vật chỉ thực hiện hô hấp (lấy O2 và CO2) dẫn đến trong phòng kín, O2 và CO2 đều sẽ cạn kiệt có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.

C. Vì trong phòng kín, thực vật chỉ thực hiện quang hợp (lấy O2 và CO2) dẫn đến trong phòng kín, O2 và CO2 đều sẽ cạn kiệt có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.

D. Vì trong phòng kín, thực vật chỉ thực hiện quang hợp (lấy CO2 và thải O2) dẫn đến trong phòng kín, CO2 sẽ cạn kiệt trong khi O2 tăng lên có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí.

Đáp án đúng là: A

Khi không có ánh sáng, thực vật chỉ thực hiện hô hấp (lấy O2 và thải CO2) dẫn đến trong phòng kín, O2 sẽ cạn kiệt trong khi CO2 tăng lên có thể khiến người ngủ trong phòng bị tử vong do ngạt khí. Do đó, vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa.

Câu 5. Khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian cá sẽ chết do

A. da cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.

B. mang cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.

C. túi khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.

D. hệ thống ống khí của cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.

Đáp án đúng là: B

Cá hô hấp bằng mang → Khi bắt cá bỏ lên môi trường trên cạn sau một khoảng thời gian cá sẽ chết do mang cá bị khô khiến cá không thể thực hiện quá trình trao đổi khí.

Câu 6. Sự trao đổi khí ở thực vật diễn ra trong

A. hô hấp.

B. quang hợp.

C. quang hợp và hô hấp.

D. hấp thụ kháng, quang hợp và hô hấp.

Đáp án đúng là: C

Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong cả quá trình hô hấp và quang hợp.

Câu 7. Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế

A. khuếch tán.

B. bão hòa.

C. thẩm thấu.

D. thẩm tách.

Đáp án đúng là: A

Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể sinh vật với môi trường tuân theo cơ chế khuếch tán. Trong đó, các phân tử khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

Câu 8. Cho bảng sau:

Quá trình

Khí lấy vào

Khí thải ra

(1) Hô hấp ở động vật

(a) Khí oxygen

(c) Khí oxygen

(2) Hô hấp ở thực vật

(b) Khí carbon dioxide

(d) Khí carbon dioxide

(3) Quang hợp ở thực vật

Cách ghép nối 3 cột để được các thông tin đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở động vật và thực vật là

A. 1-a,c; 2-a,d; 3-b,d.

B. 1-a,d; 2-a,d; 3-b,c.

C. 1-b,c; 2-a,d; 3-b,d.

D. 1-a,c; 2-b,d; 3-a,c.

Đáp án đúng là: B

- Hô hấp ở động vật lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

- Hô hấp ở thực vật lấy vào khí oxygen và thải ra khí carbon dioxide.

- Quang hợp ở thực vật lấy vào khí carbon dioxide và thải ra khí oxygen.

Câu 9. Trao đổi khí là

A. sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật và môi trường.

B. sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa sinh vật này và sinh vật khác.

C. sự trao đổi khí hyrogen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật và môi trường.

D. sự trao đổi khí hyrogen và khí carbon dioxide giữa sinh vật này và sinh vật khác.

Đáp án đúng là: A

Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật mà môi trường.

Câu 10. Ở thực vật, sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua

A. tế bào biểu mô ở lá cây.

B. tế bào biểu bì của lá cây.

C. tế bào khí khổng ở lá cây.

D. tế bào mô mềm ở lá cây.

Đáp án đúng là: C

Ở thực vật, trao đổi khí với môi trường bên ngoài được thực hiện chủ yếu qua tế bào khí khổng ở lá cây.

Phần 2. Lý thuyết KHTN 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Đang cập nhật...

Xem thêm các bài trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 26: Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Trắc nghiệm KHTN 7 Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước

Đánh giá

0

0 đánh giá