Lý thuyết KTPL 11 Bài 20 (Kết nối tri thức 2024): Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11

2.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

a) Quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Công dân có quyền:

+ Tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin theo quy định của pháp luật được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội;

+ Được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí;

+ Được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống;

+ Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chi và tiếp cận thông tin;....

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Kinh tế Pháp luật 11

b) Nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Công dân có nghĩa vụ:

+ Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;

+ Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;

+ Chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà minh cung cấp;

+ Thông tin trung thực về tinh hình đất nước và thế giới, không làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp;

+ Không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;

+ Không lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí để xâm phạm đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân...

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây nên những hậu quả tiêu cực như:

+ Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lý hành chính nhà nước;

+ Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

+ Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước;

+ Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, danh dự, uy tín, công việc của công dân,...

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Kinh tế Pháp luật 11

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công trong việc thực hiện dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

- Học sinh cần tích cực học tập, tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;

- Tích cực, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những việc làm phù hợp với năng lực, lứa tuổi;

- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin;

- Tham gia tuyên truyền, vận động, giáo dục, giúp đỡ những người xung quanh hiểu và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin | Kinh tế Pháp luật 11

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Câu 1. Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

A. lan truyền bí mật nhà nước.

B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.

C. bịa đặt những thông tin sai sự thật.

D. chia sẻ thông in chưa kiểm chứng.

Đáp án đúng là: B

Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là phát biểu ý kiến trong hội nghị.

Câu 2. Bạn M là sinh viên đại học viết bài đăng báo nhằm chia sẻ kinh nghiệm của lực lượng sinh viên tình nguyện đã có nhiều hoạt động sáng tạo trong chiến dịch "Tiếp sức mùa thi". Bạn M đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?          

A. Tự do ngôn luận.          

B. Thông cáo báo chí.

C. Đối thoại trực tuyến.

D. Kiểm soát truyền thông.

Đáp án đúng là: A

Bạn M đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 3. Đọc tình huống sau và cho biết: người dân xã X đã thực hiện quyền nào của công dân?

Tình huống. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, chính quyền xã X đã có nhiều việc làm tích cực; tuy nhiên, vẫn còn một số cán bộ có việc làm gây dư luận không tốt trong nhân dân. Trước tình hình đó, bà con xã X đã phản ánh với báo chí về tình trạng: cán bộ phụ trách công trình đã không minh bạch trong việc thu chi tiền làm đường của các hộ dân trong xã.

A. Tiếp cận thông tin.

B. Bảo hộ danh dự. 

C. Tự do ngôn luận.

D. Tự do báo chí.

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, người dân xã X đã thực hiện quyền tự do báo chí của công dân.

Câu 4. Chủ thể nào trong tình huống sau đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân?

Tình huống. Chị V và anh K muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng. Hai người đến Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị được cung cấp thông tin về những nội dung này. Sau khi nghe chị V và anh K trình bày về mong muốn của mình, ông T (cán bộ lãnh đạo huyện X) đã từ chối cung cấp thông tin với lý do: đây là những tài liệu mật, không được phép công khai.

A. Chị V và anh K.

B. Ông T và anh K.

C. Ông T và chị V.

D. Ông T, chị V, anh K.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, chị V và anh K đã thực hiện tốt quyền tiếp cận thông tin của công dân (2 người mong muốn tìm hiểu thông tin về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện mình để xây dựng các công trình công cộng).

Câu 5. Ông C viết bài đăng báo ca ngợi lực lượng chức năng đã cùng đồng bào khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Ông C đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Quản trị truyền thông.

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Thông cáo báo chí.

D. Tự do ngôn luận.

Đáp án đúng là: D

Ông C đã thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “………. là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử, hoặc dưới hình thức khác”.

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

Đáp án đúng là: B

Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước dưới hình thức bằng lời nói, văn bản bản điện tử (Facebook, Zalo,...), hoặc dưới hình thức khác.

Câu 7. Công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí – đó là nội dung của quyền nào sau đây?

A. Quyền tự do báo chí.

B. Quyền tự do ngôn luận.

C. Quyền tự do tín ngưỡng.

D. Quyền tiếp cận thông tin.

Đáp án đúng là: A

Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí.

Câu 8. Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân được

A. tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

B. lan tuyền những thông tin, tà liệu liên quan đến bí mật quốc gia.

C. sáng tạo các tác phẩm báo chí, tiếp cận và phản hồi thông tin cho báo chí.

D. tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề của đất nước.

Đáp án đúng là: A

- Quyền tiếp cận thông tin là quyền của công dân tiếp cận các thông tin do cơ quan nhà nước nắm giữ.

Câu 9. Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi nào sau dây?

A. Ủy quyền phát ngôn với báo chí.

B. Phát tán thông tin chưa kiểm chứng.

C. Trình bày tham luận trong hội nghị.

D. Phê phán hệ tư tưởng lỗi thời.

Đáp án đúng là: B

Công dân vi phạm quyền tự do ngôn luận khi có ý thực hiện hành vi phát tán thông tin chưa kiểm chứng.

Câu 10. Bà Q viết bài đăng báo bày tỏ lòng tri ân đối với các nhân viên y tế đã luôn tiên phong trong cuộc chiến phòng, chống dịch COVID-19. Bà Q đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Kiểm soát truyền thông.          

B. Đối thoại trực tuyến.

C. Tự do ngôn luận.          

D. Thông cáo báo chí.

Đáp án đúng là: C

Bà Q đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 11. Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều

A. bị xử phạt hành chính.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. bị phạt cải tạo không giam giữ.

D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Đáp án đúng là: B

Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 12. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin gây nên nhiều hậu quả tiêu cực, ngoại trừ việc

A. Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân.

B. Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự… của công dân.

C. Làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt tù trong mọi trường hợp.

Đáp án đúng là: D

Mọi hành vi vi phạm quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đều bị xử lí theo quy định của pháp luật; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 13. Trong trường hợp sau, anh S đã thực hiện quyền nào của công dân?

Trường hợp. Những năm qua, Trường Trung học phổ thông A có nhiều học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và thi đại học. Anh S (phóng viên) đã về trường phỏng vấn các thầy cô và học sinh để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này.

A. Tiếp cận thông tin.

B. Bảo hộ danh dự. 

C. Tự do ngôn luận.

D. Tự do báo chí.

Đáp án đúng là: D

Anh S đã thực hiện quyền rự do báo chí của công dân.

Câu 14. Anh P thường xuyên viết bài đăng báo ca ngợi những học sinh vượt khó đạt thành tích cao trong học tập. Anh P đã thực hiện quyền nào sau đây của công dân?

A. Đối thoại trực tuyến.              

B. Tự do ngôn luận.

C. Quản trị truyền thông.             

D. Thông cáo báo chí.

Đáp án đúng là: B

Anh P đã thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng trách nhiệm của mỗi công dân khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?

A. Chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà mình cung cấp.

B. Bịa đặt, làm sai lệch nội dung thông tin đã được cung cấp để tăng tính hấp dẫn.

C. Xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

D. Xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đáp án đúng là: A

Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân cần chịu trách nhiệm về những phát biểu, bài viết, thông tin mà minh cung cấp.

Câu 16. Công dân trực tiếp đóng góp ý kiến về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương với đại biểu Quốc hội trong dịp đại biểu tiếp xúc cử tri là thực hiện quyền nào sau đây?

A. Sáng tạo. 

B. Bảo hộ danh dự. 

C. Học tập.  

D. Tự do ngôn luận.

Đáp án đúng là: D

Công dân trực tiếp đóng góp ý kiến về tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương với đại biểu Quốc hội trong dịp đại biểu tiếp xúc cử tri là thực hiện quyền tự do ngôn luận.

Câu 17. Trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân không được

A. trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.

B. tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật.

C. xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

D. Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình cung cấp.

Đáp án đúng là: C

Trong quá trình thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin, công dân không được xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá