Lý thuyết KTPL 11 Bài 19 (Kết nối tri thức 2024): Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân | Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11

3.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin.

- Mọi hành vi tự ý xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều bị nghiêm cấm.

- Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tin của cá nhân chỉ được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân | Kinh tế Pháp luật 11

2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như:

+ Xâm phạm đời sống riêng tư an toàn và bí mật cá nhân của công dân;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, tâm lí, danh dự, nhân phẩm, tiền bạc, học tập, công việc của công dân;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính...

- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân | Kinh tế Pháp luật 11

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

- Học sinh cần tích cực học tập, tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân;

- Tôn trọng quyền của người khác; tôn trọng an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tin của người khác;

- Phê phán, ngăn chặn, tố cáo những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín;

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến nâng cao kiến thức về pháp luật trong cộng đồng và làm gương trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân | Kinh tế Pháp luật 11

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Câu 1. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Khi được chị K nhờ nhận giúp bưu phẩm, anh D rất tò mò nhưng không mở ra xem.

B. Thấy quyển nhật kí của con gái để trên bàn dù rất tò mò nhưng chị V không mở ra đọc.

C. Sau 4 lần giao hàng không thành công, bưu tá đã chuyển lại bưu phẩm cho người gửi.

D. Thấy điện thoại của em trai không cài mật khẩu, anh P đã tự ý mở điện thoại để kiểm tra.

Đáp án đúng là: D

Việc anh P tự ý mở điện thoại của em trai đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Câu 2. Trong tình huống sau, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào?

Tình huống. K, A, V là bạn thân của nhau. Một lần, K và A đến chơi trong lúc V đang ở ngoài quét sân, K thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên rủ A cùng đọc nhật kí.

Câu hỏi: Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Lập tức đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì V viết trong nhật kí.

B. Từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.

C. Bảo K đọc sau đó kể lại cho mình, còn mình thì đứng cảnh giới để tránh V phát hiện.

D. Lập tức từ chối, sau đó mắng K vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho V.

Đáp án đúng là: B

Trong trường hợp này, nếu là bạn A, em nên: từ chối và khuyên K không nên đọc nhật kí của V vì làm vậy là vi phạm pháp luật.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả của việc vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Xâm phạm tới đời sống riêng tư, an toàn và bí mật cá nhân của công dân.

B. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lí, danh dự, nhân phẩm… của công dân.

C. Ảnh hưởng xấu đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lý hành chính.

D. Người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ trong mọi trường hợp.

Đáp án đúng là: D

Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 4. Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều

A. bị xử phạt hành chính.

B. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. bị phạt cải tạo không giam giữ.

D. phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.

Đáp án đúng là: B

Mọi hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

Câu 5. Mỗi cá nhân cần có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

A. Tôn trọng quyền của người khác; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

B. Khuyến khích những hành vi xâm phạm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

C. Tuyệt đối không cho người khác mượn các thiết bị như: điện thoại, máy tính.

D. Tuyệt đối không nhờ người khác nhận giúp thư, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm.

Đáp án đúng là: A

Trong việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân, mỗi cá nhân cần phải: tôn trọng quyền của người khác; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

Câu 6. Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng

A. bảo đảm an toàn và bí mật.      

B. tiến hành sao kê và cất giữ.

C. thực hiện in ấn và phân loại.    

D. chủ động thu thập và lưu trữ.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được cơ quan chức năng bảo đảm an toàn và bí mật.

Câu 7. Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Tính sai cước phí vận chuyển. 

B. Đăng kí tài khoản thư điện tử.

C. Công khai nội dung điện tín.   

D. Từ chối gói cước khuyến mại.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của pháp luật, nhân viên bưu chính vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín điện thoại, điện tín của khách hàng khi tự ý công khai nội dung điện tín.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… của công dân trong trường hợp có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa

A. giấy phép lái xe.

B. hợp đồng dân sự.

C. giấy đăng kí kinh doanh.

D. tài liệu liên quan đến vụ án.

Đáp án đúng là: D

Khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm đó có chứa công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm,… (khoản 2, Điều 192, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Câu 9. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Tình huống. Chị A và chị P cùng làm việc tại phòng kế toán Công ty M. Một hôm, chị A mượn điện thoại của chị P để gọi điện. Trong lúc chị P ra ngoài, chị A đã tự ý đọc tin nhắn nên biết việc chị P dự định chuyển sang công ty khác. Chị A đã chụp lại thông tin này và báo với anh V (trưởng phòng nhân sự của công ty).

A. Chị A.

B. Chị P.

C. Anh V.

D. Chị A và anh V.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, chị A đã có hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Câu 10. Hành vi của bạn L trong tình huống sau đã vi phạm quyền nào của công dân?

Tình huống. L và H là bạn thân của nhau. Một lần, L đến chơi trong lúc H đang ở ngoài quét sân, L thấy cuốn nhật kí để trên bàn học nên L tò mò và mở nhật kí ra xem. Đọc trong nhật kí, L phát hiện H có tình cảm với P – bạn nam học cùng lớp tiếng Anh với H. Lo lắng H vì chuyện tình cảm này mà không chú tâm học tập, L đã liên hệ và yêu cầu P tránh xa bạn mình; đồng thời bí mật báo cho bố mẹ của H biết sự việc.

A. Bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, bạn L đã có hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân (L tự ý đọc nhật kí của H).

Câu 11. Là bạn thân của nhau, nhưng M thấy có một số chuyện T vẫn giữ, không kể lại cho mình nghe. Do đó, M đã tìm tới anh V (kĩ sư công nghệ thông tin), nhờ anh V giúp mình đăng nhập vào tài khoản facebook của T để đọc tin nhắn mà T trao đổi với mọi người. Trong tình huống này, nếu là anh V, em nên lựa chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Đồng ý vì bản thân cũng tò mò, muốn biết những gì T trao đổi trên facebook.

B. Từ chối và khuyên M không nên làm vậy vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

C. Lập tức đồng ý với điều kiện sau khi đọc xong M phải kể lại cho mình nghe.

D. Từ chối, mắng M vì sự thiếu hiểu biết đồng thời thông báo sự việc cho T.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống này, nếu là anh V, em nên: từ chối và khuyên M không nên đăng nhập vào tài khoản facebook của T vì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

Câu 12. Đọc các trường hợp sau và cho biết: chủ thể nào không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?

Trường hợp 1. Bạn V đi ra ngoài nhưng không mang theo điện thoại. Về đến nhà, thấy mẹ đang dùng điện thoại của mình để xem tin nhắn.

Trường hợp 2. Anh T nhắc nhở khách hàng xoá dữ liệu trên máy khi thu mua điện thoại cũ.

Trường hợp 3. Vì muốn biết quan hệ giữa bạn mình là L với một bạn trai khác, nên mỗi lần thấy L nói chuyện qua điện thoại, M lại tìm cách tiếp cận để nghe trộm.

Trường hợp 4. Em gái anh H năm nay vào lớp 10 và được bố mẹ mua tặng một chiếc điện thoại thông minh để tiện liên lạc. Anh H lo lắng em gái bị bạn xấu trên mạng dụ dỗ, lợi dụng nên khi cài đặt điện thoại cho em đã lén đồng bộ tất cả thông tin trên máy vào tài khoản của mình để có thể kiểm tra và ngăn chặn những thông tin xấu.

A. Mẹ bạn V (trong trường hợp 1).

B. Anh T (trong trường hợp 2).

C. Bạn M (trong trường hợp 3).

D. Anh H (trong trường hợp 4).

Đáp án đúng là: B

Hành vi của anh T đã thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân. Việc anh Q nhắc nhở khách hàng xoá dữ liệu trên máy khi thu mua điện thoại cũ sẽ giúp khách hàng tránh được nguy cơ bị lộ những thông tin riêng tư ra ngoài, bảo đảm sự an toàn thông tin của bản thân và tránh được những hậu quả không mong muốn.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá