Lý thuyết KTPL 11 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024): Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân | Lý thuyết Kinh tế Pháp luật 11

2.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Giáo dục Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 9: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KTPL 11.

Lý thuyết KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

A. Lý thuyết KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

a) Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

- Pháp luật Việt Nam đảm bảo sự tự do và an toàn về thân thể cho mỗi công dân, nghiêm cấm các hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác dưới mọi hình thức.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân | Kinh tế Pháp luật 11

b) Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực:

+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm;

+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

+ Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có).

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

a) Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

- Công dân được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.

- Các hành vi xâm phạm trái phép tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân bị nghiêm cấm và xử lý theo quy định của pháp luật.

b) Hậu quả của hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

- Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân gây nên những hậu quả tiêu cực như:

+ Gây tổn hại về sức khỏe (thương tích, tàn tật, sảy thai,...), tính mạng, tâm lý (lo lắng, sợ hãi, rối loạn tâm thần,...), kinh tế, học tập, công việc, danh dự, uy tín của công dân, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

+ Ảnh hưởng đạo đức lối sống;

+ Gây tổn hại đến uy tín của cơ quan nhà nước, ảnh hưởng xấu đến tinh tôn nghiêm của pháp luật...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị kỷ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

- Tích cực, chủ động tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân;

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân | Kinh tế Pháp luật 11

- Có ý thức tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình và của người khác;

- Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân;

- Đấu tranh, phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân đến những người xung quanh.

B. Bài tập trắc nghiệm KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Câu 1. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.

C. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.

Đáp án đúng là: C

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, như:

+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm;

+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 2. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Tình huống. Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương.

A. Anh K.

B. Anh N và anh K.

C. Chị Y.

D. Chị Y và anh K.

Đáp án đúng là: A

Trong trình huống trên, anh K đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân (do anh K có hành vi đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương).

Câu 3. Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.

B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.

C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.

D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.

Đáp án đúng là: A

Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị bắt quả tang (đây là hành vi vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân) => việc ông B khống chế và áp giải anh M lên trụ sở công an là đúng pháp luật.

Câu 4. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe khi

A. thực hiện tố cáo nặc danh.       

B. theo dõi phạm nhân vượt ngục.

C. đánh người gây thương tích.    

D. mạo danh lực lượng chức năng.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe khi đánh người gây thương tích.

Câu 5. Anh B, anh X, anh Y và anh C cùng là bảo vệ tại một nông trường. Một lần, phát hiện anh Y lấy trộm mủ cao su của nông trường đem bán, anh C đã giam anh Y tại nhà kho với mục đích tống tiền và nhờ anh X canh giữ. Ngày hôm sau, anh B đi ngang qua nhà kho, vô tình nhìn thấy anh Y bị giam, trong khi anh X đang ngủ. Anh B định bỏ đi vì sợ liên lụy nhưng anh Y đã đề nghị anh B tìm cách giải cứu mình và hứa sẽ không báo cáo cấp trên việc anh B tổ chức đánh bạc nên anh B đã giải thoát cho anh Y. Những ai sau đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh C, anh X và anh Y.          

B. Anh C và anh X.

C. Anh C và anh Y.          

D. Anh C, anh X và anh B.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, anh C và anh X đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (do đã có hành vi bắt và giam giữ người trái pháp luật).

Câu 6. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. giam, giữ người trái pháp luật.

B. điều tra hiện trường gây án.

C. truy đuổi kẻ gian.         

D. theo dõi nhân chứng.

Đáp án đúng là: A

Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi giam, giữ người trái pháp luật.

Câu 7. Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều

A. bị tuyên án tù chung thân.

B. bị phạt cải tạo không giam giữ.

C. phải chịu trách nhiệm pháp lí.

D. phải tham gia lao động công ích.

Đáp án đúng là: C

Mọi hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí; tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Câu 8. Trong tình huống sau, chủ thể nào không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Tình huống. Do có mâu thuẫn từ việc thanh toán tiền thuê nhà giữa gia đình ông H và anh K, ông H đã khóa trái cửa phòng thuê và giam anh K trong suốt 4 giờ. Anh K gọi điện báo công an đến thì ông H mới mở khóa phòng. Khi anh T (công an phường X) yêu cầu ông H lên phường làm việc thì ông không đi, vì cho rằng mình không làm gì sai phạm.

A. Ông H và anh K.

B. Anh K và anh T.

C. Ông H và anh T.

D. Ông H, anh K và anh T.

Đáp án đúng là: B

Trong tình huống trên, Anh K và anh T không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 9. Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ

A. bị xử lý theo quy định của pháp luật.

B. không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

C. bị phạt tù trong mọi trường hợp vi phạm.

D. bị phạt kỉ luật trong mọi trường hợp vi phạm.

Đáp án đúng là: A

Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật; tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Câu 10. Nghi ngờ anh V tổ chức cho người nhập cảnh trái phép, ông M là công an viên đã đến nhà anh đưa giấy triệu tập, sau đó cùng anh V về trụ sở công an để lấy lời khai. Mặc dù anh V đã cung cấp bằng chứng ngoại phạm nhưng ông M vẫn ép buộc anh V phải ở tại trụ sở hai ngày để phục vụ công tác điều tra. Ông M đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

B. Được pháp luật bảo hộ về danh tính.

C. Được pháp luật bảo hộ về thông tin.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Đáp án đúng là: D

Trong tình huống trên, ông M đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (do ông M đã có hành vi bắt và giam giữ người trái pháp luật).

Câu 11. Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. danh dự, nhân phẩm.              

B. tính mạng, sức khỏe.

C. năng lực thể chất.         

D. tự do thân thể.

Đáp án đúng là: A

Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 12. Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tư cách pháp nhân.

B. hoàn cảnh xuất thân.

C. tính mạng, sức khỏe.

D. thân thế, sự nghiệp.

Đáp án đúng là: C

Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện hành vi đe dọa giết người là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 13. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào đã đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Tình huống. Thôn A có ông K; vợ chồng anh T, chị P; vợ chồng chị X, anh V và con gái là cháu M cùng sinh sống. Vốn có định kiến từ trước nên khi thấy chị P vào nhà mình, chị X cho rằng chị P có mục đích xấu nên đã tri hô và hỗ trợ anh V đánh đuổi chị P. Sau đó ít lâu, bị chị P đưa tin sai sự thật về mình, anh V đã bí mật giam chị tại một ngôi nhà hoang. Qua hai ngày chị P mất tích, anh T phát hiện sự việc nên đã thuê ông K dùng hung khí đe dọa giết anh V buộc anh V phải thả vợ mình. Khi bác sĩ yêu cầu chị P phải nằm viện điều trị do bị sang chấn tâm Ií, anh T bắt cháu M rồi quay và gửi video cảnh cháu ngất xỉu do bị bỏ đói cho anh V để gây sức ép yêu cầu anh V phải trả tiền viện phí cho vợ mình.

A. Anh V và anh T.

B. Anh T và chị X.

C. Chị P, anh V và anh T.

D. Ông K, chị P và anh V.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, anh V và anh T đồng thời vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.

+ Anh V có hành vi: đuổi đánh chị P; giam giữ chị P trái pháp luật

+ Anh T có hành vi thuê ông K dọa giết anh V; giam giữ cháu M trái pháp luật.

Câu 14. Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị

A. bắt giữ khẩn cấp.          

B. xét xử lưu động.

C. tước bỏ nhân quyền.               

D. xử lí theo pháp luật.

Đáp án đúng là: D

Mọi công dân có hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác đều bị bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 15. Trong tình huống dưới đây, chủ thể nào không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Tình huống. Địa bàn X có ông K là trưởng công an xã, anh N là công an xã; anh S, vợ chồng anh T và chị P là người dân. Nhận được tin báo chị P tổ chức đánh bạc tại nhà, ông K cử anh N đến nhà chị P để kiểm tra. Vì chị P kiên quyết không thừa nhận nên anh N đã lớn tiếng xúc phạm chị đồng thời báo cáo tình hình với ông K. Ngay sau đó, ông K trực tiếp đến nhà chị P yêu cầu chị về trụ sở để lấy lời khai. Vào thời điểm đó, anh S đã chứng kiến và quay video toàn bộ sự việc. Vốn có mâu thuẫn với chị P, anh S đăng công khai đoạn video đó lên mạng xã hội đồng thời thêm thắt và bịa đặt nhiều tình tiết khác. Vì có rất nhiều bình luận tiêu cực về mình dưới bài đăng của anh S, chị P đến gặp và yêu cầu anh S gỡ bài đăng trên. Do anh S không đồng ý nên hai bên xảy ra xô xát, anh S vô ý làm chị P bị ngã gãy tay. Biết anh N đã đến nhà và xúc phạm vợ mình, anh T đã tìm gặp yêu cầu anh N công khai xin lỗi nhưng không được đồng ý. Quá bức xúc trước thái độ của anh N, anh T đã đánh anh N; đáp trả lại, anh N đẩy anh T bị ngã gây chấn thương.

A. Ông K.

B. Anh N.

C. Anh S.

D. Anh T.

Đáp án đúng là: A

Trong tình huống trên, ông K không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá