Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 18: Tập tính ở động vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.
Sinh học lớp 11 Bài 18: Tập tính ở động vật
A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Tập tính ở động vật
1. Tập tính là gì?
Tập tính là những hành động của động vật trả lời kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
2. Vai trò của tập tính là gì?
3. Tập tính bẩm sinh là gì?
4. Tập tính học được là gì?
Tập tính học được là tập tính hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, không di truyền được
5. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật là gì?
Sơ đồ tư duy Bài 18: Tập tính ở động vật
B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 18: Tập tính ở động vật
Câu 1: Tập tính động vật là:
A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.
B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.
C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.
D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.
Giải thích: Tập tính động vật là những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển. Khi bị kích thích, động vật thể hiện tập tính, kích thích có thể đến từ bên trong hoặc từ bên ngoài cơ thể chúng.
Câu 2: Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?
A. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.
B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.
C. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày...
D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy
Giải thích: Khi di cư, động vật sống trên cạn định hướng nhờ vào vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình (như dãy núi, bờ biển). Ví dụ: Chim bồ câu định hướng nhờ từ trường trái đất. Cá định hướng nhờ thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy.
Câu 3: Tập tính ở động vật được chia thành các loại
A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp.
B. bẩm sinh, hỗn hợp
C. học được, hỗn hợp.
D. tự nhiên, nhân tạo
Câu 4: Tập tính hỗn hợp ở động vật là:
A. Là trường hợp cơ thể phản ứng trước những hoạt động phức tạp.
B. Là sự phối hợp giữa tập tính bẩm sinh và tập tính thứ sinh, được hình thành khi điều kiện sống thay đổi
C. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính thứ sinh.
D. Là sự phối hợp của nhiều loại tập tính bẩm sinh
Câu 5: Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. bảo vệ lãnh thổ.
Giải thích: Tập tính bảo vệ lãnh thổ là một cá thể hoặc một nhóm động vật kiểm soát, bảo vệ một khu vực sống nhất định chống lại các cá thể khác nhằm mục đích bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản. Trường hợp hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để thông báo cho các con đực khác là tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Câu 6: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa
A. những cá thể cùng loài
B. những cá thể khác loài
C. những cá thể cùng lứa trong loài
D. con với bố mẹ
Đáp án : A
Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra giữa những cá thể cùng loài
Câu 7: Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính:
A. Hỗn hợp
B. Thứ sinh.
C. Bắt mồi
D. Bẩm sinh.
Đáp án : D
Sử dụng thiên địch trong nông nghiệp, là ứng dụng của loại tập tính bẩm sinh.
Câu 8: Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quả trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. Con tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ
A. Là những tập tính học được từ đồng loại
B. Chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
C. Chúng không phân biệt được trứng của mình
D. Chúng không biết ấp trứng
Đáp án : B
Một con ngỗng khi nhìn thấy bất cứ quả trứng nào nằm ngoài tổ sẽ tìm cách lăn nó vào tổ. Con tu hú khi đẻ nhờ vào tổ của các loài chim khác lại cố gắng đẩy trứng của chim chủ nhà ra khỏi tổ. Cả hai hoạt động này đều giống nhau ở chỗ chỉ là những hành động rập khuôn mang tính chất bản năng
Câu 9: Khi một con gấu mon men đến tổ ong lấy mật, rất nhiều ong lính xông ra đốt nó, sau đó ong chết la liệt. Giải thích đúng về sự hi sinh của các con ong lính trong trường hợp này là
A. Ong có tính hung hăng
B. Chúng không biết hậu quả của việc mình làm
C. Hành động này được khởi xướng từ con đầu đàn, còn những con khác bắt chước
D. Do tập tính vị tha
Đáp án : D
Ong thợ hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ tổ là do chúng có tập tính vị tha.
Câu 10: Đâu là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật?
A. Nhện chăng tơ.
B. Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại.
C. Thú con bú sữa mẹ.
D. Hổ săn mồi.
Đáp án : B
Khi nhìn thấy đèn giao thông màu đỏ, những người qua đường dừng lại là tập tính học được (thứ sinh) ở động vật.
Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 17: Cảm ứng ở động vật
Lý thuyết Bài 18: Tập tính ở động vật