Viết bài chia sẻ một việc làm cụ thể của bản thân em liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới

9.7 K

Với giải Vận dụng trang 67 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực

Vận dụng trang 67 KTPL 11: Viết bài chia sẻ một việc làm cụ thể của bản thân em liên quan đến việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình hoặc trong lớp em.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Bài viết tuyên truyền với nội dung “Các thành viên trong gia đình cùng nhau chia sẻ việc nhà”

Từ bao đời nay, người ta vẫn quan niệm việc nhà là việc của phụ nữ. Đó là những công việc vặt vãnh, không tên, nhẹ nhàng, đơn giản, ai làm cũng được. Chính nhiều phụ nữ cũng còn cho rằng chỉ có mình mới làm tốt công việc nội trợ; có một số phụ nữ không khuyến khích nam giới làm mà còn tỏ ra ái ngại khi thấy chồng hoặc con trai làm những công việc nội trợ một cách vụng về. Nam giới ít khi làm việc nhà vì họ nghĩ rằng: Nam giới là trụ cột gia đình nên chỉ làm việc lớn; nam giới làm việc vặt sẽ mất thể diện với mọi người trong gia đình, bạn bè, hàng xóm; trong khi phụ nữ làm việc nhà khéo hơn nam giới; Trách nhiệm của phụ nữ là sinh đẻ, nuôi dạy con gắn với nội trợ trong gia đình; Mẹ nói năng nhẹ nhàng, tình cảm nên để mẹ dạy con tốt hơn còn bố nóng tính, hay quát mắng con làm con dễ sợ và bố chỉ dạy con việc lớn. Do vậy, nam giới không thường xuyên làm việc nhà, họ chỉ làm khi không có người phụ nữ nào giúp; nhưng trong thực tế nam giới cũng có thể làm tốt các công việc như đi chợ, nấu ăn, chăm sóc người già, trẻ con, người ốm, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, chăm sóc, dạy dỗ con.

Cùng nhau chia sẻ việc nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích:

- Đối với người vợ:

Nếu không được người chồng chia sẻ việc nhà thì người vợ phải làm quá nhiều việc nhà, bản thân người vợ phải chịu nhiều thiệt thòi, sức khỏe giảm sút, gầy yếu, nhanh già hơn chồng; có ít thời gian nghỉ ngơi, giải trí; thiếu thời gian học tập nên thiếu kiến thức về mọi mặt; không có thời gian tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, nên thiếu mạnh dạn, tự ti, vị trí xã hội thấp dần; thiếu hiểu biết để cùng chồng bàn bạc các công việc gia đình và xã hội; quan hệ vợ chồng thiếu đồng cảm.

Nếu được người chồng cùng gánh vác công việc gia đình, người vợ sẽ giảm gánh nặng công việc, có thời gian học tập, tham gia hoạt động xã hội để nâng cao kiến thức, mạnh dạn, tự tin trong cuộc sống, địa vị người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội được nâng cao; chị em có thời gian tham gia hoạt động thể dục thể thao rèn luyện sức khoẻ; có thời gian nghỉ ngơi, giải trí làm phong phú đời sống tinh thần, vui vẻ, trẻ lâu và không khí gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

- Đối với con cái:

Khi người bố không chia sẻ công việc gia đình thì quan hệ tình cảm giữa bố và con ít gần gũi, thiếu sự cảm thông; trẻ phát triển không toàn diện vì thiếu sự chăm sóc, dạy dỗ của người bố; trẻ em trai chịu ảnh hưởng của tính gia trưởng và thiếu trách nhiệm; trẻ em gái trở lên tự ti, mặc cảm, an phận.

Khi người bố tham gia nhiều hơn vào việc nhà sẽ mang lại nhiều lợi ích cho con cái; trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh, thông minh, ngoan ngoãn; con cái tự hào về bố, mẹ và gia đình; con học tập gương bố để tự giác làm việc nhà; quan hệ tình cảm bố con gắn bó hơn; trẻ sớm có hiểu biết về bình đẳng giới.

- Đối với người chồng: Người chồng cũng tự hào có gia đình hạnh phúc, vợ đẹp, con khôn; thông cảm hơn với sự vất vả, khó khăn của người vợ; thạo việc gia đình và dạy con làm tốt hơn; là tấm gương tốt cho con noi theo; có uy tín hơn đối với các con.

Do đó:

- Mọi người cần thay đổi quan điểm lạc hậu để nam giới chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc dạy dỗ con. Các thành viên trong gia đình, nhất là phụ nữ cần mạnh dạn khuyến khích, động viên nam giới cùng chia sẻ công việc gia đình.

Nam giới sẽ tích cực chia sẻ việc nhà khi được gia đình, họ hàng, bạn bè, hàng xóm.... đặc biệt là người vợ động viên, khuyến khích.

Nam giới làm việc nhà là việc làm đáng tự hào và có ý nghĩa thiết thực, góp phần vào sự phát triển bền vững của gia đình và xã hội vì nó hỗ trợ phụ nữ có điều kiện tiến bộ và bình đẳng, trẻ em được đảm bảo quyền lợi.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: nam, nữ bình đẳng trong việc

A. thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất.

B. tiếp cận và hưởng thụ các chính sách về giáo dục, đào tạo.

C. tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử Đại biểu Quốc hội.

D. t tiếp cận các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ.

Đáp án đúng là: A

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế là: Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường....

Câu 2. Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong

A. thực hiện quyền lao động.       

B. thực hiện quan hệ giao tiếp.

C. việc chia đều của cải xã hội.    

D. việc san bằng thu nhập cá nhân.

Đáp án đúng là: A

Bất kì người nào đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tìm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thể hiện công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Câu 3. Lao động nam và lao động nữ được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc - đó là quy định pháp luật về bình đẳng giới trên lĩnh vực nào?

A. Chính trị.

B. Văn hóa.

C. Lao động.

D. Giáo dục.

Đáp án đúng là: C

- Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là: Nam, nữ bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác,...

Đánh giá

0

0 đánh giá